XƯƠNG KBNN TỈNH THÁI BÌNH
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại KBNN huyện Kiến Xương KBNNtỉnh Thái Bình
Xuất phát từ những tồn tại của công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Kiến Xương đã được phân tích ở trên; những mục tiêu yêu cầu mà hệ thống KBNN phải quán triệt thực hiện cũng như yêu cầu
đổi mới để đáp ứng được nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội, có các nhóm giải pháp dưới đây.
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách chi thường xuyên NSNN tại KBNN Kiến Xương KBNN tỉnh Thái Bình.
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một bước quan trọng trong quá trình quản lý chi ngân sách, có tác động trực tiếp đến việc sử dụng nguồn vốn ngân sách tại các đơn vị thụ hưởng. Với xu hướng đổi mới công tác quản lý nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát chi thường xuyên NSNN cần được giảm dần các thủ tục, quy trình kiểm soát trước và trong quá trình chi tiêu. Đồng thời chú trọng hơn đến việc kiểm soát sau quá trình chi tiêu. Kiểm soát hiệu quả sử dụng khoản chi NSNN nghĩa là đã gắn kết quả đầu ra của đơn vị với nguồn vốn được phân bổ.
Để tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN thì phải tập trung vào một số hướng sau:
Các cơ chế chính sách là các công cụ mà thông qua đó cơ quan quản lý có thể kiểm kiểm tra, giám sát được chi tiêu của đơn vị, nên phải xây dựng được một hệ thống cơ chế, chính sách đầy đủ rõ ràng và thống nhất, phải đổi mới các định mức cho phù hợp với nhiệm vụ cụ thể. Thực hiện giải pháp này, cần tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn luật cán bộ, công chức, chế độ đào tạo cán bộ, quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cho phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn. Hoàn thiện đề án cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, các văn bản về chức năng nhiệm vụ của bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương để làm căn cứ pháp lý cho các cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Đối với loại hình đơn vị thực hiện khoán biên chế và quỹ lương cũng phải căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể để khoán định mức chi cho con người, không thể nhiệm vụ khác nhau mà mức chi trên đầu người trên năm lại như nhau, mang tính chất “san bằng” như hiện nay. Từ thực tế đó các đơn vị thường so sánh hơn, kém với nhau, nên đã tìm mọi cách lách cơ
chế, vừa gây thất thoát NSNN, vừa gây khó khăn cho KBNN trong kiểm soát chi.
Khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức thường gắn với nhiệm vụ cụ thể nên định mức giữa các đơn vị là khác nhau. Ví dụ định mức sự nghiệp y tế sẽ khác với sự nghiệp môi trường, khác với sự nghiệp giáo dục đào tạo...
Thực tế này chưa được giải quyết dẫn đến các đơn vị thường “làm chứng từ”
để chi thêm cho cán bộ thuộc đơn vị mình cho phù hợp với thực tế, đây là một thực trạng mà Kho bạc rất khó quyết định chi cho đơn vị.
Bên cạnh đó cần quy định chương trình kế toán tại các đơn vị sử dụng NSNN thống nhất một phần mềm tin học, tránh tình trạng mỗi đơn vị làm một cách; có đơn vị thì làm thủ công bằng tay, có đơn vị thì tự mua phần mềm quản lý tài chính, có đơn vị thì được cung cấp bởi cơ quan cấp trên... đồng thời có cơ chế kiểm tra kiểm soát việc sử dụng. Như vậy mới có sự thống nhất và tránh được sai sót trong việc hạch toán kế toán cũng như việc lập báo cáo quyết toán của các đơn vị, thuận lợi cho Kho bạc trong công tác kiểm soát chi NSNN.
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Kiến Xương KBNN tỉnh Thái Bình.
3.2.2.1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Kiến Xương KBNN tỉnh Thái Bình.
Một là, hoàn thiện chức năng tham gia quản lý NSNN trên địa bàn.
Hai là, hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động.
Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KBNN.
KBNN nói chung và KBNN trên địa bàn tỉnh Thái Bình , KBNN huyện Kiến Xương nói riêng tham gia quản lý quỹ NSNN với tư cách là một công cụ trong hệ thống tài chính, chứ không chỉ đơn thuần là cơ quan xuất, nhập quỹ đơn thuần. Để hoàn thiện được chức năng và nhiệm vụ kiểm soát chi thường
xuyên NSNN trên địa bàn của mình thì đòi hỏi hệ thống KBNN trên địa bàn tỉnh Thái Bình phải được giao nhiệm vụ quản lý quỹ và kế toán toàn bộ tài sản, ngân quỹ và lập báo cáo quyết toán NSNN trên địa bàn. Có như vậy mới đảm bảo được số liệu quản lý quỹ trên địa bàn có tính chính xác và tập trung một đầu mối, tránh tình trạng số liệu giữa các cơ quan quản lý có một số liệu riêng. Ngoài ra, cần phải kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động cùng với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao tính chủ động trong nhiệm vụ được giao.
3.2.2.2. Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ Kho bạc Nhà nước huyện Kiến Xương KBNN tỉnh Thái Bình.
Việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KBNN giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, vững về phẩm chất chính trị là điều kiện, là nhân tố quan trọng giúp hệ thống KBNN trên địa bàn tỉnh Thái Bìnhnâng cao năng lực, hoàn thành nhiệm vụ nói chung và hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát chi nói riêng trong tình hình thực hiện Luật NSNN hiện nay. Điều này cũng nhằm đáp ứng chức năng nhiệm vụ của ngành KBNN ngày càng nặng nề, mở rộng và phức tạp.
Để nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ KBNN trong thời gian tới cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Một là, phải tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá cán bộ KBNN huyện Kiến Xương, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo KBNN huyện, và những cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi. Đó phải là những cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn tốt; có trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội, kịp thời nắm bắt các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đồng thời, họ phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc, có tinh thần phục vụ nhân dân tốt... Để đáp ứng những yêu cầu trên, một mặt KBNN phải tiến hành tính toán nhu cầu sử dụng cán
bộ; đánh giá và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức, năng lực tổ chức quản lý... Từ đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công bố trí cán bộ theo đúng yêu cầu công việc và năng lực của từng người. Đồng thời, kiên quyết loại bỏ những cán bộ không có đủ năng lực, trình độ hoặc thoái hoá, biến chất.
Hai là, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức như đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức kinh tế - tài chính, quản lý đầu tư; tổng kết đánh giá kinh nghiệm kiểm soát chi hàng năm... để nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh tế, pháp luật; các đường lối, chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Hàng năm cần tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ KBNN cho tất cả cán bộ nghiệp vụ, để cán bộ củng cố nghiệp vụ cũng như cập nhập kịp thời những thay đổi về chế độ chính sách của Nhà nước. Đồng thời, cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ công chức nhằm nâng cao kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, nâng cao phẩm chất của người công chức phục vụ sự nghiệp của Đảng, của nhân dân.
Ba là, có cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng. Thực hiện khen thưởng, động viên kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc có sáng kiến cải tiến lề lối làm việc, quy trình kiểm soát, thanh toán. Mặt khác, xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm, đặc biệt là những cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế - tài chính gây thất thoát vốn NSNN.
3.2.2.3. Hiện đại hóa công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Kiến Xương.
Hiện đại hóa công nghệ thông tin là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Kiến Xương. Vì vậy, phải xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin KBNN, trong đó lấy hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho
bạc làm xương sống nhằm đáp ứng các yêu cầu cải cách quản lý tài chính - ngân sách; mở rộng các ứng dụng tin học hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ của KBNN theo hướng tập trung và tích hợp với hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc; Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng mục tiêu hiện đại hoá công nghệ thông tin của KBNN; triển khai hệ thống an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin KBNN; thiết lập hệ thống dự phòng khắc phục thảm hoạ;
Tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin, bảo đảm phát triển nhanh và vững chắc; trong đó, đặc biệt quan tâm đến một số yếu tố trong đầu tư, như:
cơ cấu và chất lượng thiết bị, công nghệ thông tin; dự phòng về trang thiết bị;
tăng cường sử dụng các nguồn lực tư vấn phát triển ứng dụng từ bên ngoài theo hướng chuyên nghiệp hoá; Thiết kế và xây dựng các kho dữ liệu về thu, chi ngân sách, quản lý nợ, tài sản và các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN để cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia và phục vụ công tác quản lý, điều hành về tài chính - ngân sách; Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ và chuyên nghiệp vào mọi hoạt động của KBNN, hình thành Kho bạc điện tử.
3.2.3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện phân cấp quản lý, đổi mới hình thức và áp dụng phương thức chi trả thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Kiến Xương KBNN tỉnh Thái Bình.
3.2.3.1. Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước của các cấp trên địa bàn huyện Kiến Xương.
Một là, Phân định quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý.
Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc quản lý, điều hành và sử dụng NSNN theo luật NSNN. Cơ quan Tài chính phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm xây dựng dự toán, thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm tra, giám sát việc chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm phân bổ dự toán cho các
đơn vị trực thuộc kịp thời, chính xác. Khi đó, KBNN tỉnh Thái Bìnhmới thực hiện kiểm soát và thanh toán kịp thời cho các đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo đúng các điều kiện chi theo quy định; đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chi tiêu NSNN theo đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn và trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Hai là, Quy định về trách nhiệm pháp lý và vật chất. Có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm vật chất đối với các cơ quan và người đứng đầu các cơ quan trong việc quản lý và sử dụng ngân sách. Chẳng hạn, có chế tài xử lý cụ thể về việc chậm giao dự toán so với thời gian quy định của Luật NSNN để buộc các cơ quan có thẩm quyền phải giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách ngay từ đầu năm. Hoặc khi phát hiện khoản chi sai chế độ thì thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách cần phải bị xử lý chứ không chỉ đơn thuần là KBNN từ chối thanh toán...
3.2.3.2. Đổi mới hình thức và áp dụng phương thức chi trả thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện Kiến Xương.
Thứ nhất, Đổi mới hình thức chi trả thanh toán.
Lệnh chi tiền: Từng bước chuyển các khoản chi tiền gửi dự toán của khối Đảng, công an, quân đội được cấp phát bằng lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính sang cấp phát bằng dự toán. Chỉ nên áp dụng đối với một số khoản chi như cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội không có quan hệ thường xuyên với NSNN và một số khoản chi khác mang tính đặc biệt.
Ghi thu - ghi chi: Đối với các khoản thu - chi mà đơn vị được để lại quản lý qua NSNN cũng phải được theo dõi qua dự toán, và chỉ áp dụng đối với các khoản thu - chi bằng hiện vật và ngày công lao động.
Thứ hai, Áp dụng phương thức chi trả.
Theo phương thức thanh toán là chi trả cho công việc đã hoàn thành, người cung cấp hàng hóa chỉ nhận được tiền sau khi đã cung cấp đủ hàng hóa, dịch vụ đúng với những cam kết đã thỏa thuận. Còn phương thức cấp tạm ứng là để chi trả cho công việc chưa hoàn thành mà đơn vị phải ra Kho bạc ứng tiền (ứng bằng tiền mặt, ứng bằng chuyển khoản) để chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ, sau đó khi đủ thủ tục thì đơn vị mới ra Kho bạc thanh toán.
Vậy để tránh được rủi ro trong quá trình sử dụng công quỹ, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước xác nhận một cách dễ dàng việc chi thường xuyên NSNN và thúc đẩy những nhà cung cấp sớm hoàn thành công việc theo những cam kết ta nên áp dụng phương thức cấp thanh toán đồng thời hạn chế áp dụng phương thức cấp tạm ứng.
3.2.4. Nhóm giải pháp phụ trợ.
3.2.4.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách
KBNN Kiến Xương cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan thông tin tuyên truyền đại chúng để tiến hành soạn thảo, phổ biến rộng rãi các tài liệu, lập trang Web trên mạng Internet, thiết lập đường dây để giải thích, tuyên truyền cho đơn vị sử dụng NSNN biết được đầy đủ và tường tận về chế độ, chính sách của Nhà nước.
Ngoài ra, KBNN cần phối hợp với cơ quan Tài chính tổ chức hội nghị khách hàng thường niên để nắm bắt được những khó khăn vướng mắc của đơn vị trong quá trình sử dụng thường xuyên NSNN, qua đó phản ánh kịp thời lên cơ quan quản lý cấp trên để có những sửa đổi, bổ sung nhằm làm cho cơ chế, chính sách chi thường xuyên NSNN ngày càng hoàn thiện, từ đó những khoản chi tiêu ngày càng tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích.
3.2.4.2. Tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện quy chế thưởng phạt trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
Về cơ sở vật chất, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho cán bộ làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Đảm bảo các thiết bị chuyên ngành như máy tính, máy in, hệ thống trụ sở và các phương tiện khác, bảo đảm yêu cầu chi hiện tại và yêu cầu hiện đại hoá công nghệ chi NSNN.
Về chế độ thưởng phạt, cần có chế độ thưởng, phạt đối với cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của người kiểm soát chi.
3.2.4.3. Tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp và sự phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước, cơ quan Tài chính và các ngành hữu quan
Chính quyền các cấp cần coi chi thường xuyên NSNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện, từ đó có các biện pháp hỗ trợ thiết thực cho công tác này về mặt con người và cơ sở vật chất. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở các cơ quan có liên quan tổ chức công tác quản lý chi thường xuyên NSNN.
KBNN trên địa bàn, cơ quan Tài chính cần tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc theo dõi dự toán được cấp, đối chiếu chính xác số dự toán cấp, số đã chi của đơn vị, số dự toán. Từ đó có biện pháp chỉ đạo đơn vị thực hiện đúng Luật.
Khẩn trương, phối hợp chặt chẽ với các ngành địa phương triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng sau khi Quốc hội thông qua nhằm chuyển biến về quản lý sử dụng hiệu quả NSNN và tài sản Nhà nước.
3.2.4.4. Tăng cường công tác tự kiểm tra tại Kho bạc Nhà nước huyện Kiến Xương.
Công tác tự kiểm tra nhằm đánh giá tình hình chấp hành của KBNN đối với các quy chế do ngành đề ra. Nó giúp cho đội ngũ cán bộ luôn ý thức trách