Kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoan thien cong tac kiem soat chi thuong xuyen qua kho bac nha nuoc kien xuong thai binh (Trang 101 - 106)

XƯƠNG KBNN TỈNH THÁI BÌNH

3.3. Kiến nghị hoàn thiện

Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN là một quy trình nhiều đối tượng tham gia và có liên quan đến nhiều yếu tố, các bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau, nếu một bộ phận có vấn đề thì cả quy trình sẽ bị ảnh hưởng. Để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Kiến Xương có chất lượng và hiệu quả đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đề ra, dưới giác độ là cán bộ KBNN thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này tôi xin có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, tiếp tục bổ sung, sửa đổi Luật NSNN nhằm đảm bảo tính khoa học, hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.

Trong đó có thể cho phép các đơn vị được lập dự toán theo kết quả đầu ra, thay vì theo kết quả đầu vào như hiện nay.

Khi xây dựng Luật NSNN chỉ nên xây dựng chung, có tính nguyên tắc;

đảm bảo có tính ổn định lâu dài; còn những vấn đề cụ thể như mang tính định lượng, đặc biệt nội dung cụ thể như nhiệm vụ chi ngân sách, phương án xây

dựng dự toán, hình thức cấp phát, thanh toán và quyết toán NSNN... nên đưa vào bộ luật NSNN thường niên. Như vậy, báo cáo quyết toán NSNN hàng năm cũng là một đạo Luật, theo đó việc bổ sung, sửa đổi những vấn đề có liên quan đến quá trình lập, chấp hành quyết toán NSNN sẽ diễn ra thường xuyên, hàng năm theo Luật định. Việc này sẽ không còn quan niệm là thay đổi Luật NSNN nữa; giành thời gian cho Quốc hội và chính phủ nghiên cứu những vấn đề lớn, có tính ổn định, lâu dài.

Thứ hai, cần ban hành đồng bộ và kịp thời các bộ Luật và các văn bản hướng dẫn Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong quá trình thực hiện cũng như việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Thứ ba, hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN theo hướng đảm bảo chủ động của các cấp chính quyền địa phương, tránh việc lạm dụng trong sử dụng nguồn lực, khai thác cạn kiệt tài nguyên. Cần nghiên cứu xoá bỏ việc lồng ghép giữa các cấp ngân sách, từ đó tăng cường trách nhiệm, quyền hạn tính chủ động của chính quyền địa phương các cấp và điều này dẫn đến hiệu quả của việc sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả tăng cường trách nhiệm giải trình của các cấp.

Thứ tư, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên NSNN, định mức phân bổ ngân sách để đảm bảo đặc thù của vùng miền, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, chống xa rời thực tiễn, đảm bảo thực hiện, dễ kiểm tra, kiểm soát.

Để xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên NSNN là công việc khó khăn và phức tạp. Cho đến nay, hệ thống tiêu chuẩn định mức chi thường xuyên NSNN cho từng công việc, từng đối tượng vẫn chưa được xác định một cách cụ thể và thống nhất. Hiện tại, cần sớm quy định và thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của những lĩnh vực phổ biến, như mua sắm, sửa chữa, chi phí hội nghị, liên hoan, tổng kết, đại hội, tiếp khách.... Đối

với những khoản chi chưa có tiêu chuẩn định mức nên áp dụng phương pháp quản lý theo kết quả đầu ra.

Thứ năm, hoàn thiện hệ thống kế toán ngân sách từ cơ quan quản lý ngân sách, cơ quan quản lý quỹ ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách. Đặc biệt công tác kế toán NSNN xứng tầm với vị trí, vai trò của nó để phục vụ quản lý ngân sách, kiểm toán ngân sách cũng như quyết toán ngân sách. Để hoàn thiện hệ thống kế toán cần phải nghiên cứu để thiết kế phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của công tác báo cáo và thiết kế theo hướng thống nhất giữa kế toán quỹ ngân sách, kế toán ở các cấp ngân sách, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách. Phương án tối ưu là ban hành một chế độ kế toán Nhà nước thống nhất để áp dụng đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý ngân sách, quản lý quỹ ngân sách và đơn vị chi tiêu ngân sách. Ngoài ra, hệ thống kế toán được thiết kế phải hạch toán đầy đủ các chỉ tiêu cần báo cáo, nhất là đối với các chỉ tiêu cần kế toán dồn tích như các khoản nợ, tài sản hình thành tại các đơn vị sử dụng ngân sách.

Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát, kiểm toán NSNN.

Cần xem xét, hoàn thiện để đảm bảo rằng NSNN được kiểm soát chặt chẽ nhưng tránh phiền hà cho đơn vị sử dụng NSNN và cơ quan quản lý NSNN.

KBNN cần hoàn thiện các quy trình, chuẩn mực, xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu… Hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Cơ chế hoạt động thanh tra thường xuyên đối với công tác quản lý tài chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành, thanh tra chính phủ và hoạt động của KBNN cũng cần được xem xét, đánh giá lại khi tiến hành cải cách ngân sách ở Việt Nam.

Thứ bảy, Nâng cao chất lượng của dự toán chi thường xuyên NSNN, cụ thể: Dự toán chi thường xuyên NSNN phải được xây dựng từ cơ sở, bảo đảm phản ánh được dự toán chi của từng chương trình, vừa phản ánh đầy đủ

nguồn vốn và không trùng lắp. Đồng thời dự toán chi thường xuyên phải được xây dựng trên cơ sở những phân tích, đánh giá hiệu quả của từng khoản chi.

Từng bước mở rộng nội dung chi thuộc diện phải lập dự toán chi tiết, thu hẹp dần những mục thuộc diện giao khoán. Tiến tới mọi khoản chi NSNN đều phải chi tiết trước, trong dự toán và đúng chế độ, tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

Xác lập, xây dựng quy trình và thời gian lập, duyệt và phân bổ NSNN ở các cơ quan đơn vị. Tất cả các cơ quan, đơn vị đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu và thời gian đặt ra. Để quá trình kiểm soát chi thuận lợi, thì việc lập, duyệt và phân bổ NSNN cho đến từng đơn vị thụ hưởng phải được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, công khai, bảo đảm các đơn vị sử dụng NSNN có dự toán chi NSNN ngày từ đầu năm.

Thứ tám, xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại, bảo đảm thanh toán mọi khoản thu, chi của NSNN và các đơn vị giao dịch được an toàn, nhanh chóng và kịp thời, chính xác; giảm dần các giao dịch bằng tiền mặt tại KBNN. Khi đó hoạt động kiểm soát chi của KBNN sẽ góp tích cực hơn nữa trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của Nhà nước, minh bạch hoá sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế.

Thứ chín, từng bước thực hiện quản lý, kiểm soát chi thường xuyên theo kết quả đầu ra, theo phương thức cấp phát này thì Nhà nước không can thiệp sâu vào việc sử dụng khoản chi NSNN đó như thế nào, việc đó giao toàn quyền cho thủ trưởng các đơn vị quyết định. Nhà nước chỉ quan tâm tới hiệu quả, chương trình đó đem lại kết quả thế nào từ nguồn vốn NSNN.

Thứ mười, tiếp tục thực hiện dự án cải cách tài chính công.

Dự án Tabmis là một cấu phần quan trọng trong dự án cải cách quản lý tài chính công. Dự án này đã thực hiện trên toàn hệ thống KBNN, đạt được kết quả tốt theo từng giai đoạn, KBNN cần có những bước đi một cách thận

trọng, vững chắc. Khi đưa dự án này vào làm công cụ quản lý trong lĩnh vực tài chính Ngân sách, nó đem lại những hiệu quả to lớn.

Thứ mười một, tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương cho cán bộ, công nhân viên chức

Tiền lương là nguồn thu nhập chính đối với mỗi cán bộ công nhân viên chức. Trong những năm gần đây tuy Chính phủ đã thực hiện nhiều lần cải cách chính sách tiền lương nhưng ở mức thấp, thực tế cho thấy tiền lương vẫn không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cán bộ công nhân viên chức. Vì vậy, các đơn vị sử dụng NSNN đã tìm mọi cách lách Luật nhằm bổ sung thu nhập cho cán bộ, do vậy việc kiểm soát tại Kho bạc luôn gặp khó khăn. Nên chính phủ phải có một chính sách cải cách tiền lương phù hợp với thực tiễn nền kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

Thứ mười hai, xây dựng trung tâm cung cấp dịch vụ công

Xây dựng trung tâm cung cấp hàng hoá công: Thực tiễn cho thấy tại mỗi địa phương khác nhau cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ giống nhau thì lại có giá cả khác nhau. Do đó, hàng hoá tại các đơn vị sử dụng ngân sách mua về có sự khác biệt lớn về giá, gây lãng phí và khó kiểm soát của các cơ quan chức năng. Cho nên, cần hình thành trung tâm cung cấp hàng hoá công đảm bảo giá cả hàng hoá được quản lý chung trên toàn quốc.

Xây dựng trung tâm cung cấp dịch vụ xe công: Hàng năm, nhà nước phải chi ra một khoản tiền rất lớn để các đơn vị sử dụng NSNN mua sắm ô tô.

Vì vậy, số lượng ô tô tại cơ quan Nhà nước thì nhiều, nhưng hiệu quả sử dụng ô tô công tại các đơn vị này không cao, nhiều khi sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng, sử dụng cho công việc riêng mà không phải việc công.

Từ đó gây lãng phí NSNN để mua xe và trả lương cho đội ngũ lái xe, lãng phí sử dụng xe vì không đúng mục đích. Do đó phải hình thành một trung tâm cung cấp dịch vụ xe công (là đơn vị sự nghiệp có thu): Trung tâm này vừa

cung cấp dịch vụ xe ô tô công cho các cơ quan Nhà nước trong giờ hành chính và ngoài giờ cung cấp như dịch vụ taxi…

Một phần của tài liệu Hoan thien cong tac kiem soat chi thuong xuyen qua kho bac nha nuoc kien xuong thai binh (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)