CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.5. Nghiên cứu sơ bộ
Mặc dù đã được công thang đo của các tác giả trên tuy nhiên trong nghiên cứu này đòi hỏi phải có những hiệu chỉnh, bổ sung các thành phần khi áp dụng đối với tình hình hoạt động của các ngân hàng tại địa bàn tỉnh Bình Phước. Do đó, bước đầu tiên của nghiên cứu là hiệu chỉnh thang đo được sử dụng bằng phương pháp thảo luận nhóm. Trong phần thảo luận nhóm, tác giả chọn ngẫu nhiên 8 khách hàng thoã mãn yêu cầu được đề cập trong phần trước và người điều khiển buổi thảo luận chính là tác giả. Ban đầu tác giả hỏi những yếu tố tác động đến quyết định chọn gửi tiền tại các ngân hàng thương mại, quá trình này được lặp lại cho đến khi hết các ý kiến mới. Kết quả cho thấy các ý kiến trong thang đo ban đầu đều có sự nhất trí cao của khách hàng.
Và các thang đo này được sử dụng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ tiếp theo.
1.5.2. Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện đối với bảng câu hỏi được hoàn chỉnh sau nghiên cứu định tính sơ bộ.
Khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng
Quy trình, thủ tục giao dịch của ngân hàng
Kỹ năng, tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng
Thương hiệu của ngân hàng Cơ sở vật chất của ngân hàng Chất lượng sản phẩm huy động
của ngân hàng
1.5.2.1. Phân tích nhân tố (EFA)
Dưới đây là kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ với số mẫu là 87 mẫu.
Đối với nhóm biến độc lập
Bảng 1.1-Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập.
Nhân tố Biến
đo lường
1 2 3 4 5
CLSP2 .929
CLSP4 .921
CLSP1 .861
CLSP3 .751
CSVC2 .912
CSVC1 .900
CSVC4 .804
CSVC3 .732
NV2 .928
NV1 .838
NV3 .697
NV4 .604
QT3 .810
QT2 .790
QT1 .769
TH1 .864
TH2 .849
TH3 .700
KMO 0.672
Phương sai trích 79.191
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp do tác giả thu thập được)
Kết quả KMO cho thấy giá trị này bằng 0.672, trong khi yêu cầu của giá trị này để phân tích nhân tố phù hợp là lớn hơn 0.5. Ngoài ra kiểm định Bartlett Test có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, kết quả trên cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp
Bảng kết quả phương sai trích, ta nhận thấy với các biến quan sát ban đầu sau khi phân tích nhân tố thì tại giá trị eigenvalue > 1 có tất cả 5 nhân tố được hình thành.
Và kết quả giá trị cộng dồn cumulative % = 79.191 cho biết rằng 79.191 % biến thiên của dữ liệu nghiên cứu được giải thích bởi 5 nhân tố mới của mô hình trên. Đây cũng là kết quả khá tốt, thông thường với phân tích nhân tố thì phương sai trích trên 50% là chấp nhận được
Đối với nhóm biến phụ thuộc
Bảng 1.2-Kết quả phân tích nhân tố các biến phụ thuộc.
Biến đo lường Hệ số
HDV3 .932
HDV2 .820
HDV1 .816
KMO 0.606
Phương sai trích 73.564
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp do tác giả thu thập được)
Phân tích tương tự, ta nhận thấy kết quả phân tích nhân tố đối với 3 biến phụ thuộc cho thấy giá trị KMO và kiểm định Bartlett Test đều đạt yêu cầu nên phân tích nhân tố phù hợp. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 1 nhân tố được thành lập và nhân tố này giải thích được 73.564% biến thiên của dữ liệu.
1.5.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach alpha)
Sau khi kiểm định EFA tác giả thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo từ các nhân tố sau khi phân tích nhân tố.
Bảng 1.3-Bảng tổng hợp hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố.
Nhân tố Cronbach’s alpha
Chất lượng sản phẩm huy động của ngân hàng 0,922
Cơ sở vật chất của ngân hàng 0,896
Kỹ năng, tác phong làm việc nhân viên ngân hàng 0,853 Quy trình, thủ tục giao dịch của ngân hàng 0,783
Thương hiệu của ngân hàng 0,779
Huy động vốn 0,818
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp do tác giả thu thập được)
Kết quả phân tích cho thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach’s alpha biến tổng khá cao, đồng thời hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường đều lớn hơn 0,3 và đạt yêu cầu. Vì vậy, các thang đo trên đạt được độ tin cậy cao và tác giả sử dụng các thang đo này cho các nghiên cứu tiếp theo.
Như vậy, từ kết quả trên ta nhận thấy tất cả các biến quan sát sau khi phân tích nhân tố đều gom chung thành các nhân tố giống ban đầu và không có sự thay đổi nào về số lượng biến cũng như nội dung thang đo. Kết quả kiểm định thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy. Vì vậy, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu vẫn được giữ nguyên và không có thay đổi so với mô hình đề xuất.
Qua kết quả phân tích cho thấy các thang đo không có bất kỳ sự thay đổi nào nên các giả thuyết và mô hình cũng không có sự thay đổi, vì vậy tác giả rút ra mô hình nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu chính thức như sau:
Hình 1.2-Mô hình nghiên cứu chính thức.
(H2) (H1) (H3)
(H4) (H5)
(Nguồn: Tác giả) Kết luận chương 1
Nội dung Chương 1 đề cập đến các khái niệm cơ bản về NHTM, cách phân loại các NHTM theo một số tiêu chí khác nhau và các loại nghiệp vụ của NHTM. Trong đó đặc biệt đề cập đến nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM, bao gồm các nội dung về tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn đối với cả NHTM, khách hàng và nền kinh tế; các phương thức huy động vốn của các NHTM.
Đề cập đến một số nghiên cứu trước đây về đề tài huy động vốn, đưa ra những nhận xét, đánh giá về những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các NHTM ở nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm: những yếu tố từ phía môi trường kinh tế-xã hội, những yếu tố từ phía khách hàng và những yếu tố từ chính bản thân các NHTM.
Ngoài ra, nội dung chương này tác giả đưa ra các nghiên cứu trước đây và thực hiện nghiên cứu định lượng và định tính sơ bộ nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu và một số giả thuyết về các nhân tố chủ quan từ phía các NHTM có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân.
Khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng
Quy trình, thủ tục giao dịch của ngân hàng
Kỹ năng, tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng
Thương hiệu của ngân hàng Cơ sở vật chất của ngân hàng Chất lượng sản phẩm huy động
của ngân hàng