CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.4. Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng
2.4.2. Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Phước 6 tháng đầu năm 2013
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Chi nhánh NHNN tỉnh tập trung triển khai thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ thị trường trên địa bàn theo
Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013.
Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2012/NĐ-CP của Chính Phủ, Thông tư số 14/2010/TT- NHNN của NHNN gắn với việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Thực hiện công tác quản lý ngoại hối, vàng theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ, Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của NHNN về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng như văn bản số 2750/UBND- KTTH ngày 16/8/2012 của UBND tỉnh.
Chấp hành nghiêm túc các quy định về lãi suất huy động và cho vay, giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính Phủ và NHNN tại từng thời kỳ.
Công tác phát triển mạng lưới hoạt động: Tiếp tục triển khai thực hiện công tác mở rộng mạng lưới hoạt động: Trong 6 tháng qua, Chi nhánh NHNN tỉnh xác nhận mở 1 máy ATM của NHTMCP Á Châu Chi nhánh Bình Phước; xác nhận thay đổi địa điểm phòng dao dịch Phước Long NHTMCP Sài Gòn Thương Tín; chấp thuận cho phòng giao dịch Chơn Thành NHTMCP Á Châu Chi nhánh tỉnh Bình Phước khai trương hoạt động theo kết luận số 8160/KL-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 12/12/2012. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn có 17 TCTD trực thuộc NHNN tỉnh với 32 Chi nhánh, 44 Phòng giao dịch và 85 điểm ATM.
Công tác điều hoà tiền mặt và an toàn kho quỹ: NHNN tỉnh và các TCTD trên địa bàn thực hiện tốt công tác quản lý, điều hòa lưu thông tiền mặt; đáp ứng tốt nhu cầu tiền mặt cả về số lượng cũng như cơ cấu các loại tiền phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Tổng thu tiền mặt 6 tháng đầu năm ước là 58.700 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt 6 tháng đầu năm ước là 58.600 tỷ đồng. Thực hiện việc thu đổi các
loại tiền cotton mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng; thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo Quyết định số 24/2008/QĐ-NHNN nhằm làm sạch, đẹp đồng tiền khi đưa ra lưu thông.
Chi nhánh NHNN tỉnh cũng như các TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra canh gác, bảo vệ, phân công bảo vệ trực trụ sở 24/24 giờ trong ngày;
phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ an toàn trụ sở, tài sản cơ quan; tăng cường công tác bảo vệ vào dịp lễ, tết; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ an toàn kho quỹ, không có hiện tượng thiếu, mất quỹ xảy ra.
Về hoạt động cho vay: Đến cuối tháng 6/2013, tổng dư nợ cho vay ước đạt 19.500 tỷ đồng (bao gồm cả dư nợ của Ngân hàng Phát triển), tăng 3.553 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 22,28%; so với cùng kỳ tăng 3.639 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 22,94%. Trong đó: Cho vay ngắn hạn chiếm 70,41%, cho vay trung, dài hạn chiếm 29,59% trên tổng dư nợ cho vay; Cho vay nội tệ chiếm 88,21%, cho vay ngoại tệ chiếm 11,79% trên tổng dư nợ cho vay;
Theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Chỉ thị số 01/CT-NHNN. Các TCTD trên địa bàn đã thực hiện mở rộng tín dụng hiệu quả, dư nợ tín dụng tăng 22,94% so với cùng kỳ năm 2012, so với đầu năm tăng 22,28%; ưu tiên tập trung vốn đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, dư nợ ước đạt 6.450 tỷ đồng, tăng 1,68% so với cuối năm 2012, chiếm 34,86%/tổng dư nợ tín dụng; dư nợ cho vay doanh nghiệp ước là 6.250 tỷ đồng với 800 doanh nghiệp còn dư nợ, chiếm 36,53%/dư nợ tín dụng của NHTM, tăng 26,16% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là 4.680 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 75,00%/dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 1,96% so với cuối năm 2012 (cuối năm 2012 là 4.590 tỷ đồng).
Ngoài ra các TCTD còn quan tâm đầu tư vào các ngành điều, tiêu, cà phê, cao su là những ngành có ưu thế tại địa phương. Cho vay trồng, chăm sóc thu mua, chế biến, xuất khẩu điều, tiêu, cà phê, cao su ước đạt 9.200 tỷ đồng, tăng 688 tỷ đồng so với quý 1/2013, tỷ lệ tăng 8,08%; so với cuối năm 2012 tăng 2.094 tỷ đồng, tỷ lệ tăng
29,47%, chiếm tỷ lệ gần 50,00% dư nợ toàn địa bàn; cho vay xuất khẩu cao su ước đạt 26 tỷ đồng, tăng 9,5 tỷ đồng so với 31/12/2012, tỷ lệ tăng 57,58%; cho vay xuất khẩu ngành điều ước 146 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng so với 31/12/2012, tỷ lệ giảm 29,12%.
Về giải quyết nợ xấu: Nợ xấu của các TCTD trên địa bàn có chiều hướng tăng từ quý 2/2012 và đến cuối tháng 12/2012 ở mức 2,27% (cuối năm 2012 tăng 0,58% so với đầu năm). Những tháng đầu năm 2013, các TCTD trên địa bàn đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu gia tăng, chủ động xử lý nợ xấu thông qua dự phòng rủi ro, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo và các hình thức xử lý nợ xấu khác theo quy định của pháp luật...đến thời điểm hiện nay nợ xấu đã giảm xuống còn tỷ lệ khoảng 2%/ tổng dư nợ toàn địa bàn.
Công tác thanh toán không dùng tiền mặt: Triển khai các nội dung, quy định của NHNN tại Thông tư số 35/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa và Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động và các văn bản có liên quan của NHNN Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn có 85 máy ATM, 26 máy EDC, 77 máy POS; tổng số đơn vị trả lương qua tài khoản là 882 đơn vị với 31.698 người nhận lương qua tài khoản; tổng sổ thẻ phát hành 244.635 thẻ. Các NHTM trên địa bàn luôn đảm bảo hệ thống ATM hoạt động thông suốt, an toàn, ổn định, không để các sự cố lớn xảy ra, đảm bảo nhu cầu rút tiền của người dân trên địa bàn tại hệ thống các máy ATM.
Công tác giám sát từ xa: Duy trì giám sát từ xa đối với hoạt động của các TCTD trên địa bàn. Giám sát các chỉ số về tăng trưởng tín dụng, cơ cấu nợ, chất lượng tín dụng..., thực hiện phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá mức độ an toàn; cảnh báo sớm các chỉ tiêu có biến động bất thường để các TCTD kịp thời có biện pháp ngăn ngừa rủi ro.
Công tác thanh tra trực tiếp: Tiến hành thanh tra trực tiếp Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Lộc Ninh. Kết quả thanh tra:
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Phú Riềng: Còn một số tồn tại trong việc thực hiện lãi suất huy động, lãi suất cho vay; trong việc phân loại nợ ,trích lập dự phòng xử lý rủi ro và việc chấp hành tỷ giá mua-bán ngoại tệ. Cụ thể: đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc quy định về lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Thông tư số 02/2011/TT-NHNN; áp dụng mức lãi suất cho vay vượt mức lãi suất quy định tại Thông tư số 14/2012/TT-NHNN; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với một số trường hợp chưa đúng quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN; trong một số trường hợp, đơn vị chấp hành chưa đúng tỷ giá mua-bán ngoại tệ theo quy định tại Quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày 11/2/2011 của Thống đốc NHNN.
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Lộc Ninh: Còn một số tồn tại trong hoạt động cho vay, trong hạch toán kế toán, trong việc chấp hành các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
Công tác quản lý ngoại hối: Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Chi nhánh đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện quản lý mạng lưới kinh doanh vàng trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN của NHNN (công văn số 61/NHNN-BPH5 ngày 16/01/2013).
Chi nhánh đã tiến hành kiểm tra, tham mưu cho NHNN Việt Nam cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với 6 chi nhánh TCTD, 1 doanh nghiệp trên địa bàn; Đồng thời đã báo cáo UBND tỉnh và thông báo công khai rộng rãi tên, địa điểm 18 điểm giao dịch của các TCTD đã được NHNN Việt Nam cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mua, bán vàng miếng. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có 19 điểm được phép kinh doanh mua, bán vàng miếng ở địa bàn
các huyện thị, tạo điều liện thuận lợi cho hoạt động mua, bán vàng của doanh nghiệp và người dân.
Các ngân hàng, doanh nghiệp được phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện niêm yết công khai có chứng thực giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
niêm yết giá mua, bán và chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ trong mua, bán theo quy định.