CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
3.5. Phân tích tương quan và hồi quy
3.5.2. Phân tích hồi quy
3.5.2.2. Mô hình hồi quy
Bảng 3.21-Bảng kết quả phân tích sự biến thiên của mô hình hồi quy.
Khái quát mô hình R R bình
phương
R bình phương hiệu chỉnh Sai số ước lượng
.808a .653 .644 .42827
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp do tác giả thu thập được)
Từ kết quả phân tích mô hình hồi quy ở bảng 3.21 ta có, mô hình hồi quy có R2
= 0,644. Điều này cho thấy, mô hình hồi quy có độ thích hợp là 64,4% hay mô hình hồi quy giải thích được 64,4% sự biến thiên khả năng huy động vốn khách hàng cá
nhân của NHTM. Sự biến thiên này được giải thích bởi 5 biến độc lập là chất lượng sản phẩm huy động; cơ sở vật chất; kỹ năng, tác phong làm việc của nhân viên; quy trình, thủ tục giao dịch và thương hiệu của các NHTM.
3.5.2.3. Sự thích hợp của mô hình hồi quy
Bảng 3.22-Bảng kết quả phân tích sự thích hợp của mô hình hồi quy.
ANOVAa Các chỉ
tiêu Sự
thích hợp
Tổng bình phương
df Trung bình bình phương
F Sig.
Hồi quy 66.616 5 13.323 72.641 .000b
Phần dư 35.398 193 .183
Tổng 102.014 198
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp do tác giả thu thập được)
Căn cứ bảng kết quả phân tích 3.22 ta có giá trị Sig = 0,00, chứng minh rằng mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp với số liệu thu thập được, và các biến đưa vào mô hình này đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%.
3.5.2.4. Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy Bảng 3.23-Bảng kết quả phân tích hệ số hồi quy.
Các chỉ tiêu
Biến độc lập
Hệ số chưa chuẩn hoá
Hệ số chuẩn hoá
t Sig. Tương quan Thống kê đa cộng tuyến
B Độ lệch chuẩn
Beta Zero-
order
Partial Part Tolera nce
VIF
Hằng số -.051 .175 -.294 .769
CLSP .240 .039 .294 6.104 .000 .556 .402 .259 .775 1.290 CSVC .088 .042 .105 2.111 .036 .462 .150 .090 .726 1.378 NV .275 .056 .258 4.880 .000 .595 .331 .207 .642 1.558 QT .085 .040 .105 2.117 .036 .459 .151 .090 .738 1.356 TH .330 .042 .378 7.880 .000 .633 .493 .334 .782 1.280
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp do tác giả thu thập được)
Kết quả phân tích tương quan cho thấy 5 biến độc lập như: chất lượng sản phẩm huy động; cơ sở vật chất; kỹ năng, tác phong làm việc nhân viên; quy trình, thủ tục giao dịch và thương hiệu của ngân hàng đều có giá trị Sig = 0,00 <0,05 nên có mối tương quan rất chặt chẽ với nhau và tất cả các biến này đều có ảnh hưởng ý nghĩa với biến phụ thuộc là khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của NHTM.
Từ bảng kết quả phân tích hồi quy, mối quan hệ giữa 5 biến độc lập nói trên và biến phụ thuộc (khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của NHTM) được mô tả qua phương trình như sau:
Khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng = 0,294 x Chất lượng sản phẩm huy động của ngân hàng + 0,105 x Cơ sở vật chất của ngân hàng +
0,258 x Kỹ năng, tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng + 0,105 x Quy trình, thủ tục giao dịch của ngân hàng + 0,378 x Thương hiệu của ngân hàng.
Vì tất cả hệ số hồi quy Beta đều lớn hơn 0 nên 5 biến độc lập nói trên đều có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5% (độ tin cậy 95%). Kết quả tổng hợp như sau:
Bảng 3.24-Bảng tổng hợp kiểm định giả thuyết.
Các chỉ tiêu
Biến độc lập
Giá trị thay đổi
Giá trị thay đổi khả năng huy động vốn của ngân hàng
Điều kiện của các biến độc lập
còn lại
Chất lượng sản phẩm huy động
của ngân hàng Tăng lên 1 Tăng lên 0,294 Không thay đổi Cơ sở vật chất của ngân hàng Tăng lên 1 Tăng lên 0,105 Không thay đổi Kỹ năng, tác phong làm việc
của nhân viên ngân hàng Tăng lên 1 Tăng lên 0,258 Không thay đổi Quy trình, thủ tục giao dịch
của ngân hàng Tăng lên 1 Tăng lên 0,105 Không thay đổi Thương hiệu của ngân hàng Tăng lên 1 Tăng lên 0,378 Không thay đổi
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp do tác giả thu thập được)
Căn cứ theo phương trình hồi quy và bảng tổng hợp kết quả cho thấy khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của NHTM chịu tác động lớn nhất là nhân tố về thương hiệu của ngân hàng (hệ số Beta = 0,378). Thứ hai là nhân tố chất lượng sản phẩm huy động của ngân hàng (hệ số Beta = 0,294). Thứ ba là nhân tố kỹ năng và tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng (hệ số Beta = 0,258). Nhân tố cơ sở vật chất
của ngân hàng và quy trình, thủ tục giao dịch của ngân hàng có cùng mức tác động đối với khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của NHTM (hệ số Beta = 0,105).
Kết luận chương 3
Nội dung chương này trình bày những kết quả thu được từ việc phân tích số liệu sơ cấp bằng phần mềm SPSS bao gồm kết quả phân tích thống kê đặc điểm mẫu, phân tích nhân tố, kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định mức độ tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và thành lập phương trình hồi quy. Kết quả phân tích số liệu sơ cấp cho thấy, số liệu thu thập được phù hợp với mô hình hồi quy đã đưa ra, các biến đo lường có mối tương quan với nhau khá chặt chẽ và các thang đo (nhân tố, biến độc lập) được hình thành từ các biến đo lường có độ tin cậy khá cao. Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng khá chặt chẽ, hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến đo lường không có xảy ra. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các biến độc lập đều có tác động biến thiên cùng chiều đến biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5%.