Tổn thất điện năng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC LỤC NGẠN (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH

1.6 MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG

1.6.4 Tổn thất điện năng

Tổn thất điện năng là lượng điện năng tiêu hao khi truyền tải từ nhà máy phát điện qua lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ tiêu thụ.

Tổn thất điện năng được tính theo công thức:

∆Α= N

TP N

A A A − Trong đó: AN là điện nhận.

ATP là điện năng thương phẩm.

Chỉ tiêu này thường được đánh giá bằng cách so sánh tổn thất thực tế với tổn thất kế họach được giao của đơn vị.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổn thất điện năng:

- Chất lượng điện.

- Chất lượng hệ thống dây dẫn.

- Khoảng cách truyền tải: Đường dây phân phối quá dài, bán kính cấp điện lớn.

- Trộm điện (câu, móc trộm).

- Sai sót tính toán tổn thất kỹ thuật.

- Sai sót thống kê phân loại và tính hóa đơn khách hàng.

- Tiết diện dây dẫn quá nhỏ, đường dây bị xuống cấp, không được cải tạo nâng cấp.

- Máy biến áp phân phối thường xuyên mang tải nặng hoặc quá tải.

- Máy biến áp là loại có tỷ lệ tổn thất cao hoặc vật liệu lõi từ không tốt dẫn đến sau một thời gian tổn thất tăng lên.

Phương pháp phân tích chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất điện năng:

So với chỉ tiêu kế hoạch:

CTTT1= TH (%) – KH (%) Với:

- TH (%) là tỉ lệ tổn thất thực tế trong năm đang xét,

- KH (%) là tỉ lệ tổn thất kế hoạch được giao đầu năm.

CTTLTT < 0: tỉ lệ tổn thất thực tế nhỏ hơn so với kế hoạch đề ra như vậy sẽ giảm được chi phí cho việc truyền tải và phân phối.

CTTLTT = 0: đạt chỉ tiêu đề ra.

CTTLTT > 0: tỉ lệ tổn thất trong quá trình thực hiện lớn hơn so với kế hoạch tức chưa đạt kế hoạch.

So với cùng kì năm trước:

CTTT2 = TH (%) – KH (%)

Với: TH (%) là tỉ lệ tổn thất thực tế của kỳ đang xét KT (%) là tỉ lệ tổn thất cùng kỳ năm trước

CTTT < 0: tỉ lệ tổn thất kỳ đang xét nhỏ hơn so với cùng kỳ năm trước (các biện pháp áp dụng để giảm tỉ lệ tổn thất đã phát huy được hiệu quả).

CTTT = 0: tỉ lệ tổn thất kỳ đang xét đúng bằng tỷ lệ tổn thất cùng kỳ năm trước.

CTTT > 0: tỉ lệ tổn thất kỳ đang xét lớn hơn so với cùng kỳ năm trước (tìm ra nguyên nhân, khắc phục).

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Qua nội dung chương I, ta thấy được việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng có những đặc thù riêng. Điện năng sản xuất ra không thể dự trữ được, quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời. Hiệu quả của việc kinh doanh điện năng tại các Điện lực phụ thuộc rất lớn vào sản lượng điện thương phẩm bán ra và giá bán điện tương ứng. Giá bán điện là do nhà nước quy định, áp dụng như nhau đối với nhiều vùng miền khác nhau, như vậy đây cũng là vấn đề khó khăn đối với các Điện lực quản lý trên địa bàn có địa hình không thuận lợi, chi phí cho việc truyền tải lớn.

Hiệu quả của công tác kinh doanh điện năng còn phụ thuộc lớn vào tỷ lệ tổn thất điện năng, có thể nói đây là chi phí kinh doanh riêng có của ngành điện.

Trong chương I đồ án đã nêu ra được cơ sở lý thuyết về phân tích hoạt động kinh doanh điện năng. Đây là cơ sở để lựa chọn và áp dụng để phân tích hoạt động kinh doanh tại đơn vị thực tập trong chương II. Bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

- Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh, nêu lên tầm quan trọng và vai trò của công tác phân tích hoạt động kinh doanh.

- Đưa ra 3 phương pháp thường được sử dụng để phân tích hoạt động kinh doanh (bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp hồi quy).

- Quy trình phân tích hoạt động kinh doanh.

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành điện (đặc điểm, mô hình kinh doanh điện năng, quy trình kinh doanh điện năng).

- Nêu lên các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh điện năng (điện thương phẩm, tỷ lệ tổn thất, giá bán điện bình quân).

Với cơ sở lý thuyết nêu ra ở trên và tài liệu hiện đã thu thập được em lựa chọn công cụ phân tích trong chương II là phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn (việc lựa chọn phương pháp phân tích sẽ được làm rõ hơn ở chương II). Sử dụng 2 phương pháp phân tích này để đánh giá hiệu quả kinh doanh điện năng tại Điện lực thông qua hệ thống chỉ tiêu: Sản lượng điện năng thương phẩm, tỷ lệ tổn thất điện năng, giá bán điện bình quân, chỉ tiêu về tài chính.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC LỤC NGẠN (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w