CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.2.3. Giảm tổn thất điện năng
Mục tiêu giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối chịu tác động của rất nhiều yếu tố và đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ. Các biện pháp quản lý, hành chính nhằm giảm tổn thất thương mại cần thực hiện song song với nỗ lực giảm tổn thất kỹ thuật.
3.2.3.1. Giảm tổn thất kỹ thuật
- Cải tạo và phát triển hệ thống,kết cấu lưới điện :
Qua việc phân tích tỷ lệ tổn thất điện năng của điện lực trong chương II ta
vì vậy cần có những biện pháp cụ thể để giảm tổn thất điện năng một cách ổn định, và xuống mức thấp nhất có thể trong thời gian tới.
Do điều kiện lịch sử để lại, ngành Điện Việt Nam hiện tồn tại khá nhiều cấp điện áp. Sự tồn tại nhiều cấp điện áp buộc phải sử dụng nhiều loại thiết bị với xuất sứ khác nhau, điều đó gây trở ngại trong vận hành và khó có thể thiết lập được chế độ làm việc kinh tế; thêm vào đó quá trình cải tạo và quy hoạch cũng gặp nhiều trở ngại do thiếu các chỉ tiêu, định mức hợp lý dẫn đến thiếu chính xác trong dự báo, lựa chọn thiết bị và lãng phí vốn đầu tư, kèm theo đó là quá trình gia tăng tổn thất, giảm chất lượng điện.
Điện lực Lục Ngạn có 389 km đường dây trung áp trong đó lưới 10kV chiếm tỷ trọng 78,6%, lưới 35kV chiếm tỷ trọng 21,4%. Lưới điện huyện Lục Ngạn được xây dựng rất sớm sau quá trình vận hành đã xuống cấp, bán kính cấp điện dài, phụ tải sử dụng ngày càng tăng cao, tiết diện dây dẫn nhỏ, tỷ lệ tổn thất cao, kết chính vì những lý do này nên Điện lực Lục Ngạn cần phải có kế hoạch quy hoạch lại lưới điện.
Biện pháp :
- Cần phải triển khai sửa chữa lớn các ĐZ trung thế, thay cột, nâng tiết diện dây dẫn các lộ E7.8, 372 E7.8,371 E7.8,374 E7.8,471 E7.8, và 473 E7.8 và tận dụng vật tư thu hồi tiến hành khảo sát lập phương án cải tạo tối thiểu lưới 0,4kV các xã bán lẻ, chủ yếu tập trung vào các xã bán lẻ có tỷ lệ tổn thất cao, phụ tải sử dụng lớn, đường dây bán kính cấp điện dài, tiết diện dây dẫn nhỏ, kết lưới hạ thế, san tải, kiểm tra đo dòng, cân pha, phát quang hành lang, xử lý mối nối tiếp xúc, lèo đường dây.
- Tận dụng tối đa lưới điện hiện có, trên cơ sở xác định những khu vực không đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật chuyển thành lưới 22kV, từng bước chuyển đổi lưới 10kV thành 22kV.
Giải pháp cụ thể làm giảm tổn thất điện năng , phát triển lưới điện cho Điện lực Lục Ngạn :
- Lập phương án sửa chữa phần đường dây 0.4kV ,đường dây sau các trạm biến áp Đồng Láy ,các trạm biến áp xã Tân Lập ,xã Nam Điện,Thôn Ải,Phượng Khanh.khối lượng cụ thể là thay thế 15km dây bọc các loại , hơn 70 cột đổ gãy kém chất lượng
dây các nhánh xã Giáp Sơn và thay táp lèo, lắp bổ sung , chụp cột +Thay dây khoảng cột 63-80 đường dây trung áp lộ 471 E7.8
+ Thay DCL nhánh Kiên Thành,Táp lèo, tăng cường tiếp xúc dây dẫn, DCL các nhánh đường dây trung áp các lộ 471, 372,374 E7.8;nhánh Giàng
+Chống quá tải nội bộ cho các TBA: Quý Thịnh, Tân Thành, Thanh Hải 9, Kiên Thành 7
+ Lập phương án sửa chữa cải tạo đường dây 0,4kV ,trong đó thực hiện thay thế 28,304km dây dẫn các loại, trồng mới vị trí cột cũ không đảm bảo vận hành an toàn bằng cột bê tong vuông mới
+Rà soát, tráo đổi MBA quá non tải và thay thế các MBA đã quá tải
+Rà soát lại kết cấu đường dây hạ áp để có phương án tách lộ ,san tải giữa các TBA ,bổ sung thay thế ATM kém chất lượng ,cáp xuất tuyến để hợp lí tải cho 52 TBA phân phối trên địa bàn toàn huyện
+Lắp bổ sung bộ xà tại các vị trí cột :14,15 ĐZ 372, cột 73 ĐZ 371
Khi thiết kế các trạm biến áp cho khách hàng, cần phải tính theo dòng điện sử dụng.
Thực tế, trong giai đoạn đầu, có thể tăng thêm 20% rồi căn cứ vào đó để chọn dung lượng máy biến áp thích hợp, khi vào phụ tải phát triển sẽ đổi máy có dung lượng phù hợp. Điện lực Lục Ngạn nên tiến hành tách lưới điện kinh doanh ra khỏi lưới điện phục vụ cho chiếu sáng sinh hoạt. Điều này sẽ giúp cho người dân được sử dụng điện sinh hoạt với điện áp ổn định hơn, chất lượng cao hơn. Đồng thời việc thu tiền điện, quản lý khách hàng, đánh giá tổn thất của Điện lực Lục Ngạn sẽ dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng.
Công việc cải tạo lưới điện phải được quản lý đồng bộ. Để tránh tình trạng quá tải, nên tăng công suất hoặc thay máy biến áp có cấp 22KV, đồng thời đường dây và các trạm phân phối cũng phải được cải tạo đồng bộ; tránh tình trạng máy biến áp có cấp điện áp 22KV, trong khi đó đường dây và các trạm phân phối lại ở cấp điện áp khác, dẫn đến tình trạng không khai thác được cuộn 22KV mà các cuộn 35, 15, 10, 0.6 KV ở các trạm này vẫn bị quá tải.
Hiện nay, mạng lưới điện trên địa bàn huyện Lục Ngạn nhìn chung trong tình trạng cũ nát và thiếu đồng bộ, hệ thống đường dây tải điện chưa được thay hết bằng loại cáp bọc. Đi dọc tuyến đường khu vực trên địa bàn này, chúng ta có thể quan sát còn
trần nhất thiết phải được thay thế bằng cáp bọc nhựa có tiết diện phù hợp; các cột điện sắt phải được thay toàn bộ bằng cột bê tông đúc đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Để đảm bảo cung cấp chất lượng cao, an toàn đối với đời sống con người, không có nguy cơ xuất hiện cháy nổ và để đảm bảo độ tin cậy trong việc cung cấp điện, Điện lực Lục Ngạn cần phải xây dựng những tiêu chuẩn kỹ thuất cần thiết:
+ Lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp theo điều kiện đốt nóng do dòng điện của các thiết bị của người tiêu dùng gây nên, để đảm bảo dây dẫn không bị quá tải trong quá trình truyền tải điện năng. Việc kiểm tra tiết diện dây dẫn có thể dựa vào bảng tiêu chuẩn sau:
Bảng 3.1: Bảng kiểm tra tiết diện dây dẫn
Tiết diện (mm2) 16 25 35 50 70 95 120 150
Dòng điện cho phép(A) 85 110 138 174 215 263 304 365 + Lựa chọn loại dây dẫn và cáp cho phù hợp với điều kiện môi trường sử dụng:
khô hanh, ẩm ướt, có chất ăn mòn hay không, nhiệt độ cao hay thấp…
+ Quy định phương pháp đặt dây và cáp, đảm bảo cách điện với đất và dây pha với dây pha.
+ Đối với từng loại dây dẫn (dây nhôm trần, dây đồng, dây thép bọc) và đối với từng mục đích sử dụng điện (cho mắc điện ngoài trời, đường dây trên không) cũng cần phải xác định thông số kỹ thuật chính xác, đặc biệt về tiết diện dây dẫn, đảm bảo thoả mãn tổn thất điện áp cho phép trên đường dây để độ chêch áp tại nơi dùng điện không quá số cho phép, đảm bảo thiết bị dùng điện vẫn hoạt động bình thường và không ảnh hưởng đáng kể đến tính năng quản lý.
Nhưng để cải tạo được hệ thống điện trên địa bàn toàn, đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư rất hạn hẹp, không đủ đáp ứng để cải tạo toàn bộ lưới điện của tỉnh cùng một lúc. Vì vậy, phải có kế hoạch đầu tư cải tạo cụ thể, chi tiết để sử dụng vốn đầu tư hiệu quả nhất. ưu tiên đầu tư cải tạo lưới điện tại những khu vực đang có dự án phát triển, tập trung đông dân cư, các vùng kinh tế trọng điểm của Huyện. Tiếp đến, từng bước cải tạo lưới điện đã cũnát để hạn chế những sự cố xảy ra: tai nạn lao động, tổn
sách nhà nước còn hạn hẹp, quỹ khấu hao của ngành điện không lớn nên vốn đầu tư mà Điện lực Lục Ngạn nhận được không nhiều, thêm vào đó là thời gian đợi vốn đầu tư lâu, thủ tục rườm rà. Vậy muốn hệ thống điện được cải tạo nhanh chóng và đồng bộ thì phải lập các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng và kế hoạch đó cũng phải được phê duyệt là có khả năng thực hiện.
Đối với vùng nông thôn, Công ty Điện lực Lục Ngạn nên phối hợp với Công ty thiết kế và quy định mức điện áp chuẩn cho toàn khu vực. Căn cứ vào mức điện áp chuẩn, việc mua sắm vật tư, kỹ thuật, xây dựng sẽ được chuẩn hoá (loại dây dẫn, chất lượng dây dẫn, loại trụ cột, khoảng cách giữa các cột,..) góp phần nâng cao chất lượng lưới điện và chất lượng điện năng cung cấp, khắc phục tình trạng chắp vá, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật – kinh doanh của lưới điện nông thôn hiện nay, phấn đấu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật xuống mức thấp nhất.
Chương III của đồ án nói về định hướng phát triển của công ty Điện lực Lục Ngạn trong những năm tới và những giải phát nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng.
Giải pháp nâng cao sản lượng điện năng thương phẩm:
- Đảm bảo thời gian cấp điện cao nhất cho khách hàng
- Cải tạo và phát triển lưới điện để nâng cao chất lượng điện năng
- Kiểm tra sử dụng điện phát hiện sai sót trong đo đếm và sử dụng...
Giải pháp giảm thiểu tổn thất điện năng:
- Cải tạo hệ thống lưới điện, đường dây truyền tải
- Quản lí vận hành, quản lí khách hàng
- Thay định kỳ công tơ...
Giải pháp nâng cao công tác quản lý:
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ
- Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức về tiết kiệm điện...
Như vậy trong số các giải pháp mà chương 3 của đồ án đã nêu lên, có nhiều giải pháp mà không cần nhiều kinh phí để áp dụng triển khai nhưng có thể đem lại được hiệu quả khá rõ rệt (ví dụ như biện pháp áp đúng giá điện, tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục tiết kiệm và chống tổn thất điện năng…).