CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.2.1. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ
3.2.1.1 Biện pháp nâng cao doanh thu bằng cách áp đúng giá bán điện
Điện lực đã có những hành động cụ thể sau:
- Theo dõi, kiểm tra thường xuyên khi khách hàng sử dụng điện có thay đổi về số hộ, số người sử dụng điện, tránh tình trạng một nhà có nhiều công tơ điện.
- Luôn phải kiểm soát chặt chẽ, để tránh tình trạng khách sử dụng điện sản xuất vào công tơ sinh hoạt để trốn giá cao.
Theo thống kê ở điện lực Lục Ngạn năm 2015 có khoảng gần 200 hộ khách hàng sinh hoạt sử dụng lượng điện năng hàng tháng từ 2000 kWh trở lên. Do thiếu sót trong việc kiểm tra rà soát các khách hàng mua điện dẫn đến việc áp giá không chính xác. Một số khách hàng đã lợi dụng việc này để thu lợi ích cá nhân. Cụ thể là trường hợp họ tiêu thụ cho sinh hoạt nhưng lại áp giá sản xuất giờ bình thường, hay tiêu thụ cho kinh doanh nhưng lại áp giá cho sinh hoạt tiêu dùng.
Ví dụ :Hộ gia đình anh Thế trú tại thôn Hạ Long xã Giáp Sơn huyện Lục Ngạn có mở quán Net tại gia với mục đích kinh doanh nhưng tiền điện gia đình anh phải trả lại được áp giá điện sinh hoạt.
Dưới đây là tính toán chênh lệch giữa 2 mức giá:
- Tính toán áp giá cho sinh hoạt tiêu dùng:
+Số máy tính sử dụng là 17 máy,Công suất mỗi máy là 450W +Thời gian sử dụng trung bình khoảng 10 tiếng/ ngày
Vậy 1 tháng lượng điện tiêu thụ của hộ gia đình là:
17 × 450 × 10 × 30 = 2.295.000Wh = 2.295 kWh
- Dưới đây là bảng giá điện bậc thang áp dụng cho các hộ sinh hoạt:
Bảng 3.2: Bảng giá điện bậc thang
Sản lượng điện ( kWh ) Giá ( đồng ) Thành tiền (đồng)
0 – 50 1484 74.200
51 – 100 1533 76.650
101 – 200 1786 178.600
201 – 300 2242 224.200
301 – 400 2503 250.300
401 – 2000 2587 4.902.365
Tổng 5.706.315
Giờ Số máy sử dụng
Điện tiêu thụ (kW)
Giá (đồng) Thành tiền (đồng) Giờ thấp
điểm
0h 0 0
1.412
0
1h 0 0 0
2h 0 0 0
3h 0 0 0
Giờ bình thường
4h 0 0
2.320
0
5h 0 0 0
6h 0 0 0
7h 5 2,25 5 220
8h 7 3,15 7 308
9h 8 3,6 8 352
Giờ cao điểm
10h 8 3,6
3.991 14 367
11h 15 6,75 26 939
Giờ bình thường
12h 12 5,4
2.320
12 528
13h 13 5,85 13 572
14h 13 5,85 13 572
15h 11 4,95 11 484
16h 11 4,95 11 484
Giờ cao điểm
17h 17 7,65
3.991
30 531,15
18h 15 6,75 26 939,25
19h 10 4,5 17 959,5
Giờ bình thường
20h 8 3,6
2.320 8 352
21h 11 4,95 11 484
Giờ thấp điểm
22h 7 3,15
1.412
4 447,8
23h 2 0,9 1 270,8
24h 2 0,9 1 270,8
Tổng 215 595,7 Vậy khi áp giá điện kinh doanh thì 1 tháng gia đình anh Tuấn phải trả số tiền là:
215 595,7 × 30 = 6 467 871 (đồng)
=> Mức chênh lệch giữa hai mức giá là:
6 467 871 ̶ 5 706 315 = 761 556( đồng/tháng )
Như vậy nếu áp giá theo điện sinh hoạt tiêu dùng thay vì áp giá theo kinh doanh cho gia đình anh Sơn thì công ty Điện Lực hàng tháng sẽ bị thất thoát số tiền là 761 556 đồng .
- Việc quản lý hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) do bộ phận quản lý HĐMBĐ trực thuộc phòng kinh doanh và tài vụ đảm nhiệm. Toàn bộ hợp đồng được soạn thảo theo đúng mẫu quy định. Hợp đồng lưu tại bộ phận quản lý hợp đồng đảm bảo ngăn nắp sạch sẽ (bộ phận quản lý khách hàng);
- Bộ phận quản lý HĐMBĐ có trách nhiệm lưu trữ và quản lý các thông tin về khách hàng theo quy định, bảo mật và đảm bảo sự an toàn của dữ liệu Khi có thay đổi như tên, địa chỉ, mục đích sử dụng điện phải cập nhật và sửa đổi kịp thời… việc quản lý hợp đồng yêu cầu khoa học đảm bảo thuận tiện cho việc tra cứu;
- Rà soát soạn thảo và kí hợp đồng theo đúng luật điện lực và các quy định của bộ công thương, tập đoàn Điện Lực Việt Nam, công ty Điện Lực Miền Bắc và công ty Điện Lực Bắc Giang với tất cả các khách hàng mua điện;
- Nắm chắc tổng số khách hàng, địa chỉ khách hàng nằm trong phạm vi cấp điện của trạm biến áp đó cập nhật theo dõi những khách hàng thanh lý để kịp thời thu tiền điện;
- Đối chiêú thực tế với sổ ghi chỉ số công tơ để cập nhật các khách hàng phát triển mới, không để tình trạng bỏ sót khách hàng hoặc sai thông tin khách hàng;
- Khách hàng mua bán nhà chưa đổi tên cập nhât kịp thời để sửa đổi theo quy định. Các khách hàng không dùng điện 6 tháng trở lên cắt điện dây nhập vào công tơ hoặc thanh lý hợp đồng đúng quy định của ngành điện;
- Phát hiện khách hàng sử dụng điện vi phạm hợp đồng. Tổ chức cùng các bộ phận chức năng liên quan kiểm tra sử dụng điện kinh doanh dịch vụ sau công tơ sinh hoạt hoặc sau công tơ sản xuất, công tơ có 2 hộ dùng chung vận động để khách hàng hiểu và tự giác sử dụng điện đúng hợp đồng đã ký kết;
- Tăng cường kiểm tra đề phòng khách hàng có hành vi gian lận trong sử dụng điện dưới mọi hình thức làm ảnh hưởng đến tổn thất chung của toàn trạm;
- Cập nhật đầy đủ thông tin khách hàng vào chương trình quản lý khách hàng CMIS;
- Bố trí điện thoại nóng cho công tác giao tiếp với khách hàng có nhân viên trực 24/24h để tiếp nhận xử lý cá thông tin của khách hàng đảm bảo nhanh an toàn chính xác;
- Trong quá trình quản lý ghi chỉ số công tơ, kiểm tra phúc tra thường xuyên phải tiếp xúc khách hàng đủ đối tượng thành phần nên mỗi cán bộ công nhân viên khi giao dịch với khách hàng phải thể hiện tôn trọng khách hàng, tinh thông nghiệp vụ văn minh lịch sự. Luôn có thái độ ân cần vui vẻ tác phong nhanh nhẹn nhiệt tình, trách nhiệm và tận tâm;
- Khi khách hàng có thắc mắc hoặc yêu cầu giải đáp thì cán bộ công nhân viên theo thẩm quyền kịp thời giải quyết thỏa đáng những yêu cầu, từ đó nâng cao niềm tin, uy tín của ngành điện để công tác quản lý vận hành và kinh doanh điện năng đạt được
các dịch vụ chăm sóc khách hàng, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã cho đầu tư xây dựng hệ thống thông tin và dịch vụ khách hàng CMIS - phiên bản 1.0 và đưa vào áp dụng chính thức từ tháng 2/2004. Đây là một hệ thống phần mềm dùng chung trong công tác kinh doanh điện năng đầu tiên áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn TCT, có quy mô lớn, phức tạp, phạm vi ứng dụng rộng, công nghệ hoàn toàn mới so với hệ thống của một số đơn vị đang sử dụng trước đó.
Cùng với các đơn vị khác thì phần mềm CMIS 1.0 đã được Điện Lực Lục Ngạn đưa vào áp dụng cho đến thời điểm hiện tại và đã đạt hiệu quả rõ rệt trong công tác kinh doanh điện năng cũng như công tác quản lý.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh chóng của CNTT cũng như các yêu cầu ngày càng tăng trong công tác kinh doanh điện năng, chi phí mua bản quyền Oracle khá cao đã thúc đẩy ra đời một phiên bản CMIS 2.0 mới, linh hoạt hơn, hoạt động được trên nhiều nền tảng CSDL nhằm cung cấp cho các Công ty một lựa chọn hợp lý, tối ưu cho vấn đề bản quyền các phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu, đồng thời giải quyết dứt điểm các tồn tại mà hệ thống hiện còn vướng mắc. Vì vậy đề xuất nâng cấp quản lý khách hàng của Điện Lực Lục Ngạn lên phiên bản mới này thực sự là cần thiết và hữu ích.
Hệ thống CMIS 2.0 phục vụ chủ yếu cho công tác kinh doanh tác nghiệp tại các chi nhánh (với các công ty Điện lực miền) và điện lực (các công ty điện lực thành phố). Cán bộ nghiệp vụ ở các Đơn vị có thể truy cập vào chương trình, thông qua mật khẩu, tên đăng nhập để thực hiện nghiệp vụ với quyền hạn được cấp : cập nhật thông tin, tính toán, in ấn, tìm kiếm thông tin, thực hiện trao đổi thông tin với các hệ thống ngoài.
Cán bộ quản lý các cấp từ bộ phận quản lý Nghiệp vụ ở các Phòng ban đến Chi nhánh, Điện lực, Công ty và Tập đoàn có thể truy cập vào chương trình, thông qua mật khẩu, tên đăng ký người dùng để thực hiện chức năng nghiệp vụ với quyền hạn được cấp : thực hiện các báo cáo, thống kê, tra cứu tìm kiếm thông tin.
được phản ánh kịp thời cho lãnh đạo điều hành, sản xuất, thời gian cung cấp thông tin nhanh và tin cậy, quy trình nghiệp vụ thống nhất trên toàn EVN tạo điều kiện thuận lợi, giúp EVN ngày càng hiện đại hoá, chuẩn hoá để có thể dễ dàng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Hiệu quả về vật chất: Hệ thống thông tin quản lý khách hàng đã đem lại một lợi ích về kinh tế tương đối lớn cho EVN nói riêng và cho đất nước nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý.
Hiệu quả về xã hội: Hệ thống CMIS được xây dựng và triển khai đã cho phép các công ty điện lực có thể áp dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ kinh doanh điện năng, tạo thành một chu trình sản xuất khép kín, quản lý thông tin khách hàng từ khi ký đến khi thanh lý hợp đồng.
Tính năng:
Quản lý thông tin dịch vụ khách hàng: Các chức năng liên quan đến nghiệp vụ quản lý thông tin dịch vụ khách hàng bao gồm việc phát triển khách hàng bảo đảm phù hợp với nghiệp vụ quản lý khách hàng của EVN, quản lý thông tin từ khâu giấy đăng ký đến khâu thanh lý hợp đồng; thay đổi bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng; các thông tin liên quan đến việc xử lý vi phạm sử dụng điện...
Quản lý cập nhật chỉ số và lập hóa đơn: Các chức năng lập hoá đơn quản lý chặt chẽ chỉ số công tơ liên tục từ tháng này qua tháng khác; Giao dịch hoá nghiệp vụ quản lý hoá đơn: phát hành, thoái hoàn, thu tiền, thanh lý, bàn giao.
Quản lý thu tiền và công nợ: Các chức năng quản lý công nợ, quản lý chi tiết công nợ khách hàng: Từng hoá đơn đã phát hành, từng giao dịch thao tác trên hoá đơn.
Quản lý tổn thất: Các chức năng quản lý tổn thất cho phép định nghĩa một cách lô-gic vùng tổn thất, bảo đảm áp dụng một cách năng động cho việc tính tổn thất của Công ty, Điện Lực, Chi nhánh, tổ phường, lộ đường dây, vùng tổn thất bất kỳ.
Quản lý đo đếm: Các chức năng quản lý công tơ và các thiết bị đo đếm khác trong suốt chu kỳ sống của thiết bị, từ lúc nhập kho, qua khâu kiểm định, treo/tháo và
yêu cầu quản lý.
Phân hệ quản trị hệ thống: Quản lý các thông tin liên quan đến hệ thống bao gồm: Vào, ra hệ thống, quản lý người sử dụng, nhóm người sử dụng, phân quyền truy cập các chức năng của hệ thống. Thiết lập các tham số để hệ thống sử dụng khi vận hành như thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu, xác định đơn vị vận hành, ngày hoạt động của hệ thống.