CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI ĐIỆN LỰC LỤC NGẠN
2.2.1 Phân tích các yếu tố đầu vào
2.2.1.1 Nguồn lao động và năng suất lao động của Điện lực Lục Ngạn a. Cơ cấu nguồn lao động
• Với sự phát triển của đất nước thì ngành điện là một ngành yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cho nên nguồn lao động đối với ngành điện sẽ đòi hỏi tăng thêm số lao động và chất lượng lao động để đảm bảo nguồn điện năng phục vụ sản xuất và sinh hoạt hiệu quả nhất. Vừa đáp ứng phục vụ xã hội và giúp hoạt động kinh doanh điện năng của doanh nghiệp hiệu quả nhất.
• Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động được hiểu rõ trên hai mặt: số lượng và chất lượng.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Điện lực Lục Ngạn giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số người
Tỷ lệ (%)
Số
người Tỷ lệ (%) Số người
Tỷ lệ (%) Theo trình độ
Trên đại học 0 0% 0 0% 0 0%
Đại học 11 18% 13 20% 18 24%
Cao đẳng,trung cấp
và công nhân 50 82% 51 80% 56 76%
Theo giới tính
Nam 51 84% 52 81% 60 81%
Nữ 10 16% 12 19% 14 19%
Tổng số 61 100% 64 100% 74 100%
(Nguồn: Phòng tổng hợp Điện lực Lục Ngạn ).
Dựa vào bảng 2.2 ta thấy năm 2013 tỉ lệ cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật tương đối cao 82% và giảm dần qua các năm. Năm 2014 là 80% giảm 2% và năm 2015 là 76 % giảm 6 %. Tỉ lệ nhân viên có trình độ đại học cũng tăng dần qua các năm từ 18% năm 2013 lên 24% năm 2015 tăng 6%. Qua đó ta thấy trình độ cán bộ công nhân viên của Điện lực Lục Ngạn đang ngày càng được nâng cao để đáp ứng và nắm bắt được sự thay đổi của công nghệ, thiết bị mới của ngành điện.
Tuy nhiên, trong cơ cấu lao động của Điên lực Lục Ngạn cũng còn nhiều vấn đề phải được cải thiện như trình độ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học tăng không nhiều do việc học lên trình độ đại học hoặc trên đại học mất khoảng thời gian khá lâu (3-5 năm) nên sự chuyển biến này không nhiều, số lượng công nhân bậc cao, lành nghề có kinh nghiệm còn thiếu hụt. Điều này đòi hỏi Điện lực phải có được biện pháp giải quyết (đưa lao động đi đào tạo, tập huấn) nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng
của cán bộ công nhân viên để không ngừng phục vụ cho sự phát triển của Điện lực cũng như của công ty.
Do đặc thù của ngành nên số lượng lao động nam luôn chiếm số lượng lớn hơn nhiều số lượng lao động nữ, năm 2015 tỷ lệ nam chiếm 81%, nữ 19%.
b. Năng suất lao động.
Lao động của con người là yếu tố có tính chất quyết định đối với quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sử dụng tốt lao động, biểu hiện trên các mặt số lượng lao động và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động là một yêu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chỉ tiêu này chỉ phản ánh một phần nào hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị bởi doanh thu điện năng được tính toán dựa trên tổng thể toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh kể từ khi sản xuất đến khi bán điện cho từng khách hàng sử dụng điện là một quá trình dài bao gồm nhiều công đoạn.
Về năng suất lao động, ta có công thức tình năng suất lao động bình quân như sau:
W = Trong đó:
W : Năng suất lao động bình quân trong kỳ phân tích (kWh/người) Q : Lượng điện thương phẩm bình quân (kWh)
T : Số lao động trong kỳ phân tích (người)
Bảng 2.3: Bảng thống kê năng suất lao động của Điện lực Lục Ngạn giai đoạn 2013-2015
Năm Điện năng thương phẩm (MWh)
Số lượng lao động ( người )
Năng suất lao động (MWh/người)
2013 77 067 61 1263,4
2014 89 641 64 1400,6
2015 104 293 74 1409,4
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Điện lực Lục Ngạn ).
Từ bảng 2.3 ta thấy năng suất lao động (lượng điện thương phẩm bình quân) tăng dần đều theo các năm từ 1263,4 MWh/người năm 2013 lên 1400,6 MWh/người năm 2014 và đến năm 2015 là 1409,4 MWh/người. Năng suất lao động tăng là do tốc độ sản lượng điện thương phẩm qua các năm tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của số cán bộ công nhân viên. Sản lượng điện năng thương phẩm trong những năm vừa qua liên tục tăng do số khách hàng của Điện lực tăng lên do phát triển kinh tế xã hội và chính
sách thu hút đầu tư vào các trang trại, đất chuyển đổi, các xí nghiệp,nhà máy mới được xây dựng trên địa bàn.
Qua đó ta thấy Điện lực Lục Ngạn trong giai đoạn 2013 - 2015 đã sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý và có hiệu quả: không dư thừa nguồn lao động, năng suất lao động cao và có xu hướng tăng. Đây là yếu tố đầu vào góp phần ổn định và phát triển kinh doanh của Điện lực nói riêng và công ty Điện lực Bắc Giang nói chung, đưa Công ty theo chiều hướng tốt. Ta có thể thấy sự chuyển biến trên là do:
- Chất lượng lao động ngày được cải thiện.
- Hoạt động quản lý nguồn nhân lực tốt.
- Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo các nhà máy ,xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều cũng như sản lượng sản xuất tăng làm nhu cầu điện thương phẩm tăng cao.
- Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích năng suất lao động
• Năng suất lao động
- Chọn kỳ gốc là năm 2013
- Kỳ phân tích là các năm 2014, 2015
- Chỉ tiêu cần phân tích là năng suất lao động - Nhân tố ảnh hưởng là sản lượng và số lao động Xác định công thức:
Gọi: A0, A1 là sản lượng điện thương phẩm kỳ thực tế năm 2013 và 2014 G0, G1 là số lao động năm 2013 và năm 2014
T0, T1 là năng suất lao động năm 2013 và năm 2014 ΔT là đối tượng cần phân tích
Vậy ta có:
Tính các mức ảnh hưởng của các nhân tố:
Thay thế bước 1 (cho nhân tố A)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố A:
Tức là sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm sau tăng so với năm trước nên làm tăng năng suất lao động 206,1 (MWh/người).
Thay thế bước 2 (cho nhân tố G):
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố G:
Tức là số nhân viên năm sau thay đổi so với năm trước nên làm giảm năng suất lao động xuống 68,9 ( MWh/người).
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố:
206,1 ( MWh/người) +( -68,9)(MWh/người) = 137,2 ( MWh/người)
Như vậy sản lượng điện thương phẩm và số lượng nhân viên ảnh hưởng tới năng suất lao động.
Làm tương tự với năm 2013 và năm 2015.
Kết quả tính toán được thống kê như sau:
Bảng 2.4: Năng suất lao động của Điện lực Lục Ngạn đoạn 2013-2015 khi áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn
Thời kỳ Chỉ tiêu
Kỳ gốc Kỳ phân tích
2013 2014
Biến đổi năng suất
lao động 2014
2015
Biến đổi năng suất
lao động 2015 Năng suất lao động
( MWh/người) 1263,4 1400,6 137,2 1409,4 146 Mực độ ảnh hưởng sản
lượng (MWh) 206,1 446,3
Mức độ ảnh hưởng của
số lao động (người) -68,9 -300,3
Sản lượng ( MWh) 77 067 89 641 137,2 104 293 146
Số lao động (người) 61 64 74 2.2.1.2 Điện nhận đầu nguồn
Điện nhận đầu nguồn của Điện lực Lục Ngạn được mua từ EVN sau đó được bán đến khách hàng tiêu thụ điện.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu điện nhận đầu nguồn cụ thể như sau:
- Lượng điện nhận đầu nguồn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện năng của khách hàng và số lượng khách hàng sử dụng điện.
- Ảnh hưởng bởi tính ổn định, độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng có ảnh hưởng trong việc thu hút khách hàng, là nhân tố quan trọng tác động đến chỉ tiêu điện nhận đầu nguồn.
Lượng điện nhận đầu nguồn còn phụ thuộc vào sự cố cắt điện để thực hiện sửa chữa, cắt điện do quá tải, tỷ lệ tổn thất điện năng.
Bảng 2.5 : Sản lượng điện đầu nguồn giai đoạn 2013 – 2015 (Đơn vị:
MWh)
Chỉ tiêu Năm So sánh (%)
2013 2014 2015 2014/201
3
2015/2014 Điện đầu nguồn
(MWh) 85 323,6 100 112,8 118 609,1 +17,3% +18,5%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Điện lực Lục Ngạn).
Hình 2.3: Biểu đồ sản lượng điện nhận đầu nguồn giai đoạn 2013- 2015 của Điện lực Lục Ngạn (Đơn vị: KWh)
Từ bảng 2.5 và hình 2.3 ta thấy sản lượng điện nhận đầu nguồn tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2013 là 85323,6 MWh nhưng đến năm 2014 điện nhận tiêu thụ là 100112,8 MWh tăng 17,3% so với năm 2013. Năm 2015 điện nhận đầu nguồn là 118609,9 MWh tăng 18,5% so với năm 2014.
Điều này cho thấy Điện lực Lục Ngạn luôn chú trọng nâng cao hiệu quả trong công tác cung cấp lượng điện năng, để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn huyện.
2.2.1.3 Lưới điện
Lưới điện cũng là 1 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh điện năng.
Tính đến năm 2015 Điện lực Lục Ngạn quản lý 05 lộ ĐZ trung thế 10kV và 04 lộ ĐZ 35kV, bán lẻ trực tiếp đến từng hộ dân nông thôn gồm 29 xã và 01 Thị Trấn Chũ
+ ĐZ 35kV: 337 426 km ( trong đó 31,433 km thuộc tài sản khách hàng )
+ ĐZ 22 kV: 52,316 km ( trong đó có 1,094km ĐZ thuộc tài sản khách hàng và 0,919km cáp ngầm )
-Đường dây hạ áp : có tổng số 2 253km , gồm:
+ Số TBA phân phối: có tổng số 353 TBA/ 356 MBA bao gồm:
• MBA 35/0.4kV : 287MBA, tổng dung lượng 61.875kVA ( trong đó có 56/59 trạm/máy với tổng công suất 24,495 kVA thuộc tài sản khách hàng )
• TBA 22(10)/0.4kV : 76 trạm/76 máy với tổng công suất 18,617kVA 9 trong đó có 16 trạm /16 máy với tổng công suất 7,155kVA thuộc tài sản khách hàng + Tụ bù:
• Tụ trung thế : 6 bộ/1800kVar
• Tụ hạ thế : 424 bộ / 9,550kVar( trong đó co 45 bộ tụ bù tự động được đặt tại TBA )
Đặc điểm kết lưới:
• Nguồn cấp điện cho phụ tải thông qua 5 đường dây trung áp xuất phát từ trạm 110kV E7.8: 372-E7.8 ; 371-E7.8 ; 374-E7.8 ; 471-E7.8 và 473- E7.8
• Lưới điện 0.4kV nông thôn sau tiếp nhận bị xuống cấp nghiêm trọng , vẫn còn nhiều đường dây cũ nát , xà sứ không đảm bảo kĩ thuật , tổn thất điện năng cao
khác nhau, điều đó gây trở ngại trong vận hành và khó có thể thiết lập được chế độ làm việc kinh tế; thêm vào đó quá trình cải tạo và quy hoạch cũng gặp nhiều trở ngại do thiếu các chỉ tiêu, định mức hợp lý… dẫn đến thiếu chính xác trong dự báo, lựa chọn thiết bị và lãng phí vốn đầu tư, kèm theo đó là quá trình gia tăng tổn thất, giảm chất lượng điện.
Lưới điện huyện Lục Ngạn được xây dựng rất lâu ,sau quá trình vận hành đã xuống cấp, bán kính cấp điện dài, phụ tải sử dụng ngày càng tăng cao, tiết diện dây dẫn nhỏ đặc biệt đường dây 0,4 kV được tiếp nhận nguyên trạng 29 xã từ tháng 7/2009 đã được quan tâm đầu tư cải tạo giai đoạn I và cải tạo nâng cấp thêm. Năm 2013, 2014 đơn vị đã triển khai sửa chữa lớn các ĐZ trung thế, thay cột, nâng tiết diện dây dẫn các lộ 371 E7.8, 372 E7.8,471 E7.8 và tận dụng vật tư thu hồi tiến hành khảo sát lập phương án cải tạo tối thiểu lưới 0,4kV các xã bán lẻ, chủ yếu tập trung vào các xã bán lẻ có tỷ lệ tổn thất cao, phụ tải sử dụng lớn, đường dây bán kính cấp điện dài, tiết diện dây dẫn nhỏ, kết lưới hạ thế, san tải, kiểm tra đo dòng, cân pha, phát quang hành lang, xử lý mối nối tiếp xúc, lèo đường dây. Chính những biện pháp trên đã góp phần làm giảm đi lượng tổn thất điện năng của Điện lực Lục Ngạn trong những năm vừa qua.
Điện thương phẩm: bao gồm điện năng bán cho khách hàng, kể cả điện năng truy thu biên bản vi phạm hợp đồng mua bán điện và sử dụng điện, điện năng truy thu do sự cố hệ thống đo đếm điện năng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu điện năng thương phẩm cụ thể như sau:
- Lượng điện năng thương phẩm phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện năng của khách hàng và số lượng khách hàng sử dụng điện.
- Ảnh hưởng bởi tính ổn định, độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng có ảnh hưởng trong việc thu hút khách hàng, là nhân tố quan trọng tác động đến chỉ tiêu điện thương phẩm.
Lượng điện thương phẩm còn phụ thuộc vào sự cố cắt điện để thực hiện sửa chữa, cắt điện do quá tải, tỷ lệ tổn thất điện năng.
Sử dụng phương pháp so sánh kết quả với chỉ tiêu kế hoạch và với cùng kì năm trước để phân tích chỉ tiêu điện thương phẩm:
- So với chỉ tiêu kế hoạch: CTĐTP = × 100%
Khi đó sẽ xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau:
CTĐTP < 100%: Không đạt được kế hoạch đề ra.
CTĐTP = 100%: Đạt được kế hoạch đề ra.
CTĐTP > 100%: Vượt kế hoạch đề ra (khi đó doanh thu sẽ tăng do lượng điện thương phẩm bán ra nhiều hơn).
- So với cùng kỳ năm trước:CTĐTP = × 100%
Với:
TH là tổng lượng điện điện năng bán được trong kỳ đang xét, KT là tổng lượng điện năng bán được cùng kỳ năm trước.
CTĐTP < 100%: lượng điện năng thương phẩm không đạt được so với kỳ trước.
CTĐTP = 100%: lượng điện năng thương phẩm đạt được đúng bằng so năm trước.
CTĐTP > 100%: lượng điện năng thương phẩm đạt được kết quả vượt so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 2.7: Sản lượng điện thương phẩm giai đoạn 2013 đến 2015
Năm
Sản lượng điện thương phẩm
(MWh) So với kế
hoạch
So với sản lượng thực hiện
năm trước Kế hoạch Thực hiện
2013 77 067 77 067 100%
2014 89 620 89 641 100,02% +16,32%
Hình 2.4: Biểu đồ sản lượng điện thương phẩm của Điện lực Lục Ngạn giai đoạn 2013 - 2015 (Đơn vị: MWh)
Từ bảng số liệu 2.7 và đồ thị hình 2.4 ta thấy rằng sản lượng điện năng thương phẩm trong giai đoạn tăng từ 77067 kWh (năm 2013) đến 104293 kWh (năm 2015).
Năm 2014 tăng 16,32 % so với năm 2013, năm 2015 tăng 16,3% so với năm 2014.
Sản lượng điện bán cho khách hàng luôn vượt so với kế hoạch của công ty đề ra.
Điều này cho thấy được những tín hiệu khả quan cho sự phát triển của công ty trong những năm tới.
Nguyên nhân dẫn đến việc điện thương phẩm tăng nhanh là do:
- Dân số tăng nhanh cũng như nền kinh tế phát triển trong những năm gần đây làm cho nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất ngày càng tăng mạnh. Điện năng phục vụ cho sản xuất công nghiệp tăng cao làm sản lượng điện thương phẩm tăng cao.
-Nhiều xí nghiệp,nhà máy nhỏ được xây dựng làm cho nhu cầu sử dụng điện tăng lên.
- Hệ thống lưới điện trên địa bàn Lục Ngạn được sửa chữa và đầu tư cải tạo, nâng cấp, lắp mới trong những năm qua. Chính vì vậy mà lượng điện thương phẩm cung cấp cho khách hàng luôn ổn định, không bị giảm vì những sự cố cắt điện để sửa chữa.
Sản lượng điện năng thương phẩm theo lĩnh vực:
Sản lượng điện thương phẩm của Điện lực Lục Ngạn có thể phân tích thông qua 5 thành phần phụ tải:
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Công nghiệp xây dựng
- Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng
- Quản lý tiêu dùng
- Hoạt động khác.
Thành phần phụ
tải 2013
Tỷ trọng
(%)
2014
Tỷ
trọng 2015
Tỷ trọng (%) (%)
Nông, lâm
nghiệp, thủy sản 168 838 0,2 307 621 0,3 993 880 1 Công nghiệp, xây
dựng 14 317 502 18,6 22 339
737 24,9 25 729 792 25 Thương mại,
dịch vụ 420 971 0,5 683 291 0,76 1 105 248 1
Quản lý tiêu
dùng 60 181 175 78,1 63 684
824 71,04 73 179 340 70 Hoạt động khác 1 978 800 2,6 2 626 266 3 3 285 439 3
Tổng cộng 77 067 286 100 89 641 739 100 104 293 699 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh điện lực Lục Ngạn ).
-
Hình 2.5: Biểu đồ tỷ trọng điện năng thương phẩm theo thành phần phụ tải tại điện lực Lục Ngạn (Đơn vị: %)
Từ bảng số liệu 2.8 và đồ thị hình 2.5 ta thấy nhìn chung tỉ trọng điện năng thương phẩm theo từng lĩnh vực không đồng đều.
quản lý tiêu dùng luôn chiếm hơn 70% so với tổng lượng điện thương phẩm bán ra của công ty do đời sống vật chất ngày càng được cải thiện nên việc mua sắm các thiết bị phục vụ đời sống hằng ngày như máy giặt, điều hòa, tủ lạnh, bình nước nóng những thiết bị này đều tiêu thụ khá nhiều điện năng nên cũng đẩy mức tiêu thụ điện năng của phụ tải sinh hoạt tiêu dùng lên cao theo từng năm.
Đứng thứ 2 trong cấu trúc thành phần phụ tải là công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ trọng hơn 25%.
Thành phần nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng hơn 1%. Do Lục Ngạn vẫn là 1 huyện thuần nông nên vẫn tập trung tưới tiêu để phục vụ sản xuất, trồng cây ăn quả
Và thương mại, dịch vụ và chiếm tỷ trọng rất nhỏ chưa được 1% vì hiện nay trên địa bàn huyện vẫn chưa xuất hiện nhiều khách sạn, nhà hàng nên lượng điện năng sử dụng trong lĩnh vực này còn thấp.
2.2.2.2 Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Doanh thu của Điện lực Lục Ngạn bao gồm: tiền điện; tiên mua bán công suất phản kháng; doanh thu tài chính (lãi tiền gửi ngân hàng). Ở đây ta chỉ xét đến doanh thu tiền điện.
Doanh thu điện năng được tính bằng công thức sau:
Trong đó: TR : Doanh thu
gi : mức giá bán điện thứ i
Ai : điện năng thương phẩm bán với mức giá gi
Bảng 2.9. Doanh thu tiền điện của Điện lực Lục Ngạn giai đoạn 2013-2015 (Đơn vị: tỷ đồng)
Năm Doanh thu (tỷ đồng) So sánh với doanh thu năm trước (%)
2013 101,69
2014 131,21 +29%
2015 167,24 +27,5%