1.1 Khái quát về tuyến phố Trần Phú - khu di sản đô thị Hội An
1.1.2 Đặc điểm lịch sử của tuyến phố Trần Phú – Khu đô thị cổ Hội An
Hội An, tên gọi hiện nay của thị xã (nay là thành phố) ở phía Nam thành phố Đà Nẵng 30km, là nơi đang cuốn hút sự chú ý của các nhà sử học, các nhà phục hồi di tích, các nhà lịch sử nghệ thuật, các kiến trúc sư, các nghệ sĩ tạo hình nói riêng và các nghệ sĩ ở mọi lĩnh vực nói chung, bởi tại đó có những quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo và phong phú.Khó có thể trả lời một cách cặn kẽ những câu hỏi lớn đang được đặt ra về quá trình hình thành quần thể kiến trúc đô thị cổ Hội An nói riêng và tuyến đường Trần Phú nói chung. Nó có từ bao giờ ,quá trình hình thành và phát triển của nó như thế nào? Chúng ta chỉ xác định được phần nào thông qua các tài liệu của các nhà khoa học để lại.
Đô thị cổ Hội an An xưa gọi là Faifo, Hải phố, Hoài phố, thuộc tỉnh quảng nam vốn là thành phố cảng lớn của vương quốc Champa trên vùng đất Amavarati từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 15. Đầu thế kỷ 14, đám cưới Việt – Cham , Huyền Trân – Chế Mân (1306) với của hồi môn Ô ri đã làm cho biên giới đại việt vươn tới vùng đất bắc quảng nam. Sau năm 1471 từ quảng nam đến bình định đã nằm trong bản đồ đại việt.Hội An ra đời từ đó, nhờ hải cảng lớn của nó là sông Thu bồn là Cửa Đại Chiêm mà người việt quen viết tắt là Cửa Đại ,đô thị cảng ngày càng phát triển dưới thời các chúa Nguyễn, cho đến thế kỷ 18 suy tàn theo nội chiến Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn. [16]
Hinh 1.6 Hình ảnh FAIFO – Hội An xưa [29]
Thời kỳ tiền Hội An
Khu đô thị cổ Hội An nằm gần cửa sông Thu Bồn, con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Nam. Hạ lưu sông Thu Bồn khi đổ ra biển Đông được chia thành nhiều nhánh. Nhánh tiếp xúc với khu phố cổ mang tên sông Hội An, còn dòng chảy giữa hai cồn Cẩm Nam và Cẩm Kim là dòng chính của sông Thu Bồn[14].
Địa danh "Hội An" được cho rằng xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 16, nhưng vùng đất xung quanh đô thị này đã có một lịch sử rất lâu đời.Trong suốt thời kỳ
"tiền Hội An", nơi đây từng tồn tại hai nền văn hóa lớn, đó là văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa [14]. Một đặc điểm khác có thể nhận thấy là khu vực Hội An không có những dấu tích của thời kỳ đầu và giữa, nhưng mảnh đất nơi đây đã từng tồn tại và có sự phát triển rực rỡ nền văn hóa Sa Huỳnh muộn. [14]Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, vương quốc Chăm Pa bị Đại Việt đẩy dần về phía Nam.
Năm 1471, thủ phủ cuối cùng của Chăm Pa ở Bầu Giá, Bình Định ngày nay, bị nhà Lê chiếm. Vùng đất Hội An trở thành lãnh thổ của Đại Việt từ đó, nhưng phải về sau nơi đây mới phát triển thành một khu vực thương mại.
Hội An được hình thành dựa trên sự kế thừa cảng biển của người Chăm và người Việt bắt đầu tới đây từ thế kỷ 15. Đó là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của đô thị Hội An.[14]
Thời kỳ Hội An - Ra đời và phát triển phồn vinh Theo các nghiên cứu lịch sử cho thấy:
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự trị vì của nhà Lê.
Vào năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết năm, người con rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át. Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa [14]
Sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên,xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó. [1]
Thế kỷ 17 chúa Nguyễn không ngừng khai phá miền Nam, lấn chiếm lãnh thổ của người Chăm. Trên những vùng đất do chúa Nguyễn cai quản, có những khu phố nước ngoài hình thành dựa trên một số luật lệ bảo hộ cho các hoạt động thương mại của người ngoại quốc[14].
Vào năm 1567, triều đình nhà Minh của Trung Quốc từ bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng, cho thuyền buôn vượt biển giao thương với các quốc gia vùng Đông Nam Á, nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản.
Điều này đã bắt buộc Mạc phủ Toyotomi rồi Mạc phủ Tokugawa cấp phép cho các thuyền buôn Châu Ấn sang mở rộng quan hệ thông thương với Đông Nam Á và mua lại hàng hóa Trung Quốc từ các quốc gia đó.Từ năm 1604 cho tới năm 1635 khi chính sách đóng cửa được ban bố đã có nhiều con thuyền Châu Ấn đã cập bến tại cảng Hội An[14] .Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ 17.
Hinh 1.7 Hội An trong bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ [27]
Nhưng khoảng thời gian tiếp sau, do chính sách bế quan của Mạc phủ Tokugawa cũng những chính sách đàn áp người Nhật Công giáo của chúa Nguyễn, khu phố Nhật ở Hội An dần bị lu mờ, những người Hoa dần thay thế vai trò của người Nhật trong việc buôn bán. Những người Hoa biết đến Hội An từ rất sớm, họ vẫn tiếp tục tới buôn bán rồi trở về.[13]Phải sau loạn Minh Thanh xảy ra khoảng giữa thế kỷ 17, rất nhiều người Hoa di cư tới Trung Bộ Việt Nam và xây dựng nên nhiều cộng đồng Minh Hương Xã. Khu phố dọc bờ sông, được gọi khu Đại Đường, kéo dài 3, 4 dặm. Dân cư ở đây phần lớn là người Phúc Kiến, mọi người ăn vận theo trang phục của nhà Minh. Nhiều người Trung Quốc tới định cư để buôn bán đã kết hôn với những phụ nữ bản địa. [13]Bên cạnh những người Hoa nhập quốc tịch Việt Nam, nhiều người Hoa khác vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc mà người Việt thường gọi là Khách trú. [10]
Thời kỳ suy vong
Thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh đánh chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng để lại một Hội An điêu tàn.
[13]
Hinh 1.8 Bến sông Hội An cuối thế kỷ 18 [27 ]
Khoảng 5 năm sau, cảng thị Hội An mới dần dần hồi sinh, hoạt động thương mại được phục hồi nhưng không được như trước. Người Việt cùng người Hoa cùng xây lại thành phố từ những đống đổ nát cũ, những ngôi nhà mới mọc lên theo kiến trúc của họ và vô tình, dấu vết của khu phố Nhật Bản đã bị xóa đi mãi mãi.Thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sông Cổ Cò cũng bị phù sa bồi lấp,triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế quan hệ với nước ngoài.Từ đó, Hội An dần suy thoái, mất đi vị thế cảng thị quốc tế quan trọng.
[10] Những con đường mới về phía Nam dòng sông được xây dựng và các khu phố được mở rộng thêm.
Năm 1888, khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp,hoạt động thương nghiệp ở Hội An dần bị đình trệ.Các kiến trúc nhà ở trong khu phố cổ, các hội quán còn lại đến ngày nay đều có hình dáng được tạo nên từ giai đoạn này.
Ngày nay:
Đầu thế kỷ 20, tuy mất đi vai trò cảng thị quan trọng, hoạt động buôn bán ở Hội An chưa khi nào chấm dứt và nơi đây vẫn là thị xã, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Khi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được thành lập vào năm 1976, thành phố Đà Nẵng trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới, Hội An rơi vào một thời kỳ bị quên lãng[13].
Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, gồm 3 phường: Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong và 6 xã: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Nam, Cẩm Thanh.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách Quảng Nam ,Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1tháng 1 năm 1997. Hội An là thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Nam.Chính nhờ sự thay đổi vai trò trong lịch sử, cộng với nhiều yếu tố khác nên Hội An đã may mắn tránh được sự biến dạng của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam trong thế kỷ 20. Từ thập niên 1980, Hội An bắt đầu nhận được sự chú ý của các học giả Việt Nam, Nhật Bản và phương Tây.
Ngày 16 tháng 8 năm 1999, chia xã Cẩm Hà thành xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà; thành lập phường Tân An trên cơ sở 73,5 ha diện tích tự nhiên và 4.233 nhân khẩu của phường Cẩm Phô; 74 ha diện tích tự nhiên và 775 nhân khẩu của xã Cẩm Hà.
Tại kỳ họp lần thứ 23 từ 29 tháng 11 đến 4 tháng 12 năm 1999 ở Marrakech, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách các di sản thế giới. Đô thị cổ Hội An dần phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch. Ngày 12 tháng 1 năm 2004, chuyển xã Cẩm Châu thành phường Cẩm Châu; chia xã Cẩm An thành 2 phường: Cẩm An và Cửa Đại.
Ngày 8 tháng 3 năm 2007, chuyển xã Cẩm Nam thành phường Cẩm Nam Bảng 1.1 Bảng thống kê thời kỳ hình thành và phát triển tuyến phố Trần Phú – Hội An :
Stt Tên Phố Thời kỳ Đặc điểm lịch sử
1
Tên tiếng Pháp RueduPont Japonais
Trước năm 1947 –Thời ký Pháp Thuộc
Có bề ngang rất hẹp. Thực dân Pháp yêu cầu tỉnh Quảng Nam tiến hành mở rộng mỗi bên lùi vào 2 thước.
Việc mở rộng không được thực hiện đồng loạt mà bằng cách khi nhà nào tiến hành sửa chữa
thì cấp giấy xin phép, trong đó có mục yêu cầu chủ nhà lùi vào 2 mét theo quy định. Từ thực tế đó, cảnh quan trên đường Trần Phú trở nên nham nhở vì có nhà thụt vào, nhà ló ra không theo một trật tự nào mặc dù đây là trục đường chính của phố cổ.
2 Tên tiếng Việt
Nguyễn Huệ 15-12-1947
Hội đồng đính chính các tên đường của tỉnh Quảng Nam đã ra quyết nghị và được Hội đồng Chấp pháp Lâm thời Trung kỳ duyệt lãm.Trong dịp này các con đường mang tên tiếng Pháp đều được đổi thành tiếng Việt.
3
Chùa Cầu - (đoạn từ chùa Cầu đến chợ Hội An) và nối tiếp là đường Nhà Đèn (đoạn từ chợ Hội An đến hết Nhà máy đèn)
Trong thời gian từ 1947 đến 1955(dưới thời Chính phủ Bảo Đại)
Các con đường khác cũng được đặt lại tên căn cứ theo khu vực cư trú của người Hoa hoặc đặc tính của con đường đó trong lịch sử như đường Quảng Triệu.
3-10-1953
Tỉnh trưởng Tống Quyền lưu ý đến vấn đề mở rộng con đường Chùa Cầu là con đường chính rất đông đúc của thành phố Hội An vào 2 thước trong lề đường.
Cảnh tượng hỗn độn của các con đường ở thành phố Hội An, nhà cửa không theo trật tự làm cho kẻ bộ hành không có chỗ để chân, đành phải đi ra giữa đường.
4
Cường Để - kéo dài từ chùa Cầu đến Nhà máy đèn(gồm đường Chùa Cầu và đường Nhà Đèn trước đó).
23-5-1955 Theo tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt)
Tuy nhiên, ngày 13-3-1953, Phủ Thủ hiến Trung Việt đã không chấp thuận việc mở rộng đồng loạt với lý do “ngân sách Trung Việt hiện thời eo hẹp.
Tòa Đại biểu Chính phủ tại Trung nguyên Trung phần đã có nghị định đổi tên đường Nguyễn Huệ thành Cường Để, kéo dài từ chùa Cầu đến Nhà máy đèn (gồm đường Chùa Cầu và đường Nhà Đèn trước đó).
5 Nhà khảo cổ học Nhật Bản Fukukawa
Yuichi khảo sát vào tháng 9-1993 tại các sân sau và trước của các nhà chính trên đường Trần Phú (tức là dãy phố