Hiện nay trên thế giới có rất nhiều di sản tồn tại và được quản lý bảo tồn rất tốt. Việc tham khảo mô hình phát triển bảo tồn, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên các nước trên thế giới là hoàn toàn cần thiết, để tìm hiểu các giải pháp áp dụng thực tế vào quản lý không gian cảnh quan của nước ta
+ Kinh nghiệm nước ngoài
2.4.1 Kinh nghiệm của Đài Loan [4]
Dadaocheng là một trong những khu vực đô thị lâu đời nhất thành phố Đài bắc với một lịch sử phát triển hơn 150 năm. Kinh nghiệm Đài Loan cho thấy, chính quyền xem ‘bảo tồn’ là nỗ lực và trách nhiệm chung của cả xã hội, đặt người dân vào trung tâm của các chính sách bảo tồn; lồng ghép một cách thông minh nhiệm vụ bảo tồn vào công tác phát triển đô thị; dùng cơ chế điều tiết phát triển để bảo tồn mà không tốn chút ngân sách nào; cũng không bắt người dân phải hy sinh quyền lợi chính đáng của mình vì sự nghiệp bảo tồn, khiến đôi bên cúng phát triển. Nói cách khác, người dân được đền bù xứng đáng về cả vật chất và tinh thần nếu tham gia công cuộc bảo tồn. Đây có lẽ là khía cạnh mấu chốt cho sự thành công bền vững của bảo tồn.
Bên cạnh nhà nước, các tổ chức xã hội: phi chính phủ, phi lợi nhuận do những chuyên gia, những trí thức có tâm và có tầm điều phối đã có vai trò quyết định đến
sự thành công trong bảo tồn ở Dadaocheng nói riêng và toàn bộ Đài Loan nói chung.Nhiều người có tình yêu mãnh liệt với di sản và di tích đã cống hiến gần như trọn đời mình cho sự nghiệp bảo tồn . Đài loan nhận thức đầy đủ và đúng đắn về công tác bảo tồn, ban đầu nhờ giới trí thức và chuyên gia, sau đó được sự ủng hộ về mặt chính trị của chính quyền, và được chia sẻ vận động sâu rộng đến xã hội.
Thúc đẩy bảo tồn ‘khu vực đô thị lịch sử Dadaocheng’ – bằng công cụ
‘Nhượng quyền phát triển’ (TDR). Để thực hiện công tác bảo tồn và tôn tạo các di sản trên, các chủ sở hữu các công trình trên sẽ được “bồi thường” cho các chi phí thực hiện bảo tồn và ‘sự thiệt thòi’ do không được phát triển ngôi nhà của mình (nâng tầng hay mở rộng, đập đi xây mới) bằng quyền “nhượng quyền phát triển”.
Cách làm này có nguồn gốc từ từ kinh nghiệm của thành phố New York: transfer of development right (TDR). TDR là một công cụ điều tiết phát triển thông qua quy hoạch, nó cho phép hạn chế chỉ tiêu sử dụng đất (cụ thể là hệ số sử dụng đất) tại một lô đất cụ thể (vì mục tiêu nào đó) bằng cách chuyển giao một phần hoặc toàn phần quyền phát triển trên lô đất đó sang lô đất khác (có khả năng tiếp nhận phát triển). TDR đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực quy hoạch, tuy nhiên cũng không phải được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước.
Ở Đài Loan, hệ thống công cụ TDR được nghiên cứu và đề xuất thành 4 loại cơ bản và vận hành song song.
Công cụ TDR đã mang đến cho người dân một cơ hội để tham gia vào quá trình ra quyết định và và hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ công tác bảo tồn. Cơ chế đặc biệt này, trong hơn mười năm qua, đã làm cho Dadaocheng đã thay đổi đáng kể. Nhiều chủ nhà đã dọn dẹp mặt tiền, bỏ đi nhưng dây điện, điện thoại cũ, thừa, khôi phục nguyên trạng mặt đứng bằng những kỹ thuật bảo tồn tinh tế.
Dadaocheng đã hồi sinh lại khung cảnh một thời vàng son của nó.
Khi áp dụng vào công tác bảo tồn ở Đài Loan, TDR tỏ ra là một công cụ vô cùng hiệu quả và có ý nghĩa lớn: nó giảm thiểu áp lực ngân sách chi trực tiếp cho
công tác bảo tồn, nhưng thúc đẩy hoạt động bảo tồn diễn ra nhanh chóng cho tất cả các bên liên quan, đặc biệt là chủ sở hữu các công trình di sản.
Đối với khu vực đô thị lịch sử đặc biệt Dadaocheng, để bảo tồn và phục dựng các công trình lịch sử, các công cụ khuyến khích (incentives) và hỗ trợ (subsidies) được áp dụng như sau:
Tổng sàn = Tổng sàn gốc V0 + Tổng sàn thưởng (V1, V2, V3, V4)
Cơ chế chính sách được nhà nước , triển khai thúc đẩy hành động hiệu quả. Cụ thể, cơ chế “nhượng quyền phát triển’ (TDR) đã có tác dụng thực sự như động cơ và nhiên liệu của cỗ máy ‘bảo tồn’. TDR hoàn toàn có thể xem xét để áp dụng cho Khu Phố cổ Hà Nội vừa để thúc đẩy những đầu tư phục dựng cải tạo nhà cổ vừa có thể giúp giãn dân phố cổ một cách tự nguyện, theo đúng cơ chế thị trường.
Khai thác trí tuệ và tâm huyết của các trí thức, chuyên gia, tạo điều kiện cho sự đóng góp hiệu quả của các tổ chức dân sự phi lợi nhuận, phi chính phủ cũng là yếu tố rất nổi bật cho thành công về bảo tồn ở Đài Loan.
2.4.2 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
Tổ chức hàng loạt các workshop, các buổi trao đổi sâu, các hội nghị, hội thảo, các tua thăm quan có hướng dẫn và phân tích chuyên sâu cho người dân sống tại khu vực cũng như ở những khu vực khác, và cả du khách để nâng cao hiểu biết của người dân về công tác bảo tồn, giới thiệu cho họ các kinh nghiệm bảo tồn ở Penang, Malaysia, hay Tsugamo, Nhật Bản. Những trao đổi như vậy đã giúp người dân hình dung được vai trò lớn lao của họ trong phát triển cộng đồng và thúc đẩy bảo tồn.
Thực hiện bảo tồn với cách tiếp cận rất nhân văn: Thừa nhận, tôn trọng quyền lợi vật chất tinh thần của người dân; không cưỡng chế mà nâng cao nhận thức; tham gia và sự tôn trọng người dân là nguyên tắc được thống nhất áp dụng.
2.4.3 Kinh nghiệm trong nước tại Mỹ Sơn
- Công tác quản lý quy hoạch , xây dựng quy chế quản lý kiến trúc và xây dựng :
Kế hoạch quản lý được biên soạn 10 chương với các nội dung liên quan đến mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch quản lý. Các căn cứ pháp lý và điều khoản áp dụng trong việc quản lý , bảo vệ Khu di tích Mỹ Sơn, yếu tố tác động đến Khu di tích Mỹ Sơn bao gồm nguy cơ từ quá trình phát triển, giao thông và cơ sở hạ tầng, thủy điện trên lưu vực sông Thu Bồn, thảm họa thiên nhiên, thay đổi dòng chảy tự nhiên, tác động từ phát triển du lịch, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn, vai trò của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các sở ban nghành có liên quan và vai trò của cộng đồng dân cư địa phương, định hướng phát triển, kế hoạch hành động 2015-2020 và định hướng cho đến năm 2030
Quyết định số 1976/QĐ-TTG ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy hoạch thành lập mới rừng Mỹ Sơn là khu bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử, điều này không những giúp cho công tác quản lý bảo vệ mà còn là cơ sở để Ban Quản lý thực hiện các bước xúc tiến khoanh vùng cắm mốc.
Tập hợp và cập nhật lại thông tin trong các quy hoạch, quy định và văn bản pháp lý hiện có về khu Di tích Mỹ Sơn; gắn kết Khu di sản với cộng đồng dân cư xung quanh nhằm nâng cao đời sống người dân địa phương.
- Công tác tổ chức : Thành lập các đội kiểm tra trực thuộc chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý hoạt động trong nhiều lĩnh vực liên quan đến du lịch. Ở các xã ,phường các đội văn minh đô thị cũng được thành lập.
- Công tác quản lý, bảo tồn, sử dụng di tích kinh doanh thương mại du lịch Dựa vào đặc điểm thế mạnh từng vùng địa lý, nguồn tài nguyên du lịch, huyện đã quy hoạch thành 3 vùng trọng điểm du lịch có sự kết nối chặt chẽ với nhau.Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch những vùng trọng điểm, lấy Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn làm trung tâm, huyện Duy Xuyên đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút nhà đầu tư, nhờ vậy cơ sở hạ tầng tại những vùng trọng điểm đã hoàn thành và đang kêu gọi các doanh nghiệp triển khai dự án, cho thấy :
Lĩnh vực bảo tồn được triển khai hoàn thành nhiều kế hoạch quan trọng, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh giúp Mỹ Sơn có được nguồn kinh phí trùng tu mà còn giúp đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ với những kỹ năng và kinh nghiệm .
Những dự án được Ban Quản lý thực hiện nhằm phủ xanh, tái tạo cây bản địa , tạo điều kiện cho việc huy động, bố trí các nguồn vốn của địa phương để giám sát, phát triển bền vững tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Đề tài khoa học cấp quốc gia “Bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rừng đặc dụng Mỹ Sơn” được đưa vào thực hiện.
Chủ trương đẩy mạnh di sản hướng về cộng đồng đã góp phần khơi dậy nguồn lực trong cộng đồng trong công tác cùng xây dựng và phát triển sản phẩm thủ công mang dấu ấn địa phương, tạo động lực phát triển các sản phẩm làng nghề như dầu chổi, chằm nón, đá mỹ nghệ…
Công tác giáo dục về di sản trong học đường mà Ban Quản lý phối hợp với Phòng giáo dục huyện Duy Xuyên bền bỉ triển khai có kết quả tốt, ngày càng được cộng đồng quan tâm, sẻ chia.
Đột phá trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học một cách bài bản, đúng nguyên tắc vào công tác bảo tồn và đã được thực tế chấp nhận.
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT CÁC NHÓM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN PHỐ TRẦN PHÚ – HỘI AN