1.5 Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu trong công tác quản lý không gian kiến trúc tuyến phố Trần Phú - khu di sản Hội An
1.5.3 Về tổ chức bộ máy
Tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa hiện có quá nhiều đầu mối và chưa rõ đầu mối chính là cơ quan nào. Ở Trung ương, ngoài Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban UNESCO Việt Nam, còn có các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cùng quản lý các di sản thiên nhiên. Ở địa phương, đến nay cũng chưa có một mô hình quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thống nhất. Tùy theo hoàn cảnh, mỗi địa phương lại đưa ra những mô hình quản lý riêng của mình, nơi thì giao cho UBND tỉnh, nơi lại là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh.
Ngoài việc tuân thủ và thực hiện theo công ước quốc tế về di sản, công ước quốc tế về quyền con người và các công ước quốc tế khác có liên quan cũng như thực thi Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường, đất đai, quyền của người thiểu số liên quan đến bình đẳng, sinh kế, văn hóa, pháp lý... Việt Nam vẫn chưa có văn bản riêng biệt liên quan đến di sản thế giới. Việc áp dụng pháp luật về quản lý di sản chủ yếu thuộc thẩm quyền của các tỉnh, UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì việc quản lý nhà nước về di sản. Nhiều chức năng quản lý nhà
nước vẫn bị lẫn lộn giữa các phòng quản lý di sản thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các ban quản lý di tích gây chồng chéo chức năng.
1.5.4 Về ban hành cơ chế chính sách phát triển
Trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt, chính quyền thành phố Hội An đã quan tâm nhiều đến vấn đề bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan khu phố Trần Phú và toàn Hội An thành thành phố Sinh thái - văn - hóa du lịch và phát huy khu di sản, đã có nhiều dự án bảo tồn, khôi phục , quy hoạch không gian kiến trúc , cảnh quan môi trường , phát triển dịch vụ. Song các dự án còn chậm và hạn chế quy mô, thiếu nhiều kinh phí nguyên nhân là do tính chất đặc thù của di sản.
1.5.5 Sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng tại các khu di sản thế giới có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo quyền con người, giúp họ tiếp cận dựa trên quyền và thực hiện các nghĩa vụ tham gia. Cộng đồng cần nhận thức một cách sâu sắc lợi ích và mối liên kết của họ với di sản thế giới tại địa phương nhằm phát triển du lịch, cộng đồng, hướng tới phát triển bền vững. Để làm được việc này, Việt Nam cần thiết phải xây dựng cơ chế liên kết giữa các bên liên quan, khuyến khích nhiều hơn sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển du lịch, sáng kiến trong lập kế hoạch và ra quyết định liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm với di sản thế giới.
Có thể nói, sự tham gia của cộng đồng là một “quá trình” không dễ dàng. Nó phụ thuộc vào sự đàm phán giữa các nhóm khác nhau trong cộng đồng và có thể phải mất rất nhiều thời gian mới đạt được sự đồng thuận. Mặc dù vậy, đây vẫn là những thách thức cần phải giải quyết ngay từ bây giờ, nhằm đảm bảo tính bền vững của các di sản thế giới tại Việt Nam
Thực tế tình hình vi phạm không gian kiến trúc theo quy định diễn ra rất phức tập, ngoài sự quản lý của các cơ quan chức năng thì sự tham gia , giám sát và xử lý các vi pham rất quan trọng, bên cạnh đó cần phải nâng cao vai trò của người dân trong công tác quản lý.
Nhận thức một số bộ phận người dân trong công việc giữ gìn và phát huy các giá trị của không gian kiến trúc khu di sản còn hạn chế, mặc dù chính quyền đã tuyên truyền nhưng không vì thế mà lơi lỏng công tác này, cần tuyên truyền theo nhiều đợt để cang ngày nâng cao được nhận thức biến khu di sản thành niềm tự hào của chính họ.
1.6 Đánh giá tổng hợp a) Thuận lợi
Trần Phú như một bảo tàng về kiến trúc thu nhỏ với hàng loạt công trình mang đậm nét lịch sử, là tuyến phố tập trung nhiều nhất các nền kiến trúc của các nước Pháp ,Nhật, Trung, Champa, Việt nam, thu hút được nhiều khách du lịch, các nhà khoa học ,các nhà đầu tư nghiên cứu và bảo tồn.
Nằm một trong những vị trí chủ chốt, trọng tâm của khu đô thị, tuyến phố là một điểm nhấn trong việc phát triển kinh tế cũng như phát huy văn hóa.
Được chính quyền địa phương quan tâm với những chính sách đặc biệt trong việc bảo tồn và phát triển.Trở thành một trong tuyến phố đi bộ được quan tâm 1 cách đặc biệt.
Tập trung các mặt hàng kinh doanh vải vóc thủ công mỹ nghệ và các quán ăn mang đậm nét Hội an xưa , cùng với các phong tục tập quán văn hóa phong phú.
b) Khó khăn.
Chính quyền địa phương, những chủ nhân của di sản đang phải thường xuyên đối mặt là sự xuống cấp của di tích..Do tác động của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của khu vực như nắng nóng, mưa nhiều, nhất là lũ lụt thường xuyên hằng năm nên các di tích hiện đang xuống cấp trầm trọng.
Nguồn kinh phí trùng tu bỏ ra thường gấp từ 3 - 4 lần so với xây dựng một ngôi nhà mới theo kiến trúc hiện đại , người dân/chủ di tích rất khó khăn đầu tư với nguồn kinh phí lớn nhưng hiệu quả, diện tích sử dụng bị hạn chế.
Công tác tổ chức tu bổ chưa chắc đã được thực hiện do vấn đề về quyền sở hữu, quyền sử dụng giữa địa phương và người dân
Vật liệu truyền thống phục vụ cho công tác công tác tu bổ cũng là không đảm bảo về số lượng, chất lượng và cả về kích thước vật liệu. Nguồn gỗ để phục vụ cho tu bổ cũng bị khan hiếm do cấm khai thác rừng, và gỗ tu bổ di tích ở Hội An thường là gỗ kiền kiền Quảng Nam. Vữa vôi truyền thống do không còn sản xuất nên được thay thế bằng vữa ba-ta vẫn không đảm bảo cho công tác tu bổ dẫn đến việc không đồng đều trong quá trình sử dụng dẫn đến hiện tượng co nhót, ngày càng xuất hiện nhiều vết nứt, hở, kéo theo là sự thấm dột mái vào mùa mưa dẫn đến sự nhanh xuống cấp của di tích.
Kinh nghiệm, chuyên môn của đội ngũ thợ thi công tu bổ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật quản lý trùng tu vẫn còn nhiều hạn chế. Nhận thức, hiểu biết về giá trị di tích chưa đủ cũng là tác nhân gây trở ngại, khó khăn cho công tác tu bổ, thậm chí làm sai lệch giá trị di tích sau khi tu bổ.
Lũ lụt xảy ra hằng năm với tầng suất ngày càng cao, tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến các di tích ở Hội An. Mực nước biển dâng, vấn đề xả đập của các nhà máy thủy điện ở thượng lưu sông Thu Bồn vào mùa mưa lũ khiến cho mực nước hạ lưu sông Thu Bồn lên nhanh, gây lụt đã ảnh hưởng rất lớn đến các di tích trong khu phố cổ.
Nguy cơ cháy nổ cũng thường trực tại các điểm di tích. Những mặt hàng kinh doanh dễ cháy như vải, các đồ lưu niệm bằng gỗ, tre trưng bày dày đặc trong di tích
Lượng khách đến tham quan Hội An nhiều và tập trung hầu hết tại khu phố cổ (với diện tích chỉ hơn 0,6 km2) cộng với người dân bản địa dẫn đến tình trạng cơ sở hạ tầng quá tải.
Các loại hình kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch phát triển mạnh, kéo theo diện tích dành cho kinh doanh tăng lên dẫn đến cơ nới di tích làm thay đổi không gian kiến trúc công trình cổ và cảnh quan đô thị
c) Cơ hội
Nhu cầu du lịch văn hóa ngày càng tăng, với văn hóa và kiến trúc phong phú thu hút được bạn bè trong nước và quóc tế ( Hơn 65% thu nhập của thành phố là từ dịch vụ – du lịch – thương mại. Tỷ trọng này xấp xỉ với các trung tâm du lịch lừng danh trên thế giới
Được sự đầu tư của chính quyền địa phương và nhà nước với sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài như Unessco.Thu hút được nhiều dự án đầu tư bảo tồn, môi trường,kiến trúc trong và ngoài nước
d) Thách thức
Bảo tồn nguyên vẹn không gian kiến trúc của khu phố dưới tác động của môi trường, kinh tế-xã hội , quá trình đô thị hóa là một bài toán khó của chính quyền địa phương cũng như người dân nơi đây
Thiếu thốn vốn đầu tư cũng như bảo tồn di tích 1 cách tông thể và nguyên trạng hay việc sử dụng các nguồn vốn 1 cách hợp lý vẫn luôn là vấn đề nan giải của khu vực.
Sự chuyển dịch lao động từ các ngành nghề và vùng miền khác đổ về Hội An làm tăng áp lực giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Sức ép tăng dân số cơ học trong khi hạ tầng của thành phố chưa theo kịp với tốc độ gia tăng dân số
Nguy cơ đe dọa sự mất còn của di sản từ thiên nhiên, tự nhiên ngày càng hiện ra rõ nét: Bão lụt, mối mọt, sự bất trắc của khí hậu, môi trường ô nhiễm...Bên cạnh đó những áp lực của sự phát triển, tình trạng thương mại hóa di sản, vấn đề an toàn cháy nổ…luôn luôn là những thách thức lớn đang đặt ra từng ngày, từng giờ với Hội An.
Ngành du lịch thiếu hoạch định chiến lược, phát triển du lịch ồ ạt dẫn đến sự quá tải của các di tích, văn minh kinh doanh chưa được chú trọng, tình trạng ô nhiễm môi trường… là những thách thức không nhỏ đối với du lịch Hội An. Còn quá nhiều bất cập trong quy hoạch đô thị, công viên, khu giải trí còn hạn chế... Nơi ở của các chủ nhân di tích còn nhiều bất cập, chưa ngăn nắp, lộn xộn trong kiến trúc và đang có xu hướng tùy tiện trong xây dựng… Nguồn vốn đầu tư không cần bằng:
chủ yếu tập trung vào các dịch vụ lưu trú, khu nghỉ mát và dịch vụ giải trí, rất ít các dự án đầu tư về thương mại, dịch vụ, tu bổ di tích. Quy mô hoạt động kinh doanh chuyên ngành tại Hội An vẫn còn nhỏ lẻ, lợi ích của cộng đồng chưa được các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhận thức rõ. Thêm vào đó, du lịch Hội An đang đứng trước khó khăn do thiếu lao động quản trị doanh nghiệp du lịch.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN PHỐ TRẦN PHÚ - HỘI AN
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan 2.1.1. Cơ sở lý luận cơ bản về không gian kiến trúc cảnh quan
Không gian kiến trúc cảnh quan là một bộ môn khoa học tổng hợp liên quan đến nhiều chuyên ngành lĩnh vực khác nhau, như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc... nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, nghỉ ngơi,
giải trí, thiết lập cải thiện ,bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật.Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phận tự nhiên ( địa hình , mặt nước , cây xanh, không trung) và thành phần nhân tạo ( kiến trúc công trình, giao thông, hạ tâng kỹ thuật, trang trí ).
Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cung quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian.[3]
Để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu di sản tốt cần phải xem xét, nhìn không gian kiến trúc cảnh quan dưới dạng tổng thể sau đó đi vào chi tiết cụ thể từng công trình, di tích, bởi quản lý không gian kiến trúc chính là quản lý chất lượng không gian ,kiến trúc khu di sản và bảo tồn phát huy giá trị khu di sản.Có như vậy không gian kiến trúc của tuyến phố Trần Phú mới là một chỉnh thể không bị tách biệt , phát triển theo hướng hòa nhập quá khứ, hiện tại với tương lai.Trong tổng thể kiến trúc của tất cả các công trình trên tuyến phố Trần Phú, mỗi một công trình là một bộ phận cấu thành không gian kiến trúc đô thị. Do đó, việc tạo lập và hình thành các công trình kiến trúc trong khu vực phải tuân thủ nguyên tắc kết hợp chung với riêng, cá nhân với cộng đồng. Việc cải tạo không gian kiến trúc trong đô thị phải tuân thủ các quy tắc quản lý quy hoạch và thiết kế đô thị một cách chặt chẽ tạo nên một trật tự kiến trúc phụ hợp với không gian và thời gian.Bên cạnh đó quản lý không gian kiến trúc cần gắn với thiết kế cảnh quan, thiết kế quy hoạch tổng thể trong đồ án quy hoạch chung của Hội An.
Theo văn kiện Narra (1995) về tính xác thực thì các giá trị được chấp nhận dựa trên cơ sở khoa học, dựa trên bản đồ gốc để tái tạo các đặc tính cơ bản, thực hiện một cách truyền thống[5]
Theo hiến chương Venice (1965) khái niệm di tích lịch sử không chỉ là một công trình đơn lẻ mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa, hoặc một sự kiện lịch sử. Một di tích là 1 chứng nhân của lịch sử và không thể nào tách rời với khung cảnh mà nó tọa lạc sau nhiều thế kỷ.[5]
Theo hiến chương Burra (1979) bảo vệ các địa điểm di sản có giá trị văn hóa thì [5] :
Địa điểm ( place) bao gồm di chỉ (site), vùng đất ( area, land ), cảnh quan ( landscape), công trình xây dựng cà công trình khác ( bulding and other work ), và một số nhóm công trình xây dựng và công trình khác, không gian và cả thị giới địa địa điểm.
Bảo tồn ( conservation ) : tất cả mọi quy trình có thể sử dụng để trông coi địa điểm nhằm lưu trữ ý nghĩa văn hoa của nó. Các địa điểm có ý nghĩa văn hóa cần được bảo vệ. Xây dựng mới, phá sụp đổ xâm chiếm, hạ thấp giá trị của khung cảnh hoặc các mối quan hệ là không thích hợp. Thấu hiểu ý nghĩa văn hóa, phát triển chính sách và quản lý phù hợp.Việc bảo vệ thể hiện và quản lý một địa điểm cần có sự tham gia của những người có mối liên kết đặc biệt với địa điểm có ý nghĩa đặc biệt với họ, những người có tinh thần về trách nhiệm, xã hội về văn hóa ở một phương diện nào đó đối với địa điểm.
Theo hiến chương Athens (1931) về trùng tu di tích lịch sử cần phải tôn trọng tính chất, diện mạo của đô thị trong quá trình xây dựng, đặc biệt là ở vùng lân cận di tích. Các cảnh quan lịch sử cũng cần được bảo tồn. Nghiên cứu các loại cây xanh phú hợp. Loại bỏ các loại hình quảng cáo không phú hợp, hình thức gây ô nhiễm, các thành phân kỹ thuật ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan di tích. [5]
2.1.2. Nội dung quản lý không gian kiến trúc cảnh quan a) Đối với không gian cảnh quan tuyến phố Trần Phú
- Cảnh quan chung của khu vực bao gồm không gian, độ cao, cơ sở hạ tầng, kiểu thức kiến trúc, sắc thái, bố cục, màu sắc và cả những khoảng trống, thuộc đất công cộng, những khoảng sân trời, sân vườn trong từng ngôi nhà phải được bảo tồn theo các yếu tố gốc của Khu phố cổ.
- Không gian khu vực bảo tồn phải được giữ gìn, phát huy giá trị đặc trưng của không gian, kiến trúc, cảnh quan vốn có của khu vực.
- Không gian, cảnh quan, cây xanh, mặt nước xung quanh và trong khuôn viên các công trình kiến trúc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh phải tuân thủ các quy định pháp luật về di sản văn hóa và phải được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.
- Việc thay đổi địa hình, cảnh quan tự nhiên như: san, lấp các khu đất,hồ,ao,cây xanh, mặt nước đều phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị được duyệt.
- Trong khu vực bảo tồn, chiều cao tối đa của công trình xây mới phải tuân theo các quy định kiểm soát chiều cao theo quy hoạch đô thị; mặt đứng các hướng, hình thức, vật liệu, màu sắc của mái, cổng, tường, rào cần được duy trì hình thức kiến trúc và cảnh quan vốn có của khu vực.
- Đảm bảo hài hòa, thống nhất giữa các công trình xây dựng mới, sửa chữa, tôn tạo với những công trình bảo tồn về hình thức kiến trúc, vật liệu sử dụng, màu sắc cho mái và trang trí mặt ngoài nhà.
Không được mở rộng đường chính trong khu vực I. Cần phải khôi phục lại các đường kiệt cũ và có thể mở thêm một số đường kiệt cần thiết cho công tác phòng cháy - chữa cháy, nhưng không được ảnh hưởng xấu đến các di tích và không làm tổn hại đến cảnh quan chung của khu vực I.
- Các khoảng trống, sân vườn, sân trời trong di tích ở Khu phố cổ có tác dụng thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho di tích và góp phần tích cực cải thiện môi trường cho Khu phố cổ cần phải được giữ gìn chu đáo, không vì mở rộng diện tích xây dựng mà thu hẹp diện tích sân vườn, sân trời. Khi cấp phép xây dựng phải cân nhắc từng trường hợp cụ thẻ theo hướng giữ lại các khoảng không gian này và mật độ xây dựng công trình phải được ghi rõ tại Giấy phép xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở của công dân. - Tại các đường phố trong Khu vực I, cấm các loại ô tô lưu thông. Vào các ngày lũ