Giải pháp quản lý các hoạt động tác động đến không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú - Hội An

Một phần của tài liệu Quản lý không gian kiến trúc tuyến phố trần phú hội an (Trang 95 - 116)

3.2 Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú – Hội An

3.2.6 Giải pháp quản lý các hoạt động tác động đến không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú - Hội An

a. Hoạt động kinh doanh:

Đa phần mặt hàng kinh doanh trên tuyến đường Trần Phú là vải vóc và thủ công mỹ nghệ thuộc các hộ gia đình hoặc được thuê lại bày bán với số lượng lớn.

+ Các hoạt động kinh doanh trong nhà: niêm phong giá, tránh tình trạng nhảy giá chặt chém các du khách trong và ngoài nước.

- Thường xuyên kiểm tra chất lượng, cũng như dịch vụ của các mặt hàng, quản lý phân bố các mặt hàng theo số lượng,phân bố đồng đều trong khu phố

- Đối với các mặt hàng gia truyền, thủ công mỹ nghệ ,cần có nhiều chính sách khuyến khích , tăng cường cũng như hỗ trợ các hộ dân, hộ kinh doanh phát triển buôn bán cũng như giữ gìn bản sắc địa phương.

+ Các hoạt động kinh doanh ngoài vỉa hè: Là một đặc sắc bản địa riêng ,tạo nên sự phong phú trong cách sông cũng như văn hóa của Hội An, Tuy vậy cần quản lý có tổ chức, một cách chuyên nghiệp tránh tính trạng làm mất mỹ quan khu phố:

- Đối với mặt hàng này cần quản lý chặt chẽ, thống kê chi tiết số liệu, địa điểm, kiểm tra chất lượng cũng như tuyên tuyền giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, giới hạn vị trí cho phép, đồng nhất về trang phục màu sắc phù hợp với cảnh quan đô thi.

b. Hoạt động quảng cáo

- Các hoạt động quảng cáo cần nghiêm chỉnh chấp hành quy định chung của khu phố và của cơ quan chính quyền địa phương ban hành.

- Sử dụng các biển báo nhỏ gọn, màu sắc và kích thước theo quy định phù hợp với cảnh quan chung khu phố, nghiêm cấm tình trạng treo áp phích bảng hiệu lên cột đèn, cây cối, kiên quyết xử lý các hình thức gây mất mỹ quan đô thị.Biển quảng cáo hình chữ nhật theo chiều đứng với kích thước 0,6mx2m-2,4m được treo với độ cao thấp nhât là 2,5m so với cos mặt đường. Các bẳng hiệu nằm ngang với kích thước tương ứng với bẳng đứng được treo với độ cao thấp nhât là 2,5m so với cos mặt đường.

c. Hoạt động văn hóa lễ hội

- Các hoạt động lễ hội cần được cho phép của chính quyền địa phương và dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học lịch sử, chuyên môn khai thác bảo tồn từ chính văn hóa, bản sắc của địa phương.

- Các hoạt động cần được phê duyệt, kiểm định chất lượng , nội dung dưới sự chỉ đạo của cơ quan chức năng và các nhà khoa học.

- Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và người dân bản địa, các cơ quan quản lý, tổ chức các lễ hội, sự kiện đảm bảo an toàn và chất lượng không gây ảnh hưởng đến không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh khu vực.

3.3 Các nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế chính sách 3.3.1 Đề xuất tổ chức bộ máy quản lý

Quản lý quy hoạch kiến trúc luôn là một vấn đề quan trọng, để việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan chặt chẽ có hiệu quả và đồng bộ , thuận lợi trong việc phát triển theo định hướng quy hoạch của đồ án và đạt được kết quả tốt nhất cần đề xuất thêm một số giải pháp về bộ máy tổ chức như sau:

- Thành lập phòng văn hóa cộng đồng di sản có chức năng quản lý , tổ chức, tham gia đánh giá chất lượng các lễ hội , phát triển phục hồi văn hóa bản địa, bao gồm văn hóa đặc trưng lịch sử của khu phố cổ, văn hóa làng ven sông, văn hóa thương cảng, đồng thời tuyên truyền văn hóa, nâng cao ý thức của người dân.

- Thành lập đội xử lý nhanh có chức năng phòng cháy chữa cháy ,điều khiển giao thông mùa lũ lụt, giúp đỡ báo cáo tình hình khách lưu vong , giải quyết trật tự xã hội được phân bố thành từng nhóm phân bố thành từng cụm trên địa bàn. Truyền đạt thông tin, các hoạt động có ảnh hưởng tới khu phố đến các bộ phân cơ quan quản lý xử lý

Bảng 3.4 Sơ đồ đề xuât tổ chức bộ máy quản lý

[ chỉnh sửa theo sơ đồ tổ chức của Trung Tâm Quản Lý Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Hội An ]

- Thành lập phòng thanh tra giám sát có chức năng nhiệm vụ thanh tra các vi phạm trong các cơ quan quản lý, người dân trong và ngoài khu di sản,kết hợp với các cơ quan chức năng kiên quyết sử lý các sai phạm kết hợp với sự tham gia của cộng đồng.

3.3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ quản lý di sản

- Tuyển chọn đội ngũ cán bộ có năng lực tốt, khả năng chuyên môn cao tham gia các lớp học tại nước và quốc tế, tham quan , trao đổi kiến thức với các chuyên gia các ngành liên quan trong nước và ngoài nước.

- Nâng cao phẩm chức đạo đức, lối sống của cán bộ từ chính quyền đến địa phương, tổ dân phố..thực hiện xử lý nghiêm túc trường hợp vi phạm.

- Rút gọn các quy trình hợp lý, nhanh gọn, khoa học ,trong sạch hiện đại ,hiệu quả, phù hợp với nhu cầu phát triển di sản.

- Loại bỏ tư duy mang nặng tính chất hành chính, quan liêu, nhận thức mang tính tự phát, thiếu kế hoạch của một số bộ phận trong việc quản lý cảnh quan không gian kiến trúc.

- Tổ chức các cuộc thi đua phấn đấu, khen thưởng tuyên dương các cá nhân có thành tích, có sáng kiến tốt.

3.3.3 Các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách + Chính sách thu hút đầu tư và nguồn lực thực hiện

Ngoài việc dùng nguồn thu từ du lịch để đầu tư cho du lịch, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.

Điều chỉnh bao quát một số cơ chế, chính sách,các văn bản pháp luật của trung ương, các quy định cấp trên phù hợp với tính chất đặc thù của thành phố.Cơ chế, chính sách còn mang tính ngắn hạn, chỉ xử lý một số bất cập từ thực tiễn, chưa phải là chính sách mang tính dài hạn, tổng thể để tạo sự phát triển nhanh và bền vững cho thành phố

Tổ chức bộ máy, bổ sung thêm biên chế quản lý hành chính Tiếp tục phân cấp mạnh hoặc ủy quyền cho thành phố quản lý một số lĩnh vực mà thành phố có khả năng thực hiện phân cấp về các quyết định đầu tư các công trình xây dựng cơ bản và ưu tiên hỗ trợ mọi nguồn lực để Hội An có điều kiện phát triển trong tương lai.

Địa phương cần đầu tư, mở rộng không gian phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầng vùng ven nhằm giãn mật độ, giảm áp lực cho khu vực trung tâm đang là yêu cầu cấp bách cần được ưu tiên giải quyết.Tài chính ước định thu ngân sách và giao lại cho Hội An. Thu được bao nhiêu chi bấy nhiêu. Cơ chế phân cấp nguồn thu cho Hội An thế nào phải tính toán cụ thể. Cơ quan quản lý cần suy nghĩ thêm để tham mưu một cách hợp lý và chuẩn xác về những đề xuất của Hội An.

Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, dịch vụ, xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, liên kết giữa các doanh nghiệp, các địa phương để nâng cao hiệu quả, chất lượng các sản phẩm du lịch

Tiếp tục bố trí và thu hút nguồn lực đầu tư hoàn chỉnh một số công trình hạ tầng thiết yếu như: trung tâm tư vấn thông tin và hỗ trợ du khách tại khu phố cổ, tại Cù Lao Chàm, cảng du lịch Cửa Đại, các công viên, bãi tắm ven biển ở Cẩm An, Cửa Đại..

+ Chính sách khai thác du lịch dịch vụ văn hóa:

Trong đó cần chú trọng làm tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển loại hình du lịch sinh thái; có thể phối kết hợp giữa các địa phương với nhau để hình thành không gian, những tuyến và điểm du lịch sinh thái.

Ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng nhằm nâng cao hơn nữa lợi ích và trách nhiệm của người dân, xem đây là yếu tố hàng đầu, quyết định tính bền vững của du lịch Hội An

Ưu tiên phát triển du lịch văn hóa gắn với di sản, du lịch biển - đảo - làng quê - sông nước gắn với sinh thái, môi trường và các ngành nghề truyền thống, đồng thời tăng cường xúc tiến quảng bá, tiếp thị.

Hỗ trợ tập trung phát triển đồng bộ, đa dạng và khai thác phù hợp các loại thị trường, các dòng khách. Trong đó, thị trường khách truyền thống được chú trọng, khách châu Á và nội địa được phát triển mạnh. Các vùng du lịch cũng được đa dạng hóa và tạo sự kết nối liên hoàn,

Ưu tiên quảng bá sản phẩm du lịch, nhằm thu hút khách tham quan. Các sự kiện như: “Đêm phố cổ”, “Phố không có tiếng động cơ xe máy"; “Phố đi bộ”, "Sông xưa thuyền cổ”, “Đêm Cù Lao Chàm” cùng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cổ truyền... đã trở thành thương hiệu thu hút và giữ chân khách đến với Hội An và các điểm du lịch lân cận ở địa phương.

Thúc đẩy các doanh nghiệp tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, ưu tiên ,nêu gương các doanh nghiệp sáng tạo, tạo sự cạnh tranh khốc liệt, gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp. Với môi trường cạnh tranh mới, buộc các doanh nghiệp phải năng động, nhạy bén, đầu tư tâm sức để cung cấp những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của khách hàng

Triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch phát triển toàn diện. Không gian du lịch sẽ mở rộng ra ngoài khu phố cổ đến các vùng quê như: Cẩm Thanh, Cẩm Châu, Thanh Hà... phát triển du lịch theo hướng lưu trú cộng đồng. Các loại hình du lịch biển, du lịch sông, múa rối nước sẽ được đưa vào phục vụ du khách.

3.4 Giải pháp quản lý dựa vào phép phân tích SWOT kết hợp với quản lý thông qua dụng cụ GIS

Dựa vào việc niên giám thống kê Hội An qua các năm của Trung tâm quản lý bảo tồn di sản Hội An và UBND Phường Minh An chúng ta tổng hợp, thống kê chính xác được tình hình phát triển cũng như thông số về cộng đồng dân cư sống trong khu phố cổ. Từ đó tập trung được các nguồn thông tin, tài liệu cho việc phân tích và phát triển , định hướng tốt nhất.

Bảng 3.5 – Sơ đồ tổng hợp số lượng cửa hiệu buôn bán trên 4 đoạn đường chính trong Khu Phố cổ Hội An [16]

Bảng 3.6 – Sơ đồ tổng hợp số lượng người chủ sở hữu cửa hiệu trên 4 trục đường chính trong Khu phố cổ [16]

Bảng 3.7 – Sơ đồ tổng hợp tình hình dân số ở phường Minh An [16]

Bảng 3.8 – Sơ đồ tổng hợp số thế hệ sống trong 1 gia đình trên tuyến đường Trần Phú năm 2009 [16]

Bảng 3.9. Sơ đồ lượng khách đến Hội An [16]

Bảng 3.10. Sơ đồ lượng lưu trú tại Hội An [16]

Nhiều không gian cảnh quan vẫn tiếp tục bị lấn chiếm và sử dụng sai mục đích. Vậy thì nguyên nhân chính ở đâu? để hiểu rõ hơn về vấn đề này phân tích

SWOT sẽ là một công cụ phân tích hiệu quả có thể xác định các điểm mạnh, các điểm yếu, cơ hội và mối đe doạ trong công tác quản lý môi trường kiến trúc cảnh quan phố cổ hiện nay.

Bảng 3.11 Bảng phân tích bổ sung vấn đề SWOT

Thông qua các bảng thống kê số liệu nghiên cứu để có 1 cái nhìn tổng thể ta dùng phép phân tích SWOT đối với Trần Phú Hội An như sau:

Điểm mạnh S – Strengths :

+ Thương mại dịch vụ, buôn bán phát triển

+ Là con phố trung tâm lâu đời, tập trung nhiều kiến trúc cổ và kiến trúc tín ngưỡng độc đáo

+ Một trong những phố áp dụng đi bộ và chỉnh trang mặt đứng tổng thể.

Điểm Yếu W – Weakness :

+ Các mặt hàng chưa đa dạng, còn tồn đọng nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, cũng như không sử dụng tiềm lực sẵn có, cũng như phát triển văn hóa bản địa.

+ Mặc dù đã được tu bổ nhưng hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu.Mùa mưa vẫn bị ngập lut.

+ Các không gian cây xanh, công cộng giao tiếp cộng đồng xung quan chưa được đầu tư bố trí thiết kế hợp lý.

+ Hệ thống quản lý chưa thực sự tốt.

+ Vấn đề môi trường chưa được cải thiện.

+ Ý thức một số ng dân vẫn chưa cao.

Cơ hội O – Opportunities :

- Quy hoạch tầm nhìn phát triển đến năm 2025

- Giành được nhiều giải thưởng quốc tế, được sự đầu tư của chính quyền địa phương và nhà nước với sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài như Unessco.

- Thu hút được nhiều dự án đầu tư bảo tồn, môi trường,kiến trúc và các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Thách thức T – Threats :

- Lượng khách du lịch tăng cao, cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ yêu cầu cho lượng khách đến và lưu trú tại Hội An.

- Tình trạng mất lõi đô thị , do giá nhà đất lên cao, người dân đa phần bán lại nhà hoặc cho thuê để làm kinh doanh.

- Tình trạng xói mòn biển cửa đại , nạn nạo vét cát gây ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh và lũ lụt đến khu phố cổ biến đổi môi trường khí hậu.

Kết hợp quản lý với hệ thống GIS đã được nhiều nước áp dụng trên thế giới:

- Hệ thống GIS so với các công nghệ khác là khả năng gắn kết các thông tin kể cả yếu tố không gian phục vụ phân tích và truy cập theo yêu cầu. GIS là một công nghệ kết hợp nhiều loại hình công nghệ (đồ họa trên máy tính, bản đồ trợ giúp bằng máy tính, viễn thám,…), đặc biệt với khả năng phân tích, GIS được coi như là một công cụ trợ giúp đắc lực hiện nay, hệ thống GIS đã và đang được ứng dụng trong nhiều bộ ngành ở các lĩnh vực: quy hoạch xây dựng, sử dụng đất, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, các cơ quan đo đạc bản đồ.

- Hệ thống GIS phải có sự liên kết khớp nối liên ngàn

Bảng 3.12 Sơ đồ chức năng trong GIS

Lập nhiệm vụ quy hoạch, thu thập số liệu hiện trạng, đánh giá hiện trạng và xác định tiềm năng phát triển đô thị, định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, đánh giá môi trường chiến lược, thiết kế đô thị.

Tập trung vào các mục tiêu: xây dựng nền tàng cơ sở (bản đồ địa hình toàn quốc, địa chính, dữ liệu phi không gian…); xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian (khung dữ liệu quốc gia, ngân hàng dữ liệu, phát triển công nghệ GIS, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, đào tạo chuyển giao công nghệ…); xây dựng hệ thống ứng dụng đa ngành (hệ thống quản lý thông tin đất đai, hệ thống quản lý thông tin quy hoạch, hệ thống quản lý thông tin kiến trúc…); đang phát triển hệ thống nâng cao (thành phố thông minh-U-city, tối ưu hóa ứng dụng nâng cao, hệ thỗng hỗ trợ quyết sách quy hoạch…).

Bảng 3.13 Sơ đồ cơ sở dữ liệu và Nhóm chức năng trong GIS

3.5 Các nhóm giải pháp quản lý với sự tham gia của cộng đồng

Vai trò của cộng đồng luôn được ưu tiên hàng đầu trong việc quy hoạch , quản lý tổ chức không gian kiến trúc, do hoạt động tổ chức quản lý có ảnh hưởng trực

Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh người dân bởi vì khi làm việc cùng nhau sẽ tăng tính tự tin và khả năng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng, đảm bảo thu được những kết quả của dự án tốt hơn vì chính người dân biết rõ nhất là họ cần gì, những khả năng của họ và có thể dùng các nguồn lực riêng cho các hoạtđộng của cộng đồng, thể hiện trong nhiều khía cạnh :

3.5.1 Sự tham gia của cộng đồng vào công tác lập quy hoạch + Trong giai đoạn đánh giá khảo sát thực nghiệm :

Để có thể khảo sát, kiểm tra thực nghiệm, cảnh quan tự nhiên xung quanh một cách tốt nhất cần nhất vai trò của cộng đồng trong công tác này vì họ là người sinh sống ở đây là người hiểu rõ vị trí, cảnh quan thiên nhiên cũng như có đánh giá sát sao nhất , là một phần không thể thiếu trong việc lập, quản lý quy hoạch.

Kháo sát đánh giá thăm dò thu thập thông tin của người dân về để xem họ muốn gì, họ cần gì sau đó đưa ra bảng đánh giá để tìm giải pháp thích hợp

+ Trong giai đoạn lập quy hoạch :

Việc tham gia của cộng đồng đóng 1 vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc lập đồ án quy hoạch, tập trung được những vấn đề bức xúc ,khúc mắc cần giải quyết . Tập trung thăm dò ý kiến của cộng đồng dân cư trong khu vực lập quy hoạch cùng với các chuyên gia về lĩnh vực quy hoạch bảo tồn ,dựa trên đó tìm giải pháp hợp lý trước khi trình lên cơ quan thẩm quyền để phê duyệt.

+ Trong giai đoạn lập và phê duyệt đồ án :

Xác định mục tiêu của đồ án dưới sự giúp đỡ của cộng đồng dân cư và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, sau đó thảo luận tìm ra mục tiêu cần đạt được

Dựa trên các số liệu có sẵn cần thu thập thêm dữ liệu dưới sự giúp đỡ của cộng đồng dân cư bản địa và các chuyên gia đầu ngành để đánh giá hiện trạng lập đồ án, từ đó đưa ra định mức về kinh tế cũng như quyết định chất lượng của giải pháp thiết kế. Thu thập thông tin số liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau như khảo sát, tổ chức hội nghị , thống kê điều tra.

Trao đổi giữa các nhà đầu tư và cộng đồng để xem xét các nguồn vốn, nguồn lực có thể huy động được , suy tính thời gian thực hiện từ đó xây dựng tiêu chí, khả năng thực hiện đồ án thông qua việc thảo luận. Sau đó lưạ chọn phương án tối ưu nhất, phù hợp thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng dân cư và đạt được tiêu chí, mục tiêu của dự án.

Một phần của tài liệu Quản lý không gian kiến trúc tuyến phố trần phú hội an (Trang 95 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w