1.2 Thực trạng về không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú – Hội An
1.2.1 Các yếu tố và vai trò của không gian cảnh quan kiến trúc đối với tuyến phố Trần Phú – Hội An
a) Các yếu tố không gian kiến trúc cảnh quan của tuyến phố Trần Phú – Hội An
Không gian kiến trúc cảnh quan của tuyến phố Trần Phú – Hội An bao gồm các yếu tố
- Không gian cảnh quan thiên nhiên bao gồm : cảnh quan thiên nhiên tĩnh ( địa hình cây xanh , mặt nước )... cảnh quan thiên nhiên động ( mặt trời , mây , gió , mưa )
- Không gian kiến trúc và cảnh quan nhân tạo bao gòn: kiến trúc công trình, đường điện, chiếu sáng, hạ tầng kỹ thuật, công trình văn hóa nghệ thuật..
b) Vai trò của không gian kiến trúc cảnh quan đối với tuyến phố Trần Phú – Hội An
Không gian kiến trúc cảnh quan đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cần được giữ gìn và phát huy một cách đặc biêt để có thể phát triển được tính đặc thù của vùng đất cảng này.Không những thế để đảm bảo được các tiêu chí của Unessco về di sản văn hóa thế giới không gian kiến trúc cảnh quan luôn là một yếu tố sống trong công cuộc phát triển di sản văn hóa Hội An theo hướng phát triển bền vững.
Hội An là di sản văn hóa thế giới được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay với tư cách một khu phố - Thương cảng cổ ở đó có di tích của các bến cảng, các phố cổ, các nhà ở kết hợp cửa hàng của nhân dân, các hệ thống nhà thờ tộc họ, các đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, những ngôi mộ của người Nhật, người Hoa và chiếc cầu mang tên cầu Nhật Bản…Những loại hình kiến trúc phong phú đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội...của cộng đồng dân cư Hội An còn như tấm gương phản ánh chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hóa, tạo nên một sắc thái văn hóa riêng Hội An vừa mang tính dân tộc, bản địa, vừa có sự hài hoà giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ.Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ được nhiều hoạt động văn hóa phi vật thể với các lễ hội văn hóa đang được bảo tồn và
phát huy cùng các làng nghề thủ công truyền thống, các món ẩm thực… làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương
1.2.2 Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố Trần Phú – Hội An
a) Thực trạng môi trường cảnh quan trên tuyến phố Trần Phú
Khu vực liên tục phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đường cống, vỉa hè; việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh.“Nước thải chảy theo khe và thoát ra sông Hoài thông qua mương tiêu Chùa Cầu nhiều lúc bị quá tải, ứ đọng gây mùi hôi thối”. Trước tình trạng này, các cơ quan chức năng của thành phố đã có biện pháp như khử mùi hôi bằng chế phẩm vi sinh, bơm nước thông dòng...
Các biện pháp chỉ có tác dụng nhất thời và chỉ mang tính chất giảm thiểu, không giải quyết triệt để vấn đề nên tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục diễn ra. Vì vậy trong công tác quản lý vẫn còn yếu kém về nhiều mặt trong công cuộc xử lý đánh giá về các bên có liên quan.
Mương tiêu Chùa Cầu, từ năm 2000 đã triển khai thi công dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Cầu, trong đó có các hạng mục nhằm điều hòa và duy trì dòng chảy qua nơi này. Chủ tịch UBND TP Hội An cho hay Chính phủ vừa ký một thỏa thuận với Nhật Bản để đưa công nghệ xử lý nước thải hiện đại vào khu vực Chùa Cầu với tổng kinh phí lên đến 223 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ được triển khai vào năm 2016 và đưa vào sử dụng năm 2017.
Hinh 1.10 Hình ảnh ô nhiễm Chùa Cầu Hội An [32]
b) Thực trạng không gian thương mại ,dịch vụ
Kinh doanh thương mại là lĩnh vực gắn chặt với ngành kinh tế du lịch mũi nhọn của thành phố. Thời gian gần đây do thiếu quản lý, kiểm tra nên đã xuất hiện nhiều hiện tượng không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến Hội An
Về hàng rong ở phố cổ Hội An, du khách phản ánh, nhiều quán xá bày bán lấn chiếm lòng lề đường làm mất mỹ quan khu phố cổ. Tình trạng xả rác sông Hoài, chặt chém tiền giữ xe, phòng khách sạn cũng làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch Hội An
Phố Trần Phú Tập trung các tiệm hàng buôn bán vải kèm theo dịch vụ “may nóng”, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, túi xách, đèn lồng và đồ lưu niệm các loại. Các shop này đảm nhận việc cung ứng các mặt hàng lưu niệm cho du khách khi đến tham quan và mua sắm tại di sản phố cổ. Hàng may mặc, đèn lồng, giày da, túi xách ở Hội An là các mặt hàng tinh xảo và đẹp mắt, được rất nhiều du khách ưa thích, từng làm nên thương hiệu mua sắm trong nhiều năm qua. Thế nhưng gần đây vẫn xảy ra tình trạng làm cẩu thả, gian dối, không đảm bảo chất lượng.
Hinh 1.11 Hình ảnh 1 số hàng quán vỉa hè – Hội An[31]
Tình trạng giảm giá dịch vụ, tùy tiện đón khách và lưu trú chui vẫn xảy ra Nhiều gia đình và Văn phòng bán vé lữ hành tại Hội An đã tự tiện đón khách lưu trú qua đêm mà không có giấy phép kinh doanh. Giá buồng phòng rất thấp, thậm chí sử dụng giường tầng để đón nhiều khách trong một buồng phòng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt các khách sạn từ 2 đến 3 sao do hạ giá quá thấp.
Tình trạng trên một phần cho thấy công tác quản lý thương mại, dịch vụ còn lỏng lẻo, chưa có kế hoạch , phân loại quản lý cụ thể cho từng loại mặt hàng kinh doanh từ cá nhân cho đến các chủ của hiệu, các của hàng,thiếu sự kết hợp đồng bộ trong công tác quản lý giữa các tổ chức.
c) Thực trạng không gian văn hóa, lịch sử tâm linh
Các không gian văn hóa tâm linh trên khu phố bao gồm các hội quán trung hoa, bảo tàng lịch sử, các ngôi nhà cổ đều được trùng tu theo quy định ban hành của nhà nước. Các không gian kiến trúc được bảo tồn nguyên vẹn nhưng chưa thực sự đồng nhất về chất liệu cũng như màu sắc.
Các không gian nhà cổ được trùng tu, vẫn được chủ nhà mở cửa đón khách du lịch
Hình 1.12 Nhà cổ quân thắng 77 Trần Phú[29]
+ Các không gian Tín ngưỡng –Tâm linh : Tại Hội An, bên cạnh tục thờ cúng gia tiên, những người dân còn có tục thờ Ngũ tự gia đường. Về tôn giáo, có thể thấy ở Hội An tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Công giáo Rôma, Tin Lành, Cao Đài... nhưng Phật giáo vẫn chiếm đa số.[6]
Các Hội quán trên đường Trần Phú như Hội quán Quảng Đông (số 176 Trần Phú), Hội quán Dương Thương (số 64 Trần Phú), Hội quán Phước Kiến (số 46 Trần Phú), Hội quán Hải Nam (số 10 Trần Phú) được nhân dân địa phương thờ cúng và giữ gìn sạch sẽ, hàng năm có hàng trăm du khách trung quốc đến tham quan .
Hinh 1.13 Hình ảnh 4 hội quán Trung Hoa trên đường Trần Phú [30]
+ Âm nhạc, diễn xướng và trò chơi dân gian: Những hình thức diễn xướng, trò chơi dân gian ở Hội An kết tinh từ quá trình lao động của cư dân địa phương, ngày nay vẫn được gìn giữ và là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần nơi đây. Có thể kể đến những điệu hát hò khoan, các điệu hò giựt chì, hò kéo neo, những điệu lý, vè, các hình thức hát tuồng, bả trạo, hô thai, hô bài chòi...
Hội An còn có truyền thống về diễn tấu cổ nhạc trong các dịp hội hè, tang ma hiếu hỉ, và truyền thống ca nhạc tài tử với những nghệ nhân khá nổi tiếng.[6]
Hinh 1.14 Hát bài chòi ở Hội An [ 31 ]
+ Lễ hội truyền thống: Các lễ hội văn hóa truyền thống diễn ra quanh năm (4 mùa) gồm các lễ hội của cư dân sông nước như lễ hội cầu ngư- tế Cá Ông- đua thuyền; của cư dân thương nghiệp như lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh
Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc- nghề May- nghề Gốm - nghề khai thác Yến sào... [6]Ở Hội An hiện nay vẫn gìn giữ được nhiều loại hình lễ hội truyền thống, như lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo.
+ Ẩm thực dân gian: Với vị trí vùng cửa sông ven biển, nơi gặp nhau của các tuyến giao thông đường thủy và cũng là nơi hội tụ về kinh tế, văn hóa liên tục trong nhiều thế kỷ, Hội An có được một nền ẩm thực đa dạng và mang những sắc thái riêng biệt [6] .Môi trường sông biển này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, phong tục tập quán, lối sống của cư dân địa phương, trong đó có thói quen ẩm thực. Trong bữa ăn hàng ngày của người dân Hội An, thủy hải sản luôn chiếm một phần lớn, còn ngoài chợ, số lượng tôm cua cá tiêu thụ thường gấp đôi số lượng thịt.
Chính quyền địa phương hiện nay đã phần nào quan tâm tu bổ các không gian kiến trúc lịch sử, các truyền thống văn hóa lễ hội bản địa đã và đang được cố gắng phát huy song vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý
trong việc kiếm định chất lượng các lễ hội, chất lượng trong việc tu bổ các không gian kiến trúc tín ngưỡng.
1.2.3 Thực trạng các yếu tố kinh tế, xã hội tác động đến tuyến phố Trần Phú – Hội An
a) Thực trạng các yếu tố phát triển du lịch tác động đến tuyến phố Trần Phú- Hội An
Về tài nguyên thiên nhiên:
+ Sông - nước - biển - đảo - bãi biển. . . mặc dù khá dồi dào, đa dạng, phong phú, độc đáo, tuyệt mỹ nhưng cơ sở hạ tầng du lịch ở đây bao gồm giao thông(đường đi đến, phương tiện dịch vụ), các dịch vụ ăn, ở, sinh hoạt, điện nước cho du khách …còn quá nghèo nàn, độ an toàn và chất lượng phục vụ thấp, chưa có tính chuyên nghiệp.
+ Sông Hội An/sông Hoài-tức hạ lưu sông Thu Bồn đang bị bồi cạn vào mùa hè/khô, gây ô nhiễm trầm trọng, nhưng lại gây sói lở, ngập lụt/úng vào mùa mưa-lũ. Ở đây đang thiếu quy hoạch đầu tư tổng thể, chi tiết, hoặc có dự án…
nhưng còn nhiều nan giải trong việc đi tìm nguồn vốn, hoặc các nhà đầu tư thực sự, có năng lực, có tâm huyết.
+ Về làng nghề - làng quê sinh thái thì mới được đầu tư có tính thăm dò, có nơi đang bị lệch hướng (như làng nghề mộc Kim Bồng), có nơi đang bị thu nhỏ dần, mất dần do tốc độ đô thị hóa, do các dự án khai thác du lịch chưa đúng hướng.
Tiềm năng vốn có trong lịch sử về nghề thủ công truyền thống của Hội An khá phong phú, đa dạng đang mất dần, một số sản phẩm nghề vốn có thương hiệu nổi tiếng nhưng trên thực tế cũng đang dần phải nhập sản phẩm từ các địa phương khác về rồi gắn vào đó thương hiệu Hội An.Theo khảo sát, thống kê của chúng tôi ở Hôi An hiện nay có trên 80% sản phẩm hàng thủ công bán cho du khách là nhập từ các địa phương khác về.
+ Tiềm năng - vị thế to lớn của đảo - biển khơi - Cù Lao Chàm, nay là Khu dự trữ sinh quyển thế giới nhiều năm qua vẫn chưa có quy hoạch đầu tư tổng thể, nơi đây vẫn đang ở giai đoạn trăn trở, tìm đường khai thác phát huy, kêu gọi đầu tư.
Hầu như qua nhiều năm đầu tư, phát triển du lịch nhưng ở Hội An cho đến nay vẫn chưa có một khu vui chơi giải trí nào cho khách du lịch.
Về tài nguyên du lịch nhân văn:
Nhiều hoạt động sự kiện văn hóa, lễ hội văn hóa được tổ chức thường xuyên, tuy có nhiều tiếng vang lớn, nhưng chưa thực sự gắn với người dân, chủ di tích, chưa huy động được sự đầu tư thường xuyên, tự giác, gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ-du lịch. Các hoạt động này (ngoài những sự kiện- lễ hội chính trị, những ngày kỷ niệm lớn của địa phương, dân tộc) hầu như được tổ chức đều xuất phát từ các cơ quan nhà nước, kinh phí của nhà nước là chủ yếu.
b) Thực trạng các yếu tố tác động ảnh hưởng đến kinh tế tuyến phố Trần Phú
Sạt lở biển Cửa Đại, biến đổi khí hậu đe dọa và việc bảo tồn di sản cho đến kinh phí trong quy hoạch, đầu tư hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông các tuyến phố.
Tình trạng sạt lở ven sông đã diễn ra hơn 10 năm nay nhưng 2 năm trở lại đây, tình hình trở nên nghiêm trọng Dọc hạ lưu bờ sông Thu Bồn (đoạn qua phường Thanh Hà) trên tuyến đường ĐT 608 (đường Hùng Vương), tình trạng sạt lở diễn ra với tốc độ nhanh và ngày càng khủng khiếp hơn, nhất là vào mùa mưa lũ hằng năm.
Tuyến đường Hùng Vương cũng đang bị uy hiếp từng ngày, nước đã tiến sâu vào khu vực dân cư và tuyến đường bộ, khoảng 1km bờ kè nằm sát đường này bị lở sạt, hư hỏng gần như hoàn toàn trong hai đợt bão lụt hồi tháng 11/2013.
Mùa lũ nước chảy xiết, khu dân cư và đường sá ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng lớn đến Di sản văn hóa thế giới Hội An.Năm 2001, chính quyền TP. Hội An chú trọng việc xây dựng tuyến kè kiên cố. Song, hàng loạt tuyến kè sông Thu Bồn đã được xây dựng từ những năm 1980 của thế kỷ trước nên đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Do đó, nếu không có phương án xây dựng trên toàn tuyến thì phố cổ cũng không an toàn. Do công trình phân bố nhiều nơi nên việc tính toán, kinh phí xây dựng phải được UBND tỉnh phê duyệt.
Hinh 1.15 Sạt nở sông Thu bồn [ 33 ]
Với cơ chế kinh tế tự chủ, chính quyền Hội An phụ thuộc rất lớn vào doanh thu từ vé tham quan. Việc hướng dẫn viên trốn hàng tỷ đồng tiền vé tham quan mỗi năm của khách cũng là một trở ngại rất lớn. Đây chỉ là các trường hợp được cơ quan chức năng phát hiện, chưa kể đến trường hợp trốn vé tham quan của du khách bằng cách khác.
Thực tế Hội An là thành phố kinh tế tự chủ đang trên đà phát triển và được kỳ vọng sẽ phát triển hơn nữa.Với ngân sách hạn chế cùng với việc đối phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn di sản, biển Cửa Đại còn khó, chưa nói đến vấn đề nguồn chi ngân sách đầu tư hạ tầng du lịch hay quảng bá xúc tiến và kích cầu du lịch .
c) Thực trạng các yếu tố văn hóa dân tộc tác động đến tuyến phố Trần Phú Ở Hội An hiện nay đã có nhiều hoạt động cùng các chương trình đặc biệt để thu hút khách tham quan, góp phần tao nên một “thương hiệu” du lịch đặc sắc cho Hội An. Các chương trình đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Chương trình “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20” được thực hiện từ ngày 8/9/1998. Từ đó đến nay, đã có hơn 200 đêm phố cổ được tổ chức định kỳ vào 14 âm lịch hàng tháng. Tại đây, du khách được tham gia nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống như: chơi bài chòi, cờ tướng, cờ làng, đập nồi, hò khoan đối đáp, xướng họa thơ đường, nhóm thơ truyền thống, biểu diễn tuồng, võ thuật truyền thống, trình tấu nhạc cổ truyền, dạy hát dân ca, thư pháp, hát nhạc cổ điển, nhạc thính phòng, chợ đêm, thả đèn trên sông hay âm nhạc đường phố…
Dự án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” ra đời năm 2004. Đến nay đã qua nhiều lần điều chỉnh thời gian hoạt động để phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của người dân và thời điểm tham quan của khách du lịch. Hiện nay, phố đi bộ Hội An hoạt động từ 8h30 đến 11h00 và từ 15h00 đến 21h30 hàng ngày. Các chương trình lễ hội đặc sắc, như lễ hội “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản”, được tổ chức thường niên từ năm 2003 tại thành phố Hội An. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc, minh chứng rõ nét cho mối quan hệ tốt đẹp không ngừng được củng cố và phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Nhật Bản.