Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Xây Dựng Mạng Lưới Quan Trắc Tác Động Của Khí Thải Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thị Xã Bỉm Sơn, Thống Nhất Với Mạng Lưới Quan Trắc Môi Trường Quốc Gia (Trang 41 - 46)

chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN

1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường nhằm quản lý, đánh giá, dự báo tác động. Từ năm 1985, Việt Nam đã tiến hành quan trắc môi trường về chất lượng nước, quan trắc bụi lắng, quan trắc ô nhiễm đô thị, quan trắc môi trường nền, quan trắc môi trường biển.

Đến năm 1994, sau khi Luật Bảo vệ môi trường ban hành đã bắt đầu hình thành mạng lưới môi trường Quốc gia. Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã triển khai nhiều chương trình quan trắc, đặc biệt chú ý đến các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí tại các đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề....

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, ban hành nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý chất lượng môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng. Các địa phương đã thực hiện chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh quản lý, quy định các điểm quan trắc, thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn số quan trắc và tần suất quan trắc. Nhiều tổ chức, cá nhân đã tiến hành nghiên cứu, tham gia vào công tác xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường.

Một số công trình nghiên cứu trong nước có thể kể đến đó là:

 Đê tài “Xây dựng chương trình quan trắc môi trường nước và không khí khu vực Tây Nguyên năm 2010 đến năm 2015”[22], của Chi cục Môi trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Với mục tiêu “xây dựng chương trình quan trắc môi trường nước và không khí khu vực Tây Nguyên năm 2010 đến năm 2015, bảo đảm tính thống nhất trên phạm vi cả nước, đồng bộ, tiên tiến và từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu theo dõi, giám sát chất lượng môi trường nước và không khí khu vực Tây Nguyên theo không gian và thời gian, làm cơ sở xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”. Đề tài hoàn thành đã xây dựng được mạng lưới quan trắc môi trường nước và không khí bao gồm:

Tổng số điểm quan trắc trên địa bàn gồm có 110 điểm

- Số điểm quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn: 20 điểm (18,18%). Trong đó:

+ Môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn Trung tâm thương mại, đô thị: 05 điểm (25,00%).

+ Môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn khu dân cư đô thị: 05 điểm (25,00%).

+ Môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn các khu công nghiệp: 10 điểm (50,00%).

- Số điểm quan trắc môi trường nước mặt lục địa: 90 điểm (81,82%).

Trong đó:

+ Môi trường nước mặt: 80 điểm (88,89%).

+ Môi trường nước thải: 10 điểm (11,11%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Các thông số quan trắc môi trường không khí xung quanh:

- Các yếu tố vi khí hậu: to, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió (04 thông số);

- Bụi và khí độc: Bụi lơ lửng (TSP), Bụi < 10 PM10), CO, SO2, NO2 (05 thông số), thông số Pb chỉ đo ở một số khu công nghiệp;

- Tiếng ồn: Độ ồn trung bình L aeq, Lamax, L a50 (03 thông số).

Theo QCVN 05: 2009/BTNMT có 07 thông số cơ bản cần quan trắc để giám sát tình trạng ô nhiễm không khí: SO2, CO, NOx, O3, Bụi lơ lửng (TSP), Bụi PM10, Pb.

Các thông số quan trắc môi trường nước mặt

- Nhiệt độ, pH, Độ đục, Ôxy hoà tan (DO), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), COD, BOD5 (20oC), Amoni (NH+4) (tính theo N), Nitrit (NO-2) (tính theo N), Nitrat (NO-3) (tính theo N), Phosphat (PO4

3-)(tính theo P), Xianua (CN-), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg), Sắt (Fe), Tổng dầu, mỡ (oils &

grease), Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ (Endrin), Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ (Paration), Coliform (20 thông số).

- Theo QCVN 08: 2008/BTNMT có 32 thông số cơ bản cần quan trắc để giám sát tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt.

Tần suất và thời gian thu mẫu

- Tần suất 4 đợt/năm, tiến hành quan trắc vào các tháng 3, 5 và 7, 9.

+ Đợt I: tháng 3; Đợt II: Tháng 5 là các đợt đo đại diện cho mùa khô;

+ Đợt III: tháng 7 và Đợt IV: tháng 9 là các đợt đo đại diện cho mùa mưa của khu vực.

- Thời gian lấy mẫu trong ngày:

+ Đối với mẫu nước mặt lục địa, số lần lấy mẫu nước: 01 lần trong ngày, vào buổi sáng, từ 8-12 giờ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Đối với môi trường không khí xung quanh, tiếng ồn và các yếu tố khí tượng thời gian và tần suất như sau: Đối với môi trường không khí xung quanh, lấy mẫu 2 lần trong ngày (1 lần vào buổi sáng, từ 8-12 giờ; 1 lần vào buổi chiều, từ 14-17 giờ). Mỗi lần đo liên tục 1 giờ. Đối với tiếng ồn, đo 2 lần trong ngày, mỗi lần đo 1 giờ (Buổi sáng: từ 8-12 giờ, chiều: từ 14-17 giờ).

Mỗi lần đo lấy 03 số đo, trung bình 10 phút 1 số đo.

 Để tài “Thiết lập mạng lưới quan trắc sinh học cho hệ thống sông rạch khu vực thành phố Hồ Chí Minh”[9] do ThS. Phạm Anh Đức năm 2010 thực hiện. Đề tài đã xây dựng được mạng lưới các điểm quan trắc sinh học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 20 điểm quan trắc phục vụ các mục tiêu quan trắc khác nhau, với tần suất quan trắc phù hợp.

Công trình “Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế”[2], do ThS. Nguyễn Huy Anh, Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế (chủ nhiệm) đạt giải Khuyến khích Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2012 dành cho giảng viên trẻ.

Công trình nghiên cứu hoàn thành đã xây dựng được mạng điểm gồm 33 điểm quan trắc, với 25 chỉ tiêu quan trắc, và tần suất quan trắc 4 lần một năm.

Kết quả vị trí các điểm quan trắc được thể hiện trên bản đồ mạng lưới điểm quan trắc.

Tuy nhiên, cho đến nay các công trình trên chỉ mới dừng lại ở một số khu vực có giá trị môi trường đặc biệt, hoặc trên phạm vi toàn tỉnh, khu vực, chưa có các mạng lưới quan trắc tại các địa phương các cụm công nghiệp,.v.v.. Nhìn chung mạng lưới quan trắc môi trường vẫn còn hạn chế. Số lượng trạm quan trắc hiện tại chưa đáp ứng đủ khả năng kiểm soát chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường không khí tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất trên phạm vi cả nước, cần có nhiều hơn nữa các mạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn lưới quan trắc phục vụ các mục tiêu cụ thể trong nghiên cứu và quản lý môi trường.

Hình 2.1: Sơ đồ mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Xây Dựng Mạng Lưới Quan Trắc Tác Động Của Khí Thải Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thị Xã Bỉm Sơn, Thống Nhất Với Mạng Lưới Quan Trắc Môi Trường Quốc Gia (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)