Hiện trạng khí thải công nghiệp Nhà máy xi măng Bỉm Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Xây Dựng Mạng Lưới Quan Trắc Tác Động Của Khí Thải Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thị Xã Bỉm Sơn, Thống Nhất Với Mạng Lưới Quan Trắc Môi Trường Quốc Gia (Trang 67 - 70)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Hiện trạng môi trường thị xã Bỉm Sơn

3.2.2. Hiện trạng khí thải công nghiệp một số nhà máy công nghiệp

3.2.2.1. Hiện trạng khí thải công nghiệp Nhà máy xi măng Bỉm Sơn

Trên địa bàn Bỉm Sơn thì hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng là tác động đến môi trường không khí lớn nhất. Công ty xi măng Bỉm Sơn nằm trong một thung lũng đá vôi và đá sét với trữ lượng lớn thuộc thị xã Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hoá. Nhà máy được khởi công xây dựng từ năm 1977 đến năm 1981 do Liên Xô thiết kế, xây dựng và cung cấp toàn bộ thiết bị. Ngày 04/03/1980 Chính phủ ra quyết định số 334/BXD- TCCB thành lập nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Ngày 22/12/1981 dây chuyền số I đi vào hoạt động, năm 1983 dây chuyền II cũng hoàn thành và đi vào sản xuất với tổng công xuất thiết kế là 1,2 triệu tấn sản phẩm một năm. Ngày 12/08/1993 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định số 366/BXD – TCLĐ quyết định sát nhập hai đơn vị là nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Công ty Cung ứng vật tư số 4, đổi tên thành công ty xi măng Bỉm Sơn thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, tổ chức và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty xi măng Việt Nam.

Tuy nhiên, xi măng Bỉm Sơn với công nghệ sản xuất theo phương pháp ướt đã bộc lộ nhiều nhược điểm: chi phí cho sản xuất cao, tiêu tốn nhiệt năng, tiêu hao điện năng, thiết bị cồng kềnh, mức độ tự động hoá thấp, chi phí nhân công lớn, dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn so với các công ty mới ra đời có công nghệ sản xuất theo phương pháp khô hiện đại, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của xi măng Bỉm Sơn. Do vậy công ty đã có dự án cải thiện cải tạo nâng cấp dây chuyền số II lên sản xuất theo phương pháp khô hiện đại. Công ty xi măng Bỉm Sơn có diện mạo mới với hai dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp khô hiện đại với tổng công suất 3.8 triệu tấn sản phẩm/ năm.

Hoạt động sản xuất của Công ty xi măng Bỉm Sơn thải ra môi trường nhiều chất gây ô nhiễm không khí. Hiện tại do chưa có hệ thống quan trắc tự động và cách quản lý vẫn dựa trên các báo cáo kết quả kiểm soát môi trường xung quanh công ty, chưa có một nghiên cứu nghiêm túc nào được đưa ra để đánh giá phạm vi và mức độ ô nhiễm do các nguồn thải này gây ra. Quá trình sản xuất xi măng đồng thời thải ra khói bụi, các khí thải độc hại khác. Tất cả các lò xi măng khi hoạt động đã thải ra khoảng 5% khí thải Cacbonic trên toàn thế giới. Để sản xuất ra 1 tấn xi măng sẽ có 770kg CO2 bị đổ vào không khí sau những công đoạn nung nguyên liệu. Quá trình nung nguyên liệu với nhiệt độ cao sẽ sử dụng than đá là chủ yếu, đây là loại nhiên liệu hóa thạch có hại với môi trường. Nhiêt độ của khí thải ở mức khá cao 250 - 3700C tùy thuộc từng công đoạn, nhưng đó là lượng nhiệt không được tận dụng và trở nên vô ích [12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.10. Chất lượng không khí xung quanh CTCP xi măng Bỉm Sơn

TT Vị trí đo Nhiệt

độ 0C

Độ ẩm,

%

Vận tốc gió,

m/s

SiO2

%

SO2

g/m3

NO2

g/m3

CO g/m3

Bụi lơ lửng, g/m3 1 Cách ống khói 100m

theo chiều gió 27,5 91,5 0,4-0,5 3,1 371,4 197,5 1250,0 270,0 2 Cách ống khói 300m

theo chiều gió 28,1 90,1 0,5-0,9 1,6 285,7 195,0 875,0 250,0 3 Cách ống khói 500m về

phía Đông Nam 27,4 95,5 2,5- ,3 2,6 328,5 116,7 1125,0 220,0 4 Cách ống khói 500m về

phía Tây Bắc 27,5 90,2 1,1-2,5 1,7 286,3 183,5 1052,0 250,0 5 Cách ống khói 1000m

phía Đông Nam 28,5 92,2 0,4-0,9 1,2 275,8 156,8 1000,0 270,0 6 Cách ống khói 1000m về

phía Tây Bắc 28,2 91,7 0,5-0,7 2,0 325,5 196,5 865,7 270,0 7 Cách ống khói 1500m

theo chiều gió 28,3 89,2 0,4- ,4 2,4 308,6 190,3 937,5 280,0 8 Cách ống khói 2000m về

phía Đông Nam 28,5 91,7 0,3-1,3 2,5 315,3 180,7 935,8 300,0 9 Cách ống khói 2000m về

phía Tây Bắc 28,8 89,2 0,4-0,7 1,7 280,5 195,5 1062,5 280,0 10 Cách ống khói 2500m

theo chiều gió 29,6 69,0 0,7-1,5 0,7 114,3 200,0 625,0 230,0 11 Khu dân cư Mỏ đá (nhà

Ô.Trần Đăng Phương) 33,8 66,0 1,3-1,5 1,7 286,9 82,7 562,5 60,0 12 Đầu băng tải khu đập đá 33,7 74,0 1,5-3,2 1,2 273,8 85,5 687,5 80,0 13 Dọc băng tải (cách Nhà

máy 500m) 32,9 76,0 1,5-2,8 1,5 256,7 204,5 937,5 275,0 14 Dọc băng tải (cách Nhà

máy 200m) 32,3 76,0 1,0-1,7 1,7 287,5 206,0 975,0 256,0 15 Khu Văn phòng Mỏ sét 32,6 84,4 0,3-1,0 1,9 315,7 198,0 812,5 180,0 16 Phía Tây Bắc Mỏ sét (cơ

sở KD Tuấn Anh P.BĐ) 31,1 83,0 0,5- ,2 1,5 248,5 203,0 507,5 170,0 17 KDC phía Nam Mỏ sét

(nhà Ô.Tống Ngọc Lâm) 31,5 83,5 0,6-1,4 1,1 237,3 167,5 1250,0 260,0

QCVN 05/2009 - 350 200 30000 300

(Nguồn: Phạm Thế Anh - 2010)[1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Qua Bảng 3.9. chúng ta thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh khu vực nhà máy xi măng Bỉm Sơn có giá trị rất khác nhau tại các vị trí. Giá trị SO2 có giá trị lớn nhất tại vị trí cách ống khói 500m về phía Đông Nam và vị trí cách ống khói 1000m về phía Tây Bắc. Giá trị NO2 lại lớn nhất tại vị trí dọc băng tải (cách nhà máy 200m và 500m). Còn tại các vị trí cách ống khói từ 1000m đến 2000m có giá trị tương đối lớn. Đối với bụi lơ lửng giá trị lớn nhất quan trắc được cũng tại các vị trí cách ống khói nhà máy khoảng 1500m đến 2000m. Như vậy khí thải của nhà máy phát tán khá rộng, khoảng cách ảnh hưởng lớn. Nhiều điểm quan trắc được các chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép của QCVN 05.

Nồng độ các chất ô nhiễm tập trung tại các vị trí xung quanh nhà máy ống khói nhà máy khoảng 1000m đến 2000m, nhiều nhất là theo chiều gió.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Xây Dựng Mạng Lưới Quan Trắc Tác Động Của Khí Thải Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thị Xã Bỉm Sơn, Thống Nhất Với Mạng Lưới Quan Trắc Môi Trường Quốc Gia (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)