Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn
3.1.2. Đặc điểm kinh tế
Năm 2011, trước những khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết, lạm phát và giá cả leo thang đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, việc làm và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của ban chấp hành Đảng bộ, điều hành linh hoạt của UBND Thị xã, sự nỗ lực cố gắng của các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn, kinh tế Thị xã tiếp tục phát triển, văn hoá - xã hội có chuyển biến tiến bộ, quốc phòng - an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định.
Tình hình cụ thể như sau: Tổng giá trị sản xuất địa bàn đạt 6.719.300 triệu đồng; bằng 98,2% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế 16,83% (thấp hơn so với kế hoạch 2,17%);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Cơ cấu kinh tế:
+ Công nghiệp - xây dựng 70,1%
+ Dịch vụ 26,42%
+ Nông - lâm nghiệp 3,48%;
GDP bình quân đầu người đạt 2.328 USD, bằng 104,2 % kế hoạch [24].
3.1.2.1. Sản xuất công nghiệp – xây dựng
Lĩnh vực này vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng; giá trị sản suất công nghiệp – xây dựng đạt 5.300.880 triệu đồng, bằng 94,16% kế hoạch, tăng 11,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất công nghiệp đạt 3.581.570 triệu đồng, bằng 89,13% kế hoạch, tăng 5,5% so với cùng kỳ; Giá trị ngành xây dựng đạt 1.719.310 triệu đồng, bằng 106,68% kế hoạch, tăng 26,0% so cùng kỳ [14].
Nằm cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam, cách thành phố Thanh Hóa 34 km về phía Bắc, thị xã Bỉm Sơn được xác định là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế động lực phía Bắc của Tỉnh. Trọng điểm trong phát triển công nghiệp ở Bỉm Sơn là sự hình thành Khu công nghiệp Bỉm Sơn có tổng diện tích 540 ha, được chia làm 2 khu. Khu A nằm ở phía tây Quốc lộ 1A, diện tích 310 ha, với chức năng lắp ráp xe ô tô tải nhỏ, chế biến nông - lâm sản, chế tạo máy, sửa chữa cơ khí, luyện và cán thép xây dựng. Khu B nằm ở phía đông Quốc lộ 1A, diện tích 230 ha, với chức năng khu công nghiệp sản xuất xi măng và sau xi măng. Đến thời điểm này, trên địa bàn thị xã có 234 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh, trong đó có khoảng 150 doanh nghiệp đang hoạt động
Các dự án tiêu biểu như: nhà máy may Hàn quốc; nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao leo núi của công ty VAUDE; nhà máy luyện than cốc... Ngoài ra, nhiều dự án trên địa bàn đang hoạt động như: nhà máy ô tô VEAM, dây chuyền II nhà máy xi măng Bỉm Sơn, công ty may Đông Hải, nhà máy chiết nạp ga, nhà máy sản xuất vật liệu nung trang trí...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Tên và loại hình sản xuất kinh doanh một số nhà máy, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất được liệt kê trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Một số doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn
TT Tên doanh nghiệp Diện tích
(ha) Loại hình dịch vụ 1 CT TNHH Quyết Cường 0,8 Nhà máy nấu thép tái chế 2 CT thương mại Thái Sơn 0,53 Nhà máy đúc luyện cán thép
3 CT Tiên Sơn 1,65 SX đồ gỗ mỹ nghệ
4 CT Tiên Sơn 4,5 Sản xuất đồ may mặc
5 Doanh nghiệp Hoàng Bình 0,78 Sản xuất thép hình 6 CT đầu tư XD Phục Hưng 0,89 Sản xuất kết cấu thép 7 CT TNHH MTV Thành Công 1,3 NM thức ăn gia súc 8 CT GREEN MOR Việt Nam 0,84 SX tăm hồ tinh bột 9 CT CP VLXD Bỉm Sơn 4,36 Sản xuất VLXD
10 XN may Bỉm Sơn - May 10 1,05 Nhà xưởng may và siêu thị 11 CT CP Giấy bao bì Bỉm Sơn 5,56 Sản xuất giấy và bao bì
12 CT Quế Sơn 2,8 Khai thác đá
13 DN Hồng Phượng 2,7 Khai thác đất đá
14 CT CP Phú Thắng 4,2 Khai thác đá
15 CT TNHH Việt Sơn 3,1 Khai thác đá
16 CT CP Lắp máy số 5 7,87 Nhà xưởng sản xuất
17 CT CPXM Bỉm Sơn 100,61 Nhà máy sản xuất và kho bãi 18 CT CP Phú Thắng 4,29 Mỏ đá và đất khai trường 19 CT Hoàng Thành 1,14 Mỏ đá và đất khai trường
20 CT VAUDER 0,9 Xưởng may đồ thể thao
21 CT Viglacera 10,66 sản xuất gạch ngói
22 CT Quang Vinh 1,1 Nghiền xi măng, SX tấm lợp
23 CT Việt Thắng 1,7 Trạm trộn bê tong
24 CT Cổ phần bao bì Bỉm Sơn 2,48 Sản xuất bao bì
25 CT CPSX TM Việt Tiến 0,7 Xưởng sản xuất chế biến gỗ 26 CT CP SX TM Lam Sơn 10,0 Sản xuất gạch ngói
27 CT CP AE Toàn Tích Thiện 10,0 NM xử lý rác thải 28 CT CP Kim khí Hải Phòng 8,6 Khai thác đá
29 CT CP VIGRACERA 8,59 Khai thác đất làm gạch nung 30 CT Xăng dầu Thanh Hóa 1,42 Kinh doanh xăng dầu
(Nguồn: Chi cục thống kê Bỉm Sơn-2011)[5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Từ các cơ sở sản xuất, trên cơ sở nghiên cứu, điều tra và khảo sát thực địa đã xác định được các nguồn phát sinh khí thải công nghiệp chính trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn thể hiện trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Một số nguồn khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn
TT Tên nguồn thải
1 Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép 2 Nhà máy ô tô VEAM
3 Nhà máy Cốc hóa Hội Hoa 4 Công ty cổ phần kem sữa
5 Nhà máy thức ăn gia súc Victory 6 Công ty Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn 7 Công ty Vaude
8 Nhà máy gạch Viglacera
9 Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn 10 Công ty may 10 - Bỉm Sơn
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)
Hiện nay, trên địa bàn Bỉm Sơn có rất nhiều cơ sở sản xuất đang hoạt động. Phần lớn các cơ sở này đều chưa có các hệ thống thu gom xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, chỉ một số công ty như: xi măng Bỉm Sơn, nhà máy ô tô VEAM là đã có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, vấn đề môi trường lớn nhất tại Bỉm Sơn đó là ô nhiễm không khí từ nhà máy xi măng, các nhà máy gạch và các phương tiện giao thông. Với một lượng khí thải tất lớn chưa qua xử lý thải ra môi trường đã làm chất lượng môi trường bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Trong các ngành trên thì nhóm ngành công nghiệp vật liệu xây dựng như: sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch ngói nung là một trong các hoạt động thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường không khí nhất. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy Gạch Ông Quán là những ví dụ điển hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 3.1.2.2. Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ
Trong năm 2011 Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, thị trường hàng hoá phong phú, sức mua tăng, lưu thông hàng hoá đáp ứng nhu cầu nhân dân.
Tổng giá trị ngành dịch vụ đạt 1.322.800 triệu đồng, bằng 118,1% kế hoạch, tăng 46,3% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá 1.240.300 triệu đồng, bằng 128,3% kế hoạch, tăng 47,6% so với cùng kỳ. Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 59,6 triệu USD, bằng 99,32% kế hoạch, tăng 29,8% so với cùng kỳ. Các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân hoạt động có hiệu quả.
Bưu chính - viễn thông tiếp tục phát triển, tổng số thuê bao Internet hiện có 1.760 thuê bao, đạt 3,8 thuê bao/100 dân, điện thoại cố định 39.850 thuê bao, đạt 74 thuê bao/100 dân. Ngành điện đã đầu tư trên 8 tỷ đồng để cải tạo nâng cấp lưới điện phục vụ đời sống và sản xuất, doanh thu đạt gần 65 tỷ đồng.
Ngành nước hoạt động đảm bảo theo kế hoạch đề ra, dịch vụ vận tải phát triển mạnh với khối lượng hàng hoá luân chuyển trên 2.136 nghìn tấn, tăng 40,4% so với cùng kỳ.
Trong năm 2011, tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành dịch vụ, kết quả: Một số siêu thị đã khai trương và đi vào hoạt động; khởi công xây dựng các siêu thị mới, chuẩn bị thực hiện Dự án Trung tâm thương mại Bỉm Sơn PLAZA, Dự án xây dựng chợ Bỉm Sơn...[24]
3.1.2.3. Sản xuất nông – lâm nghiệp
Năm 2011 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 95.620 triệu đồng, bằng 103,3% kế hoạch, tăng 8,8% so với với cùng kỳ; trong đó nông nghiệp đạt 89.300 triệu đồng, lâm nghiệp đạt 570 triệu đồng, thuỷ sản 5.750 triệu đồng.
Sản lượng lúa đạt 7.152 tấn, bằng 96,6% kế hoạch và 123,7% so với cùng kỳ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn năng suất lúa bình quân 52,0 tạ/ha. Ngành chăn nuôi đang phát triển với đàn trâu bò gần 2.000 con, đàn lợn gần 4000 con, đàn gia cầm trên 110 nghìn con;
chăm sóc và bảo vệ 769,3 ha rừng [24].