2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn phát thải khí thải công nghiệp và mạng lưới quan trắc tác động của chúng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, trong thời gian từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tổng quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn.
- Đánh giá hiện trạng môi trường của thị xã Bỉm Sơn trong những năm gần đây.
- Xây dựng mạng lưới quan trắc tác động khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
- Thành lập bản đồ mạng lưới quan trắc tác động của khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống quan trắc và nâng cao hiệu quả hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê, thu thập thông tin, xử lý số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Bỉm Sơn từ các báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn thị xã qua các năm 2010, 2011 và 2012. Từ đó đánh giá khả năng phát triển của thị xã trong những năm tới.
- Số liệu về hiện trạng môi trường của thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hóa được thu thập qua báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hoá và báo cáo hiện trạng môi trường thị xã Bỉm Sơn các năm gần đây. Ngoài ra số liệu về hiện trạng môi trường thị xã Bỉm Sơn và một số nhà máy, được thu thập từ báo cáo đánh giá của một số dự án và báo cáo giám sát môi trường định kỳ của một số nhà máy trên địa bàn thị xã.
- Tham khảo tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: tham khảo các công trình, đề tài về xây dựng mạng lưới quan trắc trong và ngoài nước từ đó rút ra cách thức xây dựng mạng lưới quan trắc cho Đề tài. Tham khảo các đề tài nghiên cứu môi trường khu vục thị xã Bỉm Sơn và môi trường các nhà máy khu vực Bỉm Sơn.
- Xử lý số liệu thống kê và khảo sát thực tế: các số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý và kiểm định bằng khảo sát thực tế để viết báo cáo.
Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
- Sử dụng mẫu phiếu điều tra hộ gia đình về mức độ tác động của khí thải công nghiệp đến gia đình. Từ đó đánh giá sơ bộ và khoanh vùng những khu vực chịu tác động đáng kể của khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
- Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 08 phường xã, việc phát phiếu điều tra không tập trung vào các phường xã chính mà phân bố đều cho các phường xã.
- Đối tượng được điều tra được lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Tổng số phiếu điều tra trên toàn thị xã là 80 phiếu.
- Phiếu điều tra được thiết kế dưới dạng các câu hỏi lựa chọn đáp án và một số câu hỏi trả lời nhanh. Các câu hỏi tập trung xung quanh vấn đề về khí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn thải công nghiệp và tác động của chúng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Số câu hỏi trong phiếu điều tra là 30 câu. Chi tiết phiếu điều tra được thể hiện trong Phụ lục 3.
- Phiếu khi điều tra được tổng hợp, xử lý và đánh giá theo từng nhóm câu hỏi theo từng nội dung điều tra, từ đó rút ra kết luận.
- Kết quả điều tra bằng phiếu được sử dụng là một nội dung đánh giá song song với đánh giá bằng kết quả quan trắc môi trường.
Phương pháp xây dựng mạng lưới quan trắc
- Phương pháp khảo sát thực tế: khảo sát tại thực địa nơi có nguồn thải và các khu vực xung quanh nhằm xác định các nguồn thải, khu vực chịu tác động từ khí thải công nghiệp, từ đó xác định các khu vực chịu tác động.
- Phương pháp phân tích tương quan: từ các điểm chịu tác động trong cùng một khu vực, dựa vào hướng gió, khả năng phát tán khí thải và đặc điểm riêng của từng điểm, so sánh các vị trí tương đương trong cùng một khu vực chịu tác động để lựa chọn điểm quan trắc.
- Phương pháp xác định vị trí nguồn thải và vị trí quan trắc: xác định toạ độ các nguồn thải chính và vị trí quan trắc bằng GPS cầm tay
Phương pháp xây dựng bản đồ mạng lưới quan trắc
- Bản đồ mạng lưới quan trắc khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn được thành lập theo quy trình công nghệ thành lập bản đồ môi trường theo phương pháp sử dụng bản đồ nền cơ sở địa lý kết hợp với đo đạc, quan trắc thực địa.
- Quy trình thành lập bản đồ được thực hiện theo Thông tư số 17/2011/TT-BTNMT Của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) về “Quy trình kỹ thuật thành lập bản đồ môi trường”, gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1. Biên tập khoa học:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn a) Xác định vùng thành lập bản đồ;
b) Xác định chủ đề, mục đích của bản đồ và đặt tên bản đồ;
c) Xác định dạng bản đồ sản phẩm;
d) Xác định kích thước, tỷ lệ và bố cục đối với bản đồ in trên giấy. Xác định các cấp độ chi tiết đối với bản đồ điện tử;
đ) Xác định nguồn dữ liệu bản đồ số dùng để làm nền;
e) Xác định thiết bị và phương pháp quan trắc.
Bước 2. Công tác chuẩn bị:
a) Thành lập bản đồ nền:
- Thu thập dữ liệu là bản đồ địa hình dạng số ở tỷ lệ bằng hoặc lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập;
- Nắn chuyển tọa độ (nếu cần);
- Ghép dữ liệu và cắt dữ liệu theo phạm vi thành lập bản đồ;
- In bản đồ nền trên giấy.
b) Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc;
c) Lập kế hoạch quan trắc (nếu chưa có hoặc số liệu quan trắc chưa đầy đủ);
d) Lập hướng dẫn kỹ thuật quan trắc tại hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm, xử lý số liệu và báo cáo kết quả quan trắc;
đ) Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ quan trắc.
Bước 3. Thu nhận dữ liệu chuyên đề về môi trường tại thực địa:
a) Xác định các điểm quan trắc trên bản đồ nền;
b) Thực hiện quan trắc theo các quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với từng ngành chuyên đề và theo hướng dẫn kỹ thuật quan trắc đã lập;
c) Thực hiện phân tích các mẫu quan trắc.
Bước 4. Công tác tổng hợp, phân tích và làm giàu dữ liệu địa lý:
a) Thiết kế CSDL và tạo lập CSDL;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn b) Xử lý đồng nhất chuỗi số liệu;
c) Lựa chọn hàm tính toán và tính toán các trị số tương đối và các chỉ tiêu tổng hợp đặc trưng cho từng thông số môi trường;
d) Lựa chọn mô hình nội suy và nội suy các giá trị của các thông số môi trường theo miền không gian khảo sát;
đ) Phân bậc các thông số môi trường.
Bước 5. Biên tập bản đồ.
Bước 6. Tạo lập metadata cho bản đồ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Chương 3