Những vấn đề cơ bản về cƣỡng chế thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cườngquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện hiệp hòa – bắc giang (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ

1.2 Những vấn đề cơ bản về cƣỡng chế thuế

Trong quá trình quản lý thuế, có nhiều trường hợp NNT không tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế. Khi đó, cơ quan thuế sẽ ban hành quyết định hành chính thuế để yêu cầu NNT thực hiện nghĩa vụ thuế. Nếu đến thời hạn mà NNT vẫn không tuân thủ theo các quyết định hành chính thuế này thì cơ quan quản lý thuế buộc phải tiến hành các biện pháp cƣỡng chế thuế, buộc NNT thực hiện nghĩa vụ của mình.

Từ đó, có thể định nghĩa cƣỡng chế thuế là việc cơ quan thuế và cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biện pháp buộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ thuế.

Để công tác cƣỡng chế thuế đạt hiệu quả tối đa và chi phí cƣỡng chế là tối thiểu thì thông thường việc cưỡng chế thuế chỉ được thực hiện sau khi cơ quan thuế đã áp dụng đầy đủ các biện pháp quản lý đôn đốc thu nợ của mình nhƣng vẫn không thu đủ tiền nộp vào NSNN.

1.2.2 Đặc điểm cưỡng chế thuế

1.2.2.1 Cƣỡng chế thuế là hành vi thi hành pháp luật về thuế

Cƣỡng chế thuế là một trong các công tác quan trọng áp dụng đối với những người nợ thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế nhằm mục đích đảm bảo công bằng và thu đúng, thu đủ tiền vào NSNN.

1.2.2.2 Cƣỡng chế thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế

Cƣỡng chế thuế chỉ đƣợc thực hiện khi phát sinh các khoản nợ thuế mà cơ quan thuế đã triển khai các biện pháp thu nợ mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc số tiền nợ thuế từ những người nợ thuế. Khi đó, công tác cưỡng chế thuế sẽ phát huy đƣợc vai trò thu hồi tiền nợ thuế về cho NSNN.

1.2.2.3 Thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thuế đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và cơ quan thi hành pháp luật khác.

Khi thực hiện cƣỡng chế thuế đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan, ban, nghành chức năng nhƣ: Kho bạc, Công an, Viện kiểm sát. Việc cƣỡng chế thuế có liên quan đến lợi ích của NNT, do vậy phải có những thủ tục pháp lý chặt chẽ liên quan đến chức trách của nhiều cơ quan khác nhau.Bởi vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan Nhà Nước khác là tất yếu để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của cưỡng chế thuế.

1.2.3 Nội dung cưỡng chế thuế

Nội dung cơ bản của cƣỡng chế thuế là thông báo cho NNT biết trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thuế và những hậu quả có thể phải chịu nếu không thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời, bằng các biện pháp cƣỡng chế nhƣ thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, thu hồi giấy phép kinh doanh…

để buộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc cƣỡng chế chuyển tài sản do NNT đang nắm giữ hoặc tài sản của NNT do bên thứ ba nắm giữ vào tay Nhà nước để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT.

1.2.4 Vai trò của cưỡng chế thuế

Cƣỡng chế thuế là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý thuế. Nó thể hiện tính chất buộc phải tuân thủ bởi quyền lực Nhà nước của thuế. Vì vậy, cƣỡng chế thuế có các vai trò sau:

Thứ nhất, cƣỡng chế thuế đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật thuế, chống thất thu thuế có hiệu quả. Hoạt động cƣỡng chế thuế đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật về thuế bằng cách áp dụng các biện pháp phù hợp tác động đến lợi ích của NNT buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, không để tiếp tục xảy ra tình trạng cố tình dây dƣa, chây ỳ không nộp thuế.

Khi các khoản thuế và thu khác thuộc NSNN đƣợc thu nộp nghĩa là cƣỡng chế thuế đã góp phần chống thất thu thuế hiệu quả hơn.

Thứ hai, cƣỡng chế thuế đóng vai trò cảnh báo qua đó thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của NNT. Việc cƣỡng chế thuế thành công đối với những đối tƣợng cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ là sự cảnh báo với chính những đối tượng này rằng trong tương lai, ý đồ cố tình không tuân thủ của họ sẽ không thể thực hiện đƣợc và còn bị thiệt hại hơn là tuân thủ tự giác.

Đồng thời việc cƣỡng chế thuế thành công cũng phát đi một tín hiệu cảnh báo cho những NNT khác biết về khả năng không thành công của sự cố tình không tuân thủ và những thiệt hại có thể phải chịu nếu cố tình không tuân thủ.

Qua đó, cƣỡng chế thuế thúc đẩy sự tự nguyện tuân thủ của NNT.

Thứ ba, cƣỡng chế thuế đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế. Việc hai NNT ở cùng một điều kiện, cùng hoàn cảnh nhƣ nhau nên số thuế phải nộp của họ là nhƣ nhau đã phần nào phản ánh tính công bằng của pháp luật thuế ở một quốc gia. Tuy nhiên, khi số thuế phải nộp của người này được nộp vào ngân sách còn của người khác lại không được nộp vào ngân sách thì nghĩa vụ phải nộp nhƣ nhau trở nên vô nghĩa. Tính công bằng thực sự của pháp luật thuế chỉ thực sự đƣợc đảm bảo khi nào số thuế phải nộp nhƣ nhau đó đều đƣợc nộp vào NSNN. Cƣỡng chế thuế chính là công cụ để thực hiện điều này. Nó buộc những người có nghĩa vụ thuế phải thực hiện nghĩa vụ đó nếu không sẽ chịu sự trừng phạt của pháp luật. Từ đó mới đảm bảo sự công bằng đầy đủ của pháp luật thuế đƣợc thực hiện.

1.2.5 Yêu cầu của cưỡng chế thuế

Thứ nhất, cƣỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật Nhà Nước. Yêu cầu này đòi hỏi khi ban hành các quyết định cưỡng chế phải đảm bảo được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương.

Thứ hai, cƣỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lý thuế.Có nghĩa là khi thực hiện một quyết định cƣỡng chế thuế thì cơ quan thuế phải đảm bảo tính hiệu quả cao mà chi phí thực hiện cƣỡng chế là tối thiểu. Muốn thực hiện được điều này, đòi hỏi trước khi ban hành các quyết định thực hiện cưỡng chế thuế cần tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện cƣỡng chế nhƣ thời gian, địa điểm, hình thức cƣỡng chế. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp nợ thuế và xác định trường hợp nào thực hiện biện pháp cưỡng chế nào là hợp lý.

Thứ ba, cƣỡng chế thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của NNT, thông qua cƣỡng chế thuế góp phần nâng cao tính công bằng của pháp luật, đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tƣợng nộp thuế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cườngquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện hiệp hòa – bắc giang (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)