Thực hiện các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc nộp tiền thuế và các khoản thu khác

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cườngquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện hiệp hòa – bắc giang (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HIỆP HÒA

2.1 Sơ lƣợc tình hình kinh tế - xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thuế tại

2.2.1.3 Thực hiện các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc nộp tiền thuế và các khoản thu khác

Từ việc quản lý, phân tích tính chất, đặc điểm, nguyên nhân của các khoản nợ nhƣ trên đã giúp cho Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa đƣa ra đƣợc những biện pháp tích cực nhằm thu hồi nợ thuế cho từng khoản nợ cụ thể.

Trong thời gian qua, công tác đôn đốc thu nợ của Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, đáng ghi nhận nhƣ sau:

BẢNG 2.6. KẾT QUẢ THU HỒI NỢ ĐỌNG THUẾ

GIAI ĐOẠN 2012-2014 TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HIỆP HÒA Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Số nợ thuế đến 31/12 năm trước 4401,35 5460,81 6180,98 Số nợ thuế đến 31/12 năm nay 5460,81 6180,98 12141 Tổng số nợ thu hồi đƣợc trong năm 3928 4276 4397 Số nợ thuế của các năm trước được thu hồi 2663,37 2844 2160 Tỷ lệ thu hồi nợ đọng năm trước chuyển sang 60,5% 52,1% 34,95%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đánh giá công tác quản lý thu nợ thuế năm 2012-2014) Từ bảng số liệu trên có thể thấy tổng số nợ thuế đƣợc thu hồi vẫn liên tục tăng qua các năm, cụ thể số nợ đọng đƣợc thu hồi năm 2012, 2013và 2014 lần lƣợt là 3928 triệu đồng, 4276 triệu đồng và 4397 triệu đồng. Điều này cho thấy nỗ lực cố gắng thu hồi nợ đọng thuế của Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa.

Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi nợ đọng do các năm về trước chuyển sang lại có xu hướng giảm. Năm 2012, Chi cục thu được 2663,37 triệu đồng tiền nợ thuế từ năm 2011 trở về trước chuyển sang, tương ứng với 60,5% tổng nợ thuế tính đến 31/12/2011. Năm 2013, số tiền nợ thuế năm trước chuyển sang thu được là 2844 triệu đồng, nhƣng tỷ lệ thu hồi giảm xuống còn 51,2%. Đến năm 2014, số tiền nợ thuế năm trước chuyển sang thu được chỉ là 2160 triệu đồng, và tỷ lệ thu hồi nợ đọng chỉ còn là 34,95%. Nguyên nhân của việc này là do điều kiện kinh tế còn tăng trưởng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tập trung vào đầu tƣ mở rộng sản xuất, dẫn tới việc gặp khó khăn về mặt tài chính và không thanh toán đƣợc nợ thuế, thậm chí còn phát sinh nợ thêm. Công tác đôn đốc nợ thuế cũng còn gặp nhiều khó khăn.

Để tìm hiểu rõ hơn về công tác đôn đốc thu nợ thuế của Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa, ta xem xét bảng số liệu thống kê về tình hình sử dụng các biện pháp đôn đốc nợ thuế sau:

BẢNG 2.7. HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÔN ĐỐC NỢ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HIỆP HÒA GIAI ĐOẠN 2012-2014

Đơn vị: triệu đồng

STT Biện pháp

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số

lƣợt Số tiền Tỉ lệ (%)

Số

lƣợt Số tiền Tỉ lệ (%)

Số

lƣợt Số tiền Tỉ lệ

(%) 1 Thông báo tiền chậm nộp

( mẫu 07)

182 3405,5 86,7 204 3517,3 82,2 412 2509 57,9

2 Đƣa lên thông tin đại chúng

15 4,2 0,1 29 5 0,1 18 - -

3 Làm việc với đơn vị 20 436 11,1 39 555 13,0 16 32 0,8 4 V/v cung cấp thông tin

( mẫu 10)

4 - - 6 - 17 - -

5 Thông báo sẽ áp dụng biện pháp cƣỡng chế ( Mẫu 09)

32 82,3 2,1 55 198,7 4,7 - - -

6 Điện thoại - - - - - 2692 1790 41,3

7 Tổng 3928 100 4276 100 4331 100

(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo tổng kết công tác thuế tại Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2012-2014)

Có thể thấy Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa đã rất tích cực áp dụng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế và cũng đạt đƣợc những kết quả khả quan.

Cụ thể:

Biện pháp ra thông báo tiền chậm nộp thuế theo (mẫu số 07) là biện pháp đôn đốc luôn mang lại kết quả thu hồi nợ thuế cao nhất trong giai đoạn

này, luôn trên 50% tổng số nợ thuế thu hồi đƣợc bằng các biện pháp đôn đốc nợ.Số lƣợt thực hiện biện pháp trên liên tục tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2012 là 182 lƣợt, năm 2013 là 204 lƣợt và năm 2014 là 412 lƣợt. Số nợ thuế thu hồi đƣợc bằng biện pháp này các năm 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là 3405,5 triệu đồng; 3517,3 triệu đồng và 2509 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ so với tổng số thu nợ từ các biện pháp đôn đốc nợ lần lƣợt là 86,7%; 82,2% và 57,9%. Có thể thấy tuy số lƣợt áp dụng biện pháp này vẫn liên tục tăng lên nhƣng tỷ lệ nợ thuế thuế thu đƣợc bằng biện pháp này so với tổng nợ thu đƣợc bằng tất cả các biện pháp đôn đốc lại giảm. Nguyên nhân là do tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thiếu hụt tài chính của NNT, dẫn tới không có tiền để thực hiện nghĩa vụ thuế.

Biện pháp đôn đốc thông qua điện thoại cũng tỏ ra khá hiệu quả. Năm 2014, Chi cục đã thường xuyên đôn đốc nợ bằng biện pháp này với 2692 cuộc gọi, tin nhắn tới NNT, thông qua đó đã thu hồi đƣợc 1790 triệu đồng tiền nợ thuế, tương ứng 41,3% tổng nợ thuế thu được từ việc đôn đốc nợ năm 2014.

Biện pháp này thực hiện đơn giản và cũng khá hiệu quả, chính vì vậy nên được chú trọng và thực hiện thường xuyên hơn.

Biện pháp làm việc trực tiếp với NNT cũng khá hiệu quả. Tuy rằng số lượt thực hiện không nhiều nhưng số nợ thuế thu được cũng tương đối khá.

Cụ thể, thông qua biện pháp này, năm 2012 với 20 lƣợt thực hiện thu đƣợc 436 triệu đông (11,1%), năm 2013 với 39 lƣợt thực hiện thu đƣợc 555 triệu đồng (13%) và năm 2014 với 16 lƣợt thực hiện thu đƣợc 32 triệu đồng (0,8%). Năm 2014, hiệu quả của biện pháp này có chút sụt giảm, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do trình trạng khó khăn của NNT trong giai đoạn này.

Ngoài ra, các biện pháp thông báo sẽ áp dụng biện pháp cƣỡng chế, đƣa lên thông tin đại chúng hay yêu cầu cung cấp thông tin tuy có tỷ lệ thu hồi nợ so với tổng nợ đƣợc thu hồi không cao nhƣng cũng vẫn rất quan trọng. Vì nó

không chỉ góp phần tăng khoản nợ đƣợc thu hồi mà còn giúp cảnh báo, dăn đe NNT để nâng cao ý thức NNT, tránh chây ỳ, dây dƣa nợ tiền thuế.

Để đạt đƣợc những kết quả trong công tác đôn đốc thu nợ nhƣ trên, ngoài việc tích cực áp dụng các biện pháp dôn đốc thu hồi nợ, Chi cục còn cố gắng thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm tăng hiệu quả quản lý nợ và thu hồi số nợ thuế. Cụ thể nhƣ:

 Tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ, đối thoại tƣ vấn pháp luật về thuế thông qua đó nâng cao sự hiểu biết của NNT về chính sách, pháp luật thuế.

 Tổ chức tốt các hoạt động "Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tham gia. Qua đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chấp hành pháp luật thuế.

 Chi cục thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, thông qua đó góp phần hạn chế nợ đọng thuế.

 Tiếp tục thực hiện công tác phối hợp liên ngành đảm bảo thu hồi tiền nợ thuế vào NSNN

2.2.2 Thực trạng cưỡng chế Thuế tại Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa

Trong giai đoạn này, công tác cƣỡng chế thuế cũng đã đƣợc Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa quan tâm. Tuy nhiên do còn nhiều khó khăn nên việc thực hiện cƣỡng chế thuế còn rất hạn chế. Cụ thể, trong năm 2012, 2013, Chi cục đã áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thuế nhƣng chƣa hiệu quả, chƣa thu hồi đƣợc nợ thuế; năm 2014, việc áp dụng cƣỡng chế thuế mới bắt đầu có kết quả. Trong năm 2014, Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa đã ra 8 Quyết định cƣỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, thông qua đó thu đƣợc 66 triệu đồng tiền nợ thuế ( 1,5% tổng nợ thuế thu đƣợc trong năm 2014).

*) Khó khăn còn gặp phải khi áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thuế Nội dung và trình tự các biện pháp cƣỡng chế thuế đƣợc trình bày ở trên chỉ mới được áp dụng từ ngày 01/07/2013, còn trước đó, các biện pháp cƣỡng chế thuế và trình tự đƣợc áp dụng là:

- Trích tiền từ tài khoản của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ số tiền thuế, tiền phạt.

- Thu tiền, tài sản khác của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

- Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn.

- Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Một số khó khăn trong việc áp dụng cƣỡng chế thuế trên địa bàn là:

Với biện pháp trích tiền từ tài khoản đối tƣợng bị cƣỡng chế, do điều kiện kinh tế huyện vẫn là vùng nông thôn, thanh toán qua ngân hàng còn chƣa phổ biến, không phải NNT nào cũng có tài khoản ngân hàng hoặc có nhiều NNT có tài khoản nhƣng lại không có số dƣ. Ngoài ra, việc nắm bắt đƣợc số tài khoản, số dƣ của NNT tại các ngân hàng cũng còn gặp nhiều khó khăn.

Với biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản của đối tƣợng bị cƣỡng chế, thủ tục để thực hiện biện pháp này khá phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, mất nhiều thời gian và chi phí mà lại có nhều rủi ro. Trong thực tế, nhiều trường hợp NNT không có tài sản kê biên do sản xuất kinh

doanh thua lỗ hoặc cố tính tẩu tán tài sản hay có tài sản kê biên nhƣng việc kê biên, đấu giá mất hàng tháng mà giá trị thu về không nhiều.

Về biện pháp cƣỡng chế bằng thu tiền, tài sản của đối tƣợng bị cƣỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ ( bên thứ ba) cũng chƣa rõ ràng, cách thức tiền hành xác minh để có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế hiện chưa được hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất trong toàn ngành. Vì thế việc xác định đối tƣợng thứ ba để tiến hành cƣỡng chế cũng rất khó thực hiện.

Hóa đơn có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của mọi NNT, chính vì vậy việc cưỡng chế liên quan đến hóa đơn thường có tính răn đe cao và áp dụng được với nhiều đối tượng khác nhau. Trước đây,biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn chỉ đƣợc áp dụng sau khi không áp dụng đƣợc hoặc đã áp dụng năm biện pháp trên mà chƣa thu đủ số nợ thuế. Điều này dẫn đến việc để áp dụng đƣợc biện pháp này phải mất rất nhiều thời gian, chi phí. Hơn nữa, việc áp dụng biện pháp này cũng yêu cầu sự phối hợp quản lý cao giữa bộ phận quản lý hóa đơn với bộ phận quản lý nợ và cƣỡng chế thuế.Tuy nhiên, từ tháng 7/2013, biện pháp này đã đƣợc thay đổi thành “ thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng” và đƣợc chuyển từ vị trí áp dụng số 6 lên vị trí số 4. Điều này đã tạo nhiều thuận lợi hơn cho việc áp dụng nhƣ phạm vi áp dụng rộng, dễ dàng hơn, thời gian nhanh hơn và hiệu quả hơn. Vì vậy mà năm 2014, chi cục đã áp dụng thành công biện pháp cƣỡng chế này.

Biệnpháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề là biện pháp cƣỡng chế cuối cùng, chỉ đƣợc thực hiện khi không thực hiện đƣợc hoặc đã thực hiện 6 biện pháp trên nó nhƣng chƣa thu đủ số thuế phải nộp.Tuy nhiên, thực tế chi cục chƣa thực hiện biện pháp này do vẫn

tạo điều kiện cho doanh nghiệp gặp khó khăn tiếp tục hoạt động kinh doanh để có khả năng nộp thuế vào NSNN.

Các biện pháp cƣỡng chế đƣợc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ nhƣng trong thực tế triển khai lại rất khó khăn do phải thực hiện tuần tự theo các bước mà không được áp dụng linh hoạt dẫn đến mất nhiều thời gian và nhân lực nhƣng hiệu quả lại không cao, đồng thời thực tế cũng chƣa thực sự mạnh tay áp dụng tất cả các biện pháp cƣỡng chế và vì thế nhiều trường hợp người nợ thuế còn xem nhẹ chế tài này.

2.2.3 Đánh giá chung hiệu quả quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cườngquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện hiệp hòa – bắc giang (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)