Giải pháp tăng cường cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cườngquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện hiệp hòa – bắc giang (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƢỠNG CHẾ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA – BẮC GIANG

3.2 Kiến nghị về chính sách và thủ tục liên quan đến quản lý nợ và cƣỡng chế thuế

3.3.2 Giải pháp tăng cường cưỡng chế nợ thuế

Do hiệu quả của công tác cưỡng chế thuế còn chưa cao nên người nợ thuế còn rất xem nhẹ chế tài này. Việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế còn chƣa đƣợc linh hoạt và quyết liệt nên việc thu hồi nợ thuế còn gặp khá nhiều khó khăn. Để nâng cao năng lực cƣỡng chế thuế, cần đề xuất việc đƣợc áp dụng một cách linh hoạt hơn các biện pháp cƣỡng chế và cần quản lý chặt chẽ các đối tƣợng nợ thuế, nhất là những đối tƣợng có khoản nợ trên 90 ngày. Chi cục cần yêu cầu các đối tƣợng này thông báo tình trạng hoạt động, tình trạng tài chính thường xuyên hơn để có thể giải quyết những khó khăn trong công tác áp dụng biện pháp cƣỡng chế bằng kê biên tài sản. Ngoài ra, các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế cũng cần đƣợc thực hiện một cách mạnh tay hơn, quyết liệt hơn để có đƣợc hiệu quả cao hơn.

3.3.2.2 Tăng cường phối hợp với Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và các cơ quan chứng năng khác để thực hiện cƣỡng chế thuế

Đối với Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại

Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa cần tăng cường hơn nữa việc phối hợp với Kho bạc Nhà nước Hiệp Hoà và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để khai thác thông tin tình hình giải ngân các công trình thuộc vốn NSNN chi trả cho một số đơn vị nợ đọng, và thông tin tài khoàn của các đối tƣợng nợ thuế để thu hồi nợ đọng thuế. Tuy nhiên, công tác này cùng còn gặp phải nhiều khó khăn nhƣ:

Vướng mắc đầu tiên của việc thực hiện quy trình cưỡng chế nợ là việc xác minh thông tin của người nợ thuế để làm căn cứ ban hành quyết định

cƣỡng chế. Theo quy định, doanh nghiệp chỉ phải khai báo với cơ quan thuế một hoặc một vài tài khoản tiền gửi khi đăng kí thuế để đƣợc cấp mã số thuế.

Việc đăng ký tài khoản đó không mang tính bắt buộc mà do doanh nghiệp tự khai rồi điền thông tin theo mẫu in sẵn. Do đó, khi muốn tiến hành xác minh thông tin về toàn bộ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, cơ quan thuế buộc phải gửi văn bản xác minh thông tin ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhằm tránh bỏ sót tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp. Hàng tháng, việc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phát sinh khá nhiều, không chỉ làm mất thời gian và mất công sức của các ngân hàng, mà còn làm gián đoạn việc xử lý cƣỡng chế do phải chờ ngân hàng cung cấp thông tin.Để khắc phục bất cập này, cần bổ sung quy định bắt buộc NNT phải đăng kí tất cả các tài khoản tiền gửi khi đăng ký mã số thuế hoặc đăng ký tài khoản giao dịch khi phát sinh mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên; đồng thời quy định ghi rõ nơi mở tài khoản khi lập bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Quy định này vừa giúp cơ quan thuế chủ động trong quản lý, nắm đƣợc chính xác số tài khoản, vừa giảm tải yêu cầu hỗ trợ đối với hệ thống các cơ quan ngân hàng, tín dụng.

Tuy nhiên, quy định yêu cầu người nợ thuế cung cấp số dư tài khoản, số hiệu và nơi mở tài khoản để ban hành quyết định cƣỡng chế trên thực tế có thể nói là rất khó khăn, hầu hết số dƣ trên tài khoản do doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan thuế chỉ mang tính đối phó, để có số liệu chính xác, cơ quan thuế phải đối chiếu với thông tin từ phía ngân hàng. Trường hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng vì lý do nào đấy mà không hợp tác, cung cấp thông tin chậm hoặc không chính xác, hiện cũng chƣa có chế tài cụ thể xử lý, ngoại trừ những quy định trách nhiệm chung chung tại Luật quản lý thuế. Vì vậy, cần đề xuất áp dụng chế tài xử lý theo pháp luật nếu ngân hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để đảm bảo tính khả thi của công tác cƣỡng chế thuế.

Cũng liên quan đến tài khoản của doanh nghiệp nhƣng lại phát sinh một vướng mắc khác, đó là khi ghi nhận biên bản cung cấp thông tin thì tài khoản của doanh nghiệp có đủ số dƣ để ban hành quyết định cƣỡng chế, đến khi ngân hàng nhận đƣợc quyết định cƣỡng chế của cơ quan thuế thì số dƣ trên tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp có sự biến động với số tiền còn lại rất ít nên không thể thực hiện đƣợc quyết định cƣỡng chế. Đây là tình huống làm vô hiệu quyết định cƣỡng chế, do đó phải có quy định chặt chẽ và phù hợp hơn.

Ngoài ra, chi cục thuế huyện Hiệp Hòa cũng cần phải phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng, ban ngành sau:

Phối hợp với Phòng Tài chính thực hiện việc định giá và tổ chức thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản đã đƣợc cơ quan Thuế kê biên để thu hồi nợ thuế theo đúng quy định hiện hành của Nhà Nước.

Phối hợp với Cơ quan Công an thực hiện cƣỡng chế kê biên tài sản của đối tƣợng nợ thuế theo quy định của pháp luật; đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thực hiện cưỡng chế. Phát hiện các trường hợp gian lận, trốn thuế lớn đến mức tội phạm phải điều tra, khởi tố xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Báo, Đài phát thanh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thuế, nêu gương các điển hình trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ thuế và phê phán các trường hợp dây dưa nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế của NSNN, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NNT.

Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa cần thực hiện công tác tham mưu trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý nợ thuế nói riêng trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất các quy chế phối hợp, biện pháp quản lý thuế trình cấp ủy, HĐND, UBND huyện để chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện phối hợp với cơ quan thuế trong việc đôn đốc thu hồi nợ đọng và thực hiện các biện pháp cƣỡng chế có liên quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cườngquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện hiệp hòa – bắc giang (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)