Mở rộng diện gia hạn nộp thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cườngquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện hiệp hòa – bắc giang (Trang 59 - 71)

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƢỠNG CHẾ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA – BẮC GIANG

3.2 Kiến nghị về chính sách và thủ tục liên quan đến quản lý nợ và cƣỡng chế thuế

3.2.2 Mở rộng diện gia hạn nộp thuế

Qua nghiên cứu xem xét thực trạng của quản lý nợ và cƣỡng chế thuế thì thấy rằng việc xem xét mở rộng diện đƣợc gia hạn nộp thuế là cần thiết.

Khi một người nộp thuế gặp khó khăn về vốn thì họ sẵn sàng chiếm dụng vốn

của nhà nước để đưa vào tái sản xuất phục vụ kinh doanh của mình. Thực tế hiện nay, với việc nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm sau suy thoái thì việc kinh doanh của các doanh nghiệp là rất khó khăn và khó thu hồi vốn. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu tƣ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng nhƣ sắt, thép, xi măng, nhân công không ngừng tăng cao, thời gian xây dựng thường kéo dài vài năm, trong khi các hợp đồng xây dựng giữa bên thi công và bên giao thầu thường được ký kết với mức giá đấu thầu theo dự toán cũ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường gặp khó khăn trong thanh toán tiền thuế với ngân sách nhà nước, chưa kể nếu các doanh nghiệp xây dựng các công trình thuộc vốn ngân sách thì còn gặp khó khăn hơn nhiều, do việc thẩm định dự án để giải ngân còn qua nhiều khâu, nhiều ban ngành thẩm định nên tiến độ thanh toán sau khi doanh nghiệp xuất hoá đơn tài chính còn chậm, kéo dài. Do đó, để công tác quản lý nợ và cƣỡng chế thuế đạt hiệu quả cao đòi hỏi là Luật Quản lý thuế phải mở rộng diện các đối tƣợng đƣợc xem xét gia hạn nộp thuế nhƣ các doanh nghiệp xây dựng cơ bản xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước mà ngân sách nhà nước còn nợ doanh nghiệp, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.Chính phủ nên gia hạn cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đầu tƣ xây dựng hạ tầng và các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính đƣợc chậm nộp thuế sau một thời gian nhất địnhhoặc có thể gia hạn cho doanh nghiệp đƣợc thanh toán theo phân kỳ, theo thời gian đƣợc thoả thuận, cam kết của doanh nghiệp với cơ quan thuế. Đến thời hạn cam kết nếu doanh nghiệp không nộp thuế đúng hạn thì mới xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp cƣỡng chế cần thiết. Để thực hiện đƣợc hiệu quả, chính sách đề ra cũng cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về tiêu chí xác định các đối tƣợng gặp khó khăn về tài chính để thực hiện gia hạn thuế nhằm đảm bảo công bằng giữa mọi NNT.

3.2.3 Sửa đổi các quy định về các biện pháp cưỡng chế thuế trong Luật Quản lý thuế

Thực trạng tình hình cƣỡng chế thuế theo phân tích ở trên cho thấy những tồn tại và hạn chế của công tác này thời gian qua. Số vụ cƣỡng chế còn ít so với yêu cầu, một số biện pháp cƣỡng chế còn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, đồng bộ. Do đó, cƣỡng chế thuế chƣa đạt đƣợc mục tiêu về tính hiệu lực và hiệu quả của pháp luật thuế quy định. Cƣỡng chế thuế chƣa mang tính răn đe và chưa nâng cao ý thức tuân thủ của người nợ thuế. Khi ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế còn chưa cao thì việc thực hiện tốt công tác cƣỡng chế thuế là việc quan trọng giai đoạn này.

Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thuế nên căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất, không nên bắt buộc phải thực hiện tuần tự nhƣ hiện nay. Theo quy định hiện nay, có 7 biện pháp cƣỡng chế nhƣng việc thực hiện các biện pháp cƣỡng chế phải thực hiện tuần tự từ biện pháp thứ nhất đến biện pháp thứ 7, qui định cứng nhắc nói trên đã dẫn đến hiệu quả của công tác cưỡng chế mang lại thường không cao. Đây chính là bất cập của công tác cƣỡng chế mà gây nhiều khó khăn cho các cục thuế địa phương trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Có thể thay đổi cho phép áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp cƣỡng chế, có thể áp dụng ngay một biện pháp cƣỡng chế nếu chứng minh đƣợc nó hiệu quả và các biện pháp trước nó khó có thể áp dụng được chứ không nhất thiết bắt buộc phải áp dụng tuần tự các biện pháp.

Ngoài ra, cơ chế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp hầu hết thường có một hay nhiều chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc tại địa phương khác, hoặc các đơn vị xây dựng tại địa phương khác nơi DN có trụ sở chính. Việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp xây dựng vãng lai đang gặp khó khăn do chƣa có cơ chế phối hợp xử

lý giữa cơ quan thuế các địa phương quản lý doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

Khi cơ quan thuế thực hiện cƣỡng chế còn gặp khó khăn nhƣ: cƣỡng chế nợ tại chi nhánh hay trụ sở chính, cơ quan thuế có chi nhánh hay cơ quan thuế có trụ sở chính sẽ thực hiện cƣỡng chế và nếu cƣỡng chế thành công thì địa phương nào sẽ thụ hưởng tiền nộp vào ngân sách nhà nước từ việc cưỡng chế này. Do vậy, khi thực hiện quản lý nợ và cƣỡng chế thuế của những doanh nghiệp này thì điều kiện cần là nên có quy định hướng dẫn thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với người nợ thuế có trụ sở chính đặt ở tỉnh khác và đồng thời chỉ đạo các địa phương có cơ chế phối hợp xử lý giữa các cơ quan thuế địa phương.

3.2.4 Biện pháp xử lý với trường hợp doanh nghiệp nợ thuế thay đổi thông tin, thay đổi chủ doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp mới hay doanh nghiệp bỏ kinh doanh mà không hoàn thành nghĩa vụ thuế Do điều kiện kinh tế còn tăng trưởng chậm nên số lượng doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn tới phá sản, bỏ kinh doanh khi chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế có xu hướng tăng lên. Ngoài ra, do cơ chế đăng ký doanh nghiệp mới hiện nay cũng khá dễ dàng nên nhiều doanh nghiệp sau khi kinh doanh khó khăn, có nợ đọng thuế kéo dài đã thay đổi thông tin, thay đổi chủ doanh nghiệp để đăng ký thành lập doanh nghiệp mới nhằm không phải thực hiện nghĩa vụ thuế đã nợ. Các trường hợp này có thể gây thất thu NSNN rất lớn nếu không đƣợc xử lý kịp thời. Tuy nhiên, chính sách thuế chưa có quy định những biện pháp xử lý đồng bộ cho những trường hợp này. Cơ quan quản lý thuế cần nghiên cứu và đƣa ra những biện pháp xử lý phù hợp với khoản nợ của các doanh nghiệp này để tránh nợ đọng kéo dài và gây thất thu cho NSNN. Ngoài ra, cũng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn với việc thành lập doanh nghiệp mới, cần rà soát, kiểm tra thông tin một cách kỹ

lƣỡng, không cho phép thành lập hoặc không cấp mã số thuế mới các doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế.

3.3 Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa

3.3.1 Giải pháp tăng cường quản lý nợ thuế

3.3.1.1 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao số lượng, chất lƣợng cán bộ làm công tác quản lý nợ và cƣỡng chế thuế

Một trong những mục tiêu của cải cách ngành thuế là đội ngũ cán bộ thuế trung thực, trong sạch, chuyên nghiệp, văn minh, đem lại sự tin tưởng, hài lòng cho NNT. Để làm đƣợc điều này, ta cần nâng cao đƣợc trình độ, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ thuế. Mặc dù công tác đào tạo, bồi dƣỡng đã được tăng cường, số lượng cán bộ công chức qua các lớp, khóa đào tạo, bồi dƣỡng khá lớn nhƣng nhìn chung chất lƣợng còn chƣa cao, nhất là khi chức năng quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế đƣợc tách thành một chức năng riêng thì hầu hết cán bộ chƣa đƣợc đào tạo kỹ năng cơ bản về quản lý nợ thuế.

Do vậy, để tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế thì giải pháp quan trọng là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thuế theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tiên tiến và hiện đại.Bên cạnh việc cử cán bộ tham các chương trình bồi dưỡng, tập huấn, Chi cục có thể mời những cán bộ giỏi ở các địa phương khác đến trao đổi kinh nghiệm hoặc đưa cán bộ đội Quản lý nợ đi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác cũng rất hữu ích trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nợ và cƣỡng chế thuế.

3.3.1.2 Tăng cường trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trong quản lý nợ thuế

Thời gian qua, hiệu quả quản lý nợ và cƣỡng chế thuế chƣa cao có một phần trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ thuế. Bộ phận này chưa tham mưu

tốt cho lãnh đạo Cục thuế các biện pháp xử lý nợ thuế phù hợp. Chính vì vậy, thời gian tới Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa cần bổ sung lực lƣợng cán bộ cho đội Quản lý nợ và cƣỡng chế thuế để tránh việc một cán bộ quản lý nợ phải kiêm nhiệm quá nhiều việc. Đồng thời, cần tổ chức sắp xếp bố trí lực lƣợng cán bộ của bộ phận quản lý thu nợ ở chi cục thuế đảm bảo đối tƣợng nộp thuế phải có cán bộ cụ thể quản lý theo dõi đôn đốc nộp thuế. Lãnh đạo Chi cục thuế cần giao chỉ tiêu kế hoạch cần đạt đƣợc cho Lãnh đạo đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế để tăng cường trách nhiệm cho bộ phận này.

Cần đƣa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua, đánh giá hiệu quả làm việc của công chức thuế, quy định xử lý nếu cán bộ thuế phụ trách quản lý nợ, đôn đốc thu nộp không hoàn thành chỉ tiêu đôn đốc thu nộp, để nợ thuế của các đối tượng mình phụ trách vượt quá chỉ số quy định. Trường hợp việc không hoàn thành nhiệm vụ đôn đốc thu nộp và thu hồi nợ đọng mà có nguyên nhân khách quan, thì cần xem xét thỏa đáng những nguyên nhân khách quan này để có phương án xử lý phù hợp. Cần xử lý nghiêm cán bộ có vi phạm, thông đồng hoặc bao che cho người nộp thuế để phát sinh nợ thuế, không thu hồi nợ đọng.

3.3.1.3 Giải pháp về quản lý, phân loại và lập kế hoạch thu và đôn đốc thu hồi nợ thuế

Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng trong điều kiện hiện nay và sắp tới. Việc quản lý nợ là điều kiện để từ đó cơ quan thuế áp dụng những biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Nếu quản lý nợ thuế không đầy đủ và bao quát các khoản nợ sẽ làm cho số nợ tăng hoặc không phản ánh đúng thực chất nợ tại cơ quan thuế. Không những thế nó còn làm cho tình trạng nợ kéo dài, gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế của Nhà Nước. Đảm bảo quản lý nợ chính xác góp phần rất quan trọng trong việc đôn đốc thu nợ, giảm thiểu số nợ, chống thất thu cho NSNN. Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa

cần tiến hành rà soát, phân loại, tìm hiểu rõ nguyên nhân nợ thuế, đặc điểm, tình trạng của người nợ thuế để lựa chọn biện pháp đôn đốc thu nợ, cưỡng chế nợ phù hợp nhất.

Hiện nay tình hình thực tế tại chi cục thuế huyện Hiệp Hòa thì số nợ thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ thuế. Vì vậy giải pháp để giải quyết vấn đề trên là chi cục thuế cần chú trọng hơn đến kiểm tra chế độ sổ sách, kiểm soát chặt chẽ chứng từ hóa đơn của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó, cán bộ các đội kiểm tra, đội thuế liên xã cũng phải nắm chắc các khoản nợ phát sinh trên tờ khai hàng tháng của các DN, hộ kinh doanh để đôn đốc, thu nộp nợ thuế phát sinh trong tháng kịp thời, tránh nợ thuế kéo dài và tăng mạnh. Với các khoản nợ khó thu, cần theo dõi việc phân loại theo nguyên nhân của các khoản nợ khó thu, cố gắng áp dụng các biện pháp đôn đốc và cƣỡng chế để cố gắng thu hồi nợ thuế, và chú ý việc thực hiện công tác xóa nợ với các khoản nợ chắc chắn không có khả năng thu hồi nữa. Với các khoản nợ trên 90 ngày, Chi cục cần rà soát, theo dõi sát sao thông tin, tình hình của đối tƣợng nợ thuế và khoản nợ để lựa chọn biện pháp đôn đốc, cƣỡng chế cho phù hợp, hoặc thực hiện các biện pháp dãn nợ phù hợp... Với các khoản nợ nhỏ hơn 90 ngày, cần tích cực theo dõi, kê khai kịp thời ngay khi phát sinh, quản lý, đôn đốc thu hồi, khống chế các khoản nợ, tránh làm tăng nợ thuế trong năm và tránh làm tăng khoản nợ thuế trên 90 ngày trong thời gian sau đó.

3.3.1.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào quản lý nợ thuế

Có thể thấy việc ứng dụng CNTT có vai trò rất quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính thuế, nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung và hiệu quả quản lý nợ thuế nói riêng. Để ứng dụng tin học vào quản lý nợ thuế được hiệu quả hơn, nước ta cần không ngừng hoàn thiện hơn nữa phần mềm

ứng dụng quản lý thuế nói chung, quản lý nợ thuế nói riêng để tổng hợp kịp thời, đầy đủ tình hình, phục vụ công tác báo cáo, chỉ đạo của cơ quan thuế các cấp. Trong năm 2014, Tổng cục Thuế đã bắt đầu tiến hành nâng cấp hệ thống các ứng dụng quản lý thuế phân tán hiện hành lên mô hình TMS_mô hình quản lý thuế tập trung. Hệ thống TMS này có thể thay thế cho 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang đƣợc triển khai phân tán tại các cục thuế và chi cục thuế, đáp ứng đƣợc toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho cả quy trình nghiệp vụ từ đăng ký thuế, quản lý hồ sơ, quản lý, xử lý kê khai quyết toán thuế, quản lý nợ, sổ sách tới báo cáo phân tích, đánh giá. Phần mềm TMS nếu đƣợc triển khai rộng rãi thì sẽ rất hiệu quả, giúp cơ quan thuế các cấp có thể khai thác nhanh thông tin, dữ liệu, giảm bớt khâu tổng hợp dữ liệu từ các ứng dụng phân tán trước đây, đáp ứng nhanh chóng hơn yêu cầu quản lý với NNT.

Theo lộ trình trong năm 2015, hệ thống ứng dụng TMS sẽ tiếp tục đƣợc triển khai rộng rãi tới các cục thuế, chi cục thuế trên cả nước. Để nâng cao hiệu quả quản lý, Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa cũng nên tích cực, chủ động trong việc tiếp nhận và triển khai ứng dụng TMS trong hoạt động của mình. Chi cục nên chủ động nâng cấp hạ tầng CNTT, hệ thống máy móc, hạ tầng kỹ thuật mạng… để khi triển khai ứng dụng TMS đƣợc phù hợp, hiệu quả nhất.

Ngoài ra, cần tăng cường đào tạo cán bộ quản lý nợ về việc sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng quản lý thuế và phần mềm quản lý nợ.

Chi cục cần tích cực cho cán bộ thuế tham gia vào các buổi tập huấn, đào tạo về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế của cấp trên. Từ đó đảm bảo cán bộ thuế có thể sử dụng các ứng dụng quản lý một cách thành thạo, truy cập thông tin nhanh chóng, chính xác nhất nhằm phát huy cao nhất hiệu quả quản lý thuế. Nâng cao đƣợc hiệu quả ứng dụng CNTT vào quản lý nợ thuế sẽ giúp cho công tác quản lý nợ thuế đƣợc chính xác, nhanh gọn hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.

3.3.1.5 Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ và các bộ phận có liên quan khác trong quản lý nợ và đôn đốc thu nộp thuế Quản lý nợ và cƣỡng chế thuế là nhiệm vụ chính của Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế thuế. Tuy nhiên, các bộ phận khác trong cơ quan thuế cũng có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ này với Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế thuế, đó là các Đội Kiểm tra thuế và Đội Kê khai và kế toán thuế. Đội Kê khai và kế toán thuế có trách nhiệm phối hợp đối chiếu số liệu nợ thuế, xác định chính xác số nợ thuế với Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế thuế. Các Đội Kiểm tra thuế có trách nhiệm đối chiếu nợ thuế với Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế thuế và phối hợp đôn đốc thu nộp với những đối tƣợng theo dõi của Đội Kiểm tra. Tuy nhiên, hiện nay, công tác phối hợp giữa các bộ phận này còn chƣa thật ăn khớp. Đặc biệt là công tác đôn đốc thu nộp do cả hai bộ phận cùng chịu trách nhiệm nên khó phân định trách nhiệm. Trong khi chờ sự sửa đổi quy định của Tổng cục Thuế, Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa cần có quy định nội bộ về trách nhiệm phối hợp, cơ chế phối hợp và phân định trách nhiệm tạm thời giữa các bộ phận này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ, đặc biệt là công tác đôn đốc thu nộp thuế

3.3.1.6 Nâng cao ý thức của NNT

Hiện nay, hiệu quả của quản lý nợ và cƣỡng chế thuế phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tuyên truyền hỗ trợ cho đối tƣợng nộp thuế. Với việc tăng cường công tác tuyên truyền sẽ giúp người nộp thuế nắm được các quy định của luật thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành tốt pháp luật thuế làm giảm thiểu tình trạng nợ đọng thuế.

Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa cần tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Đồng thời, từ các diễn đàn này phê phán mạnh mẽ các hiện tƣợng vi phạm pháp luật thuế,

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cườngquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện hiệp hòa – bắc giang (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)