Bàn luận về vai trò của các bên trong việc phục hồi và tổ chức lễ hội

Một phần của tài liệu Lễ hội Trò Trám: Nhà nước, cộng đồng và sự phục hồi (Trang 64 - 73)

Chương 3: LỄ HỘI TRÒ TRÁM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN

3.1. Bàn luận về vai trò của các bên trong việc phục hồi và tổ chức lễ hội

Lễ hội trò trám được phục hồi đã đáp ứng phần nào nhu cầu văn hóa tâm linh của bà con nhân dân tứ xã nói chung cũng như bà con xóm Trám nói riêng. Thực tế cho thấy việc phục hồi lễ hội còn rất nhiều vấn đề cần thảo luận, hoàn thiện tuy nhiên phải thừa nhận rằng lễ hội được phục hồi đã tác động rất lớn đến đời sống của người dân. Đời sống tinh thần được đáp ứng và kéo theo là sự phát triển của kinh tế hơn nữa nó giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống... từ kết quả cho thấy việc phục hồi lễ hội Trò Trám là cần thiết và khẳng định được định hướng đúng đắn của nhà nước cũng như vai trò tích cực của người dân.

Xuyên suốt quá trình phục hồi lễ hội Trò Trám cho thấy, việc phục hồi được triển khai theo hướng chính quyền địa phương là đơn vị đứng ra tổ chức, đầu tư kinh phí, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, BQL di tích đền Hùng hỗ trợ về chuyên môn, sưu tầm, viết kịch bản và giàn dựng chương trình, người dân tham gia với vai trò là “diễn viên” có thù lao hoặc khán giả.

Cách làm này đã thành công ở việc tổ chức lễ hội qui mô, bài bản nhưng vai trò của cộng đồng bị mờ nhạt chưa phát huy được tính tự chủ trong công tác phục hồi.

Vai trò của nhà nước thể hiện rất rõ bắt đầu từ việc UBND tỉnh đưa công văn về huyện, huyện chuyển về xã và xã ra quyết định cho xóm thực thi.

Xuất phát từ mục đích lấy tư liệu cho nhà trưng bày thời đại Hùng Vương và tiến tới tổ chức lễ hội đền Hùng với tầm cỡ quốc gia nên Trò Trám mới được phục hồi. Lúc đầu cơ quan cấp tỉnh, huyện chỉ có vai trò chỉ đạo chung còn lại thực tế giao cho chính quyền địa phương và cư dân sở tại. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về kinh tế an ninh và tổ chức, quyết định mọi vấn đề

59

trong việc phục hồi lễ hội còn cộng đồng là những người thực thi các công việc theo chỉ đạo và phân công của chính quyền. Vai trò của các cụ bô lão được chú trọng tuy nhiên vẫn chưa có tính quyết định chủ đạo. Càng về sau nhất là trong công tác tổ chức lễ hội thì sự phối hợp giữa nhà nước và cộng đồng ngày càng có sự ăn ý và chặt chẽ hơn, vai trò của nhà nước được nâng cao nhưng đồng thời cũng không làm mờ nhạt đi vai trò của cộng đồng. Cộng đồng đã làm chủ, bảo tồn và trao truyền nghi thức, tập tục, trò diễn. Nhà nước (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền các cấp) thực sự chỉ giữ vai trò bảo trợ, hỗ trợ về kinh phí, an ninh, động viên và khích lệ cộng đồng tự bảo tồn các giá trị văn hóa và sáng tạo văn hóa của mình. Chính sự phối hợp này đã khiến cho lễ hội Trò Trám có được sức sống bền bỉ và mãnh liệt.

Chính quyền các cấp đã khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng đồng tổ chức lễ hội thường niên, đi trình diễn giới thiệu trò “Tứ dân chi nghiệp” ở các sự kiện trong và ngoài tỉnh. UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Lâm Thao tiến hành kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa đệ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội Trò Trám là di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh và cấp quốc gia để lập hồ sơ khoa học và có biện pháp bảo vệ.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu sưu tầm, tư liệu hóa các nghi thức, tập tục... nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và phục dựng lễ hội đảm bảo tính thống nhất, khoa học và chặt chẽ.

Các phương tiện truyền thông như báo, đài của tỉnh, huyện... tích cực sản xuất các chương trình, đưa nội dung, hình ảnh thể hiện các sinh hoạt của cộng đồng và tuyên truyền, quảng bá lễ hội.

UBND xã Tứ Xã thành lập ban tổ chức lễ hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban tổ chức công tác chuẩn bị lễ hội, từ việc quét dọn vệ sinh, y tế đến việc chuẩn bị lễ vật, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ các vai diễn trò...

60

Cộng đồng cư dân sở tại cũng phát huy tối đa vai trò của mình ngay từ khi lễ hội còn chưa được phục hồi. Chính những cá nhân nhất là các cụ cao niên trong làng đã tự sưu tầm truyền thuyết, dịch các tư liệu chữ Hán ra chữ quốc ngữ, ghi chép nghi lễ tập tục, trình tự diễn xướng trong lễ hội Trò Trám để lưu giữ và bảo tồn bất chấp sự thay đổi của thời cuộc và sự ly tán loạn lạc của chiến tranh. Đặc biệt như cụ Dương Văn Thâm một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian của địa phương đã có rất nhiều tư liệu về Trò Trám. Nhờ vào ý thức lưu giữ của cộng đồng mà lễ hội mới có căn cứ để phục hồi.

Khi tiến hành phục hồi vai trò của cộng đồng còn được thể hiện ở trong các cuộc họp bàn về vấn đề phục hồi, lấy ý kiến của người dân, người dân là lực lượng chính thể hiện những nét văn hóa đặc trưng của ông cha mình, của cộng đồng mình. Người dân xóm Trám – Tứ Xã là người đã sáng tạo ra trò diễn và họ cũng chính là người thể hiện và hưởng thụ những giá trị của sản phẩm văn hóa ấy. Từ ý thức nó là của mình nên cộng đồng nhiệt tình và tự giác tham gia vào lễ hội, trong các nghi lễ, diễn xướng vai trò chủ đạo thuộc về người dân xóm Trám họ tự tập luyện tổ chức dưới sự dẫn dắt chỉ bảo của những người cao tuổi. Đặc biệt với thế hệ trẻ, họ được những người cao tuổi vừa động viên, khuyến khích tham gia vào các hoạt động của lễ hội, các cụ giảng giải ý nghĩa của từng phần việc, từng hành vi diễn ra trong lễ hội giúp thế hệ trẻ có cảm nhận tốt hơn về các giá trị văn hóa trong lễ hội.

Vai trò của cộng đồng còn thể hiện ở trong tất cả quá trình chuẩn bị và tổ chức lễ hội. Cộng đồng cư dân xóm Trám đã chủ động chuẩn bị và tạo không gian thiêng cho lễ hội từ việc sắm lễ vật dâng cúng tại miếu đến vật dụng đạo cụ trình diễn đều được người dân chuẩn bị và bày biện mang tính biểu tượng đặc sắc và ẩn chứa trong đó là những tri thức dân gian làng xã.

Lễ hội thường gắn với cộng đồng, chủ thể lễ hội chính là cộng đồng nơi sản sinh ra lễ hội đó, cộng đồng phát triển thì lễ hội cũng phát triển vì vậy

61

xưa kia nếu mất mùa thì cộng đồng tổ chức lễ hội nhỏ gọn còn được mùa thì lễ hội được tổ chức ở qui mô lớn hơn. Vì vậy vai trò của cộng đồng trong lễ hội xưa nó mang tính chất chủ đạo, quyết định. Chủ thể của lễ hội hiện nay đã có những biến đổi so với truyền thống. Chủ thể lễ hội đương đại không đơn thuần là cộng đồng mà đó là sự tham gia của chính quyền, ban tổ chức, đôi khi có cả sự tác động của cá nhân. Chính vì lẽ đó, vai trò của các bên trong lễ hội hiện nay cũng không phân định rõ ràng, ngoài thành phần là cộng đồng, ban tổ chức lễ hội cũng được coi là một phần của lễ hội. Ban tổ chức lễ hội hiện nay với các thành phần hỗn hợp bao gồm các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội tại cộng đồng... Khác với truyền thống, cộng đồng tự cắt cử công việc cho các cá nhân hoặc hộ gia đình. Ban tổ chức lễ hội hiện nay bao gồm các tiểu ban: an ninh, trật tự, hậu cần nghi lễ, giải trí, môi trường, kinh tế…

Đây là một phức hợp nhiều tổ chức xã hội có vai trò và vị trí khác nhau trong tổ chức lễ hội. Với việc ban tổ chức lễ hội được thành lập nhằm tổ chức điều hành lễ hội, lễ hội truyền thống đang mất dần đi tính tự chủ vốn có của cộng đồng. Thiết nghĩ, vai trò tự quản lễ hội nên là cộng đồng. Nhà nước chỉ làm công tác quản lý về mặt hành chính, pháp luật, còn việc quản lý nhân lực, vật lực, tài chính thì nên để cộng đồng tự quản. Như vậy sẽ khuyến khích được tinh thần tự chủ, sáng tạo của cộng đồng. Ở mức nào đó chính sự biến đổi này đang làm thay đổi tính chất của lễ hội hiện nay. Điều này diễn ra ở nhiều lễ hội trên khắp đất nước ta. Vì Vậy, nhìn nhận đúng vai trò của cộng đồng và trả lại vị trí vốn có của nó sẽ hạn chế những biến đổi tiêu cực của lễ hội đương đại.

Cũng phải xác định rõ phục hồi và tổ chức lễ hội là vì cộng đồng nên cần đặc biệt quan tâm tới cộng đồng, dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên phải có sự phân định rõ và phối hợp tốt giữa vai trò của nhà nước và cộng đồng trong việc phục hồi và tổ chức lễ hội. Đề cao vai trò chủ thể của cộng đồng trong

62

việc quản lý và tổ chức lễ hội, cộng đồng đóng vai trò chính trong việc tổ chức thực hành các nghi lễ trong lễ hội theo phong tục và nhu cầu tâm linh của họ. Mặc dù vậy nhưng việc phục hồi và tổ chức lễ hội là công việc đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, kinh phí nhiều, hơn nữa lễ hội lại tập trung đông người trong cùng một thời điểm nhất định nên không thể “khoán trắng” cho cộng đồng tự tổ chức mà phải có sự tham gia và phối hợp của nhà nước để đảm bảo cho việc phục hồi và tổ chức lễ hội được an toàn hiệu quả.

Ngoài cộng đồng địa phương, chính quyền các cấp thì cá nhân cũng đóng một vai trò lớn trong việc phục hồi di tích lễ hội.

Việc triển khai phục hồi lễ hội có một phần đóng góp không nhỏ của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian địa phương là ông Dương Văn Thâm.

Những bài viết của ông khảo tả về lễ hội Trò Trám thông qua phỏng vấn hồi cố chính là những cứ liệu mang tính văn hóa, lịch sử vô cùng quý báu về lễ hội Trò Trám trước năm 1945. Toàn bộ nội dung phỏng vấn cộng đồng về nhân vật, lời thoại, cách thức trình diễn trò “tứ dân chi nghiệp” được ông miêu tả trong bài viết của mình. BQL di tích đền Hùng đã sử dụng những tư liệu này làm cơ sở cho việc triển khai tổ chức phục hồi lễ hội năm 1993.

“Hôm ấy, ông Dương Văn Thâm phát biểu rất hay. Ông Thâm cung cấp rất nhiều tư liệu quý về lễ hội Trò Trám, nhờ vậy mà việc phục hồi lễ hội mới đi đến đồng thuận” (PV cụ Chử Bá Thơ, ngày 10/8/2016). Về sau, những người tham gia trò diễn “tứ dân chi nghiệp” đã sáng tác và bổ sung thêm nhiều lời hát mới cho phù hợp với cuộc sống của người dân ở thời điểm phục hồi lễ hội (xem phụ lục 3).

Bên cạnh đó cũng có sự đóng góp của nhà nghiên cứu biểu tượng học Dương Đình Minh Sơn đã giúp người dân kể lại hình thù cũng như cách thức thực hành nghi lễ “linh tinh tình phộc” vào đêm 11 tháng Giêng. Người được chọn làm “vật linh” phải là người khỏe mạnh, vợ chồng song toàn, con cháu

63

đề huề. Sau nhiều cuộc thảo luận, dân làng đã chọn ông Nguyễn Đình Thị là người làm “vật linh” để thờ trong hậu cung.

Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn còn là người đã có công đi xin kinh phí để giúp người dân dựng lại ngôi miếu vào năm 2000. Như đã trình bày miếu Trám được phục hồi trong thời gian quá gấp, đất đắp nền miếu được lấy từ dưới ao không đủ độ cứng nên chỉ một thời gian ngắn nền miếu Trám đã bị sụt lún; các tảng đá kê chân cột đều bị xê dịch, bộ phận khung gỗ được làm từ gỗ xoan nên cũng bị cong vênh, hỏng hóc nhiều...

Sau 7 năm đi vào hoạt động (1993 - 2000), miếu Trám trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, miếu Trám đã xuống cấp nghiêm trọng. Việc phục dựng ngôi miếu vào năm 2000 là xuất phát từ sự xuống cấp của ngôi miếu cũ được xây vào năm 1993. Hơn nữa, vào thời điểm này, BQL di tích cũng xin được kinh phí từ nguồn tài trợ của Quỹ Phát triển văn hóa Việt Nam - Đan Mạch. Nguồn tiền tài trợ này do nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn (Trường đại học Văn hóa Hà Nội) làm đầu mối trung gian đứng ra viết hồ sơ xin kinh phí. Bằng niềm say mê nghiên cứu về lễ hội Trò Trám, ngay từ những năm tháng ông Sơn đi bộ đội, đóng quân tại địa bàn xã Tứ Xã và khi lễ hội được phục hồi năm 1993, ông đã để tâm nghiên cứu về lễ hội này. Đến năm 1997, ông có bài viết đầu tiên về “Nõ Nường”. Bài viết này đã thu hút nhiều người quan tâm và nó cũng giúp ông xin được kinh phí từ Quỹ Phát triển văn hóa Việt Nam - Đan Mạch để giúp xóm Trám xây lại ngôi miếu mới vào năm 2001.

Cuộc hành trình đi xin kinh phí tài trợ của nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn bắt đầu từ đầu năm 1998. Bằng mối quan hệ và uy tín của mình, ông đã được một người bạn giới thiệu đến Quỹ Phát triển văn hóa Việt Nam - Đan Mạch để thương thảo và được sự ủng của nhà chức trách, sau đó ông về viết hồ sơ gửi lên ban đại diện của Quỹ. Đến cuối năm 1999, hồ sơ xin tài trợ của

64

ông Sơn đã được Quỹ phê duyệt. Trong buổi lễ nhận kinh phí tài trợ, ông Sơn cùng ông Nguyễn Đình Lương, Chử Đức Gia đại diện cho cộng đồng đến Văn phòng đại diện của Quỹ Đan Mạch đặt tại Hà Nội để lĩnh tiền. Tổng số tiền được tài trợ là 2000 USD, tại thời điểm năm 1999 có giá trị quy đổi ra tiền VNĐ là 25 triệu đồng. Số tiền này trích lại cho ông Dương Đình Minh Sơn 5 triệu đồng, số tiền còn lại dùng vào việc dựng lại miếu Trám. Ngoài ra, UBND xã hỗ trợ thêm 7 triệu đồng và nhân dân công đức thêm.

Có được số tiền nêu trên, UBND xã Tứ Xã quyết định cho dựng lại miếu Trám và giao cho xóm Trám tiến hành tìm thợ thi công. Ban xây dựng miếu năm 2001 được thành lập, gồm: Ông Nguyễn Quang Toản chủ tịch Mặt trận khu vực kiêm thủ miếu làm trưởng ban; ông Nguyễn Đình Lương bí thư chi bộ khu vực làm phó ban kiêm ghi chép theo dõi; ông Lâm Quang Cường làm thủ quỹ. Nguyên vật liệu xây dựng miếu do ông Chử Quốc M là con rể của xóm đứng ra nhận thầu đi mua gỗ mít để dựng miếu. Phụ trách nhóm thợ mộc do ông Khổng Văn Hiền khu 7 đứng làm thợ cả. Phụ trách thợ xây là ông Bùi Văn Minh khu 18 làm thợ cả.

Tháng 10 năm 2000, miếu Trám được khởi công xây dựng. Việc xây dựng miếu với số tiền hiện có chỉ đủ để dựng được bộ khung miếu chứ không đủ tiền để làm bộ cánh cửa, sau đó ông M đã đồng ý cho ban xây dựng nợ tiền để làm nốt phần cửa miếu. Tổng kinh phí xây dựng miếu Trám năm 2000 hết 47 triệu đồng, số tiền còn thiếu UBND xã giao lại cho phường thầu hồ Trám để thu sản cá lấy tiền trả nợ dần.

Tài chính có lẽ là vấn đề quan trọng nhất trong phục hồi lễ hội, bởi vì

“có thực mới vực được đạo”. Đối với việc phục hồi lễ hội năm 1993 được người dân hưởng ứng tham gia tích cực là do kinh phí hoàn toàn được UBND xã chi trả. Đến năm 2001, kinh phí xây dựng lại miếu Trám không đủ nên mới nảy sinh mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền. Nhiều ý kiến cho rằng,

65

bất luận thế nào thì chính quyền cũng như người dân xóm Trám cũng phải cảm ơn ông M là người đã cho nợ tiền làm miếu, nếu ông không cho nợ tiền mua nguyên vật liệu thì cũng không thể có cái miếu như bây giờ cho dân làng đến thắp hương. Khi xây dựng miếu, ông M là con rể của xóm Trám và cũng xuất phát từ nguyện vọng cá nhân muốn đóng góp một phần vào công việc chung của làng nên ông mới đứng ra đảm nhận đấu thầu xây dựng miếu Trò.

Do kinh phí không đủ, ông M đã cho ban xây dựng nợ tiền để ngôi miếu có thể hoàn thành theo đúng kế hoạch. Sau khi miếu Trò hoàn tất, chính quyền xã giao cho phường Trám hồ cá để xóm tổ chức đấu thầu lấy kinh phí đèn nhang và trả nợ dần cho gia đình ông M. Song, việc giao hồ cho xóm Trám chưa được bao lâu thì xã thu lại, nhân dân không còn nguồn thu, khoản tiền nợ của ông M cứ kéo dài mãi. Do nợ quá lâu nên ông M mang sổ ghi nợ ra UBND xã đòi những cá nhân đứng ra làm miếu phải trả tiền. Ông M còn đe dọa, nếu không trả nợ sẽ cho người dỡ miếu, trả con gái xóm (vợ mình) về cho xóm. Sự việc dẫn đến công an xã phải can thiệp và nhắc nhở ông M nghiêm cấm ông không được xâm phạm di tích của nhà nước. Cuối cùng để giải quyết số tiền nợ xây miếu cho ông M, chủ tịch xã lúc bấy giờ phải lấy ngân sách của địa phương chi trả dần mỗi năm một ít và tới 5 - 7 năm sau mới trả hết nợ.

Miếu trò được xây dựng theo hướng Đông Nam với mặt bằng tổng thể là 1.793m2 , phía trước là cánh đồng, xung quanh là đường làng ngõ xóm, cư dân đông đúc. Nền miếu làm tiến lên phía trước so với miếu dựng năm 1993.

Ngôi miếu hiện nay nằm hoàn toàn ở một vị trí mới mà không phải nền của ngôi miếu cũ xây năm 1993 và được xây tường kín xung quanh. Nền miếu xây giật cấp lên 5 bậc, với lối kiến trúc kiểu chữ “nhất” (一), theo kiểu một gian hai dĩ, chiều dài tổng thể 6,97m x 5,84m, mỗi gian cách nhau 1,70m, được mở ba khuông cửa chính, khuông cửa giữa to rộng hơn khuông cửa bên

Một phần của tài liệu Lễ hội Trò Trám: Nhà nước, cộng đồng và sự phục hồi (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)