Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Phú Lâm,huyện Yên Sơn,tỉnh Tuyên Quang
►Điều kiện tự nhiên -Vị trí địa lý
Phú Lâm là một xã miền núi của huyện Yên Sơn có vị trí tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
Phía Bắc giáp xã Chân Sơn
Phía Đông giáp xã Hoàng Khai và Kim Phú Phía Nam giáp xã Nhữ Hán
Phía Tây giáp xã Mỹ Bằng -Khí hậu
Là một xã miền núi, điều kiện kinh tế – xã hội còn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; Thuộc tiểu khí hậu phía Tây Nam của tỉnh, nằm trong khu khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220 - 28 0C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè là 34 0C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông là 16 0C. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.600 mm đến 1.800 mm, mưa nhiều nhất tập trung vào các tháng mùa hè (tháng 7, 8) có tháng lượng mưa đạt trên 300 mm/tháng.
Lượng mưa các tháng mùa đông thấp, chỉ đạt từ 10 – 25 mm/tháng.
-Thủy văn
Địa bàn xã không có các sông lớn, chế độ thuỷ văn của xã phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống các suối nhỏ và hồ đập hiện có trên địa bàn, trữ lượng mặt nước của xã phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa hàng năm
Tuy nhiên do điều kiện địa hình đồi núi dốc khá lớn nên hàng năm các con suối này thường xẩy ra lũ quét gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và tài sản của nhân dân, vì vậy về lâu dài cần phải có biện pháp khắc phục ảnh hưởng của nó cũng như bảo vệ, quản lý và khai thác tối đa tiềm năng các nguồn nước hiện có
►Điều kiện kinh tế xã hội - Hiện trạng dân số
Xã có 06 dân tộc (Kinh, Tày, Cao Lan, Mông, Dao, Hoa) trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 96%) Hiện nay xã có: 2.273 hộ/8.460 nhân khẩu, sinh sống tập trung tại 25 tổ dân phố.
Thu nhập của dân trên địa bàn xã chủ yếu vẫn từ sản xuất nông nghiệp.
Năm 2010 có cơ cấu thu nhập tỷ lệ như sau: Sản xuất nông, lâm nghiệp 70%;
dịch vụ 25%; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 05%
Về cơ cấu lao động: Toàn xã có 6.142 lao động, trong đó; lao động nông nghiệp 5.221 người, lao động phi nông nghiệp là 368 người, lao động công chức 110 người, lao động công nhân là 150 người. Toàn xã có 6 anh em dân tộc sinh sống gồm: dân tộc Kinh 3.823 người, dân tộc Mông 166 người, dân tộc Cao lan 3.772 người, dân tộc Tày 357 người, dân tộc Dao 20 người, dân tộc Hoa 52 người. Các dân tộc chung sống đoàn kết, gắn bó với nhau.
Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 38,6 % trong số này có một số người là giáo viên, công nhân, cán bộ nghỉ hưu, … Do đó số người dân ở nông thôn tham gia đóng BHYT chỉ chiếm số ít chưa đạt tiêu chí.
Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông, trung học bổ túc, học nghề: đạt 65%.
-Giao thông
Xã có trục đường quốc lộ 37 chạy qua với chiều dài là 7 km đã cứng hoá và đang nâng cấp cải tạo đoạn từ giáp địa phận xã Kim Phú đến cầu Suối Khoáng Mỹ Lâm; có đường trục liên xã Phú Lâm đi xã Nhữ Hán với chiều dài 6,5 km đã cứng hoá 4 km còn lại đường cấp phối; Đường trục liên thôn tổng chiều dài 45,8 km trong đó 8,5 km cấp phối; tuyến đường nội đồng tổng chiều dài 41,6 km
-Thủy lợi
Tổng diện tích ao hồ 21,7 ha sử dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
Nước tưới phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp; Toàn xã có 8 đập tưới nước kiên cố, với năng lực tưới 162 ha; Công trình phai tạm rọ thép 4 phai năng lực tưới 49,71 ha; Hệ thống kênh mương nội đồng tổng chiêu dài 19,8km trong đó 12,8km đã cứng hoá còn 7km chưa được cứng hoá; Hệ thống nước
sạch sinh hoạt tại 3 thôn :thôn 18 : thôn Ngòi Xanh 2, thôn Tân Lập còn lại các hộ dùng nước giếng đào là chủ yếu
-Hệ thống Điện
Hiện nay toàn xã có 04 trạm biến áp với tổng công xuất 880 KVA) có 01 trạm vẫn chưa vận hành chưa đưa vào sử dụng (Trạm biến áp 17) hiện nay đường dây hạ thế đang xuống cấp và không đảm bảo an toàn, không đủ điện sinh hoạt, điện sản xuất không đủ điện thắp sáng phục vụ sản xuất đời sống cho nhân dân, không đảm bảo đến tính mạng con người cần được cải tạo và nâng cấp.
-Cơ sở vật chất trường học
Xã có 04 trường học gồm trường THCS Phú Lâm, trường Tiểu học Phú Lâm, Trường tiểu học Liên Minh, trường Mầm non Phú Lâm.
Nhìn chung trên đia bàn xã cơ sở hạ tầng đang từng bước phát triển, hoàn thiện. Hiện nay trên địa xã có 25 thôn, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn sống bám theo hai bên đường quốc lộ 37 và khu suối khoáng, trung tâm các thôn trong xã.
-Nhà văn hoá
Tổng số có 16 nhà văn hoá tại các thôn, hiện nay vẫn còn 9 thôn chưa có nhà văn hoá để sinh hoạt cộng đồng; Chợ trung tâm xã có 1 hiện chưa đạt tiêu chuẩn xã có một bưu điện cần nâng cấp cải tạo
-Y Tế
Với các bộ phận kế hoạch hoá gia đình, y tế cộng đồng, sản, khám bệnh, điều trị, nghiệp vụ ( xét nghiệm đơn giản, pha chế thuốc nam, bán thuốc) chữa và điều trị bệnh thông thường cho nhân dân cơ sở vật chất còn chật hẹp không đạt tiêu chí quốc gia
►Những thuận lợi và khó khăn -Thuận lợi
Có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi
Có tiềm năng phát triển du lịch như du lịch suối khoáng Mỹ Lâm
Tình hình kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp
Tiềm năng đất đai của xã có nhiều lợi thế cho phát triển nền kinh tế đa dạng
Với những ưu thế trên, trong tương lai xã Phú Lâm có nhiều điều kiện phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế năng động theo hướng tăng nhanh giá trị của ngành sản xuất phi nông nghiệp
-Khó khăn
Kinh tế cơ bản của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa trồng mầu, chăm sóc thâm canh cây chè. Bảo vệ, rừng phòng hộ, chăm sóc bảo vệ trồng rừng sản xuất, ngoài ra còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nhiều ngành nghề khác. thu nhập chính chủ yếu là ngành nông nghiệp do vậy thu nhập bình quân trên năm của hộ còn ở mức thất chưa đạt tiêu chí quốc gia theo nông thôn mới.
Nguyên nhân là do trình độ dân chí không đồng đều, nhận thức và áp dụng khoa học còn chậm, chưa manh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chưa xây dựng đựơc vùng chuyên canh và thâm canh, tăng năng xuất cây trồng; Về phát triển kinh tế hàng hoá chủ yếu là nông lâm nghiệp chưa xây dựng được khu kinh doanh dịch vụ hàng hoá tổng hợp;
Đường giao thông thôn bản chủ yếu là đường đất chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia; Hầu hết các thôn có nhà văn hoá nhưng chưa đạt tiêu chuẩn, sân thể thao chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia; Trường học các cấp còn thiếu nhiều về cơ sở vật chất, đồ dùng về giảng dạy của giáo viên và học sinh chưa đạt chuẩn quốc gia; Vệ sinh môi trường và nghĩa trang chưa đạt tiêu chuẩn, chưa có bãi rác thải; Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với tiêu chí tiêu chuẩn nông thôn mới.