Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
4.3.5. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
Bảng 1.6: Bảng kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
STT Chỉ tiêu Mã
Quy hoạch đên năm 2015
Kết quả thực hiện thực tế
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
(1+2+3) 3.796,50 100 3.796,50 100
1 Đất nông nghiệp NNP 3.314,49 84,23 3.226,1 82,17
1.1 Đất lúa nước DLN 318,8 8,34 312,6 8,23
1.2 Đất trồng lúa nương LUN
1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 320,1 2,8 215,38 2,4 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 490,15 12,91 470,6 12,67
1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 590,14 15,53 560,2 15,52
1.6 Đất rừng đặc dụng RDD
Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên
1.7 Đất rừng sản xuất RSX 1.662,28 43,78 1.634,60 43,06 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 21,36 0,56 21,11 0,56
1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 11,61 0,31 11,61 0,31
2 Đất phi nông nghiệp PNN 475,28 15,61 470,66 14,45
2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 56,01 1,6 49,7 1,49
2.2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp CTS 1,30 0,06 0,15 0,01
2.3 Đất quốc phòng CQP 162,28 5,4 167,7 5,2
2.4 Đất an ninh CAN
2.5 Đất khu công nghiệp SKK
2.6 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 61 2,2 60 2,1
2.7 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm
sứ SKX 1,24 0,05 1,24 0,05
2.8 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS
2.9 Đất di tích danh thắng DDT 0,11 0,00 0,11 0,00
2.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 1,00 0,03 1,00 0,03 2.11 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,57 0,08 1,53 0,06 2.12 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 5,28 0,86 5,18 0,52 2.13 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 4,93 0,16 4,93 0,16
2.14 Đất sông, suối SON 49,21 1,42 47,67 1,29
2.15 Đất phát triển hạ tầng DHT 132,35 3,75 131,45 3,54
2.16 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chƣa sử dụng CSD 6,73 0,16 99,74 3,38
4.3.6. Đánh giá,so sánh mức độ đạt đƣợc của nhóm tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
Bảng 1.7:Đánh giá,so sánh mức độ đạt được của nhóm tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015
Tiêu chí Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu chuẩn Quốc
gia
Phấn đấu đạt chỉ tiêu,tiêu chí
Kết quả thực hiện thực tế
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của xã
Đạt
Năm 2015
Năm 2020
Đạt,có quy hoạch chi tiết 100% 100%
Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ,xây dựng cơ sở hạ tầng,kinh tế-xã hội,nông
thôn,gắn với bảo vệ môi trường
Đạt 100% 100%
Chưa đạt,chưa có quy hoạch chi tiết,cụ thể
►Qua việc thực hiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở xã Phú Lâm,phỏng vấn,tham khảo các ý kiến của các chuyên gia,công tác điều tra ngoại nghiệp,thu thập đối chiếu số liệu,ta thấy xã Phú Lâm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn,hạn chế trong việc thực hiện công tác thực hiện
Hiện nay xã Phú Lâm vẫn chưa đạt đủ 19 tiêu chí xây dựng nông thôn so với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới,qua thực trạng đã phản ánh tình hình kinh tế xã hội của địa phương
-Nguyên nhân,hạn chế khó khăn và tồn tại:
Do trong quá trình lập quy hoạch không sát với tình hình thực tế của địa phương
Nguồn vốn từ các dự án,ngân sách nhà nước xuống còn chậm
Kinh tế phát triển còn chưa cân đối giữa các ngành,áp dụng khoa học kĩ thuật cho sản xuất nông nghiệp càn hạn chế nên năng suất,chất lượng chưa đồng đều
Chưa phát huy được hết những lợi thế về điều kiện tự nhiên và con người Nông thôn phát triển còn thiếu quy hoạch,kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém
Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận người dân còn ở mức thấp,chênh lệch khoảng cách giàu nghèo,vẫn còn có các hộ nghèo
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế,chưa có đội ngũ xây dựng nông thôn mới chuyên nghiệp,trình độ năng lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu,còn nhiều lúng túng khi triển khai thực hiện
-Giải pháp thực hiện
Chính quyền các cấp,các ban ngành,đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chương trình xây dựng nông thôn mới để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa,mục đích về chương trình xây dựng nông thôn mới,từ đó tiến hành vận động nhân dân chủ động tham gia tổ chức thực hiện
Tuyên truyền vận động nhân dân dồn điền đổi thửa,tích tụ đất đai,chính quyền xã tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục giao đất,cho thuê đất cho hộ gia đình trong quá trình thực hiện,coi đây là cuộc cách mạng nông thôn về sản xuất hàng hóa
Thực hiện tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, tờ rơi, sinh hoạt câu lạc bộ... làm thay đổi nhận
thức, trách nhiệm của mỗi người dân, để khơi dậy phong trào tự thân vận động cải thiện điều kiện sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ môi trường sống, xây dựng tổ chức cộng đồng, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
Cán bộ Đảng viên, già làng, trưởng bản tích cực tuyên truyền, động viên cho người thân trong gia đình hưởng ứng tham gia Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, coi đây là chỉ tiêu thi đua của Đảng, chính quyền và các đoàn thể, với phương châm cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước và vận động nhân dân làm theo
Vận dụng các chính sách hiện hành để thực hiện Đề án điểm xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
Chính sách đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ nông dân chuyển đổi nghề; khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua hợp đồng; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; thúc đẩy các hoạt động về xúc tiến thương mại và hội nhập; các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn khác của tỉnh.
Chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn, đất đai, thuế, thị trường...
Chính sách bảo hiểm y tế, dân số, giáo dục...
Chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ- CP của Chính phủ và tín dụng hỗ trợ giảm tổn thất nông sản, thủy sản sau thu hoạch theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ
Các Ban, ngành, đoàn thể tổ chức động viên khuyến khích các thành viên mình quản lý và nhân dân đóng góp vốn tham gia cùng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước trên cơ sở Đề án, quy hoạch được phê duyệt và phân bổ kế hoạch vốn hàng năm để bố trí, lồng ghép kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho xã xây dựng nông thôn mới.
Huy động các nguồn lực sẵn có trong nhân dân, tổ chức:
Tùy theo điều kiện và khả năng của mỗi hộ gia đình,mỗi thôn để xây dựng cơ chế đóng góp phù hợp bằng sức người,sức của,phát huy tối đa tính sáng tạo và sự tham gia đóng góp của người dân,của doanh nghiệp tại địa phương
Việc tham gia đóng góp và thực hiện được cụ thể cho mỗi loại hạng mục công trình, chỉ tiêu đảm bảo công bằng, minh bạch và được bàn bạc thống nhất với toàn thể nhân dân, do nhân dân tự đề xuất, có sự tư vấn hướng dẫn của Ban phát triển nông thôn, cán bộ quản lý nông thôn mới của xã
Huy động các nguồn tài trợ từ bên ngoài, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước nhằm tăng nguồn lực hỗ trợ cho xây dựng nông thôn mới
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã xây dựng dự án cho nhóm loại cây - con; phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt
Đối với hạ tầng các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp cần chú ý hệ thống chất thải, xử lý môi trường để phát triển bền vững
-Những thành tựu đạt được:
Qúa trình xây dựng quy hoạch nông thôn mới về cơ bản đã đạt được nhiều thành tựu
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cơ bản là bảo đảm,tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất,kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp dịch vụ và ngành nghề
Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới,nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần của người dân,hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường
Dân chủ cơ sở được phát huy,an ninh chính trị an toàn xã hội được giữ vững,vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao
Những thành tựu này đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn,tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân