KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ TỈNH THÀNH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quàn lý ngân sách nhà nước tỉnh sóc trăng giai đoạn 2015 2020 (Trang 74 - 79)

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.7. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ TỈNH THÀNH

1.7.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, với tư cách là phòng chuyên quản lý chi ngân sách cho sở, ban, ngành của Thành phố, Phòng Tài chính Hành chính - Sự Nghiệp đã làm khá tốt công tác lập, phân bổ dự toán, cấp phát, quyết toán vốn NSNN có tính chất đầu tư xây dựng. Vốn NSNN có tính chất đầu tư xây dựng cấp cho dự án, công trình được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, phục vụ kịp thời cho yêu cầu cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị.

+ Ngay từ khâu lập dự toán đã bố trí danh mục, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo thứ tự ưu tiên, khắc phục tình trạng dàn trải vốn, sửa chữa chắp vá.

+ Đánh giá kịp thời khả năng giải ngân của các công trình qua đó điều chỉnh, bố trí vốn hợp lý tránh ứ đọng nguồn.

+ Phòng đã thẩm định và trình phê duyệt quyết toán kịp thời đối với các công trình đã đầy đủ thủ tục, đồng thời cũng đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị bổ sung các thủ tục còn thiếu.

+ Khi lập dự toán, phòng bố trí mức vốn hợp lý với nhu cầu của đơn vị và theo đúng tiêu chuẩn định mức của Nhà nước, trong thẩm tra quyết toán kiên quyết loại bỏ các khoản chi sai chế độ. Vì vậy, đã tiết kiệm được chi ngân sách và vẫn đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư.

+ Quá trình cấp phát vốn, điều chỉnh bổ sung vốn, quyết toán, tuân thủ theo đúng các quy định, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước và của Thành phố.

1.7.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phương được đánh giá có nhiều thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội cụ thể:

+ Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý vốn đầu tư và xây dựng của trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND thành phố Đà Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư đến thanh toán, quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có, trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn đầu tư và xây dựng.

+ Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:

- Thứ nhất, UBND thành phố đã ban hành được các quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND thành phố ban hành nghị quyết riêng.

- Thứ hai, UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng.

- Thứ ba, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của Nhà nước.

1.7.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của một số tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Ở đây chỉ đề cập đến một số tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long có điều kiện KT – XH tương tự như Sóc Trăng: Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang,… Nhìn chung công tác quản lý NSNN của các tỉnh gần giống nhau là đều dựa vào Luật NSNN như thực hiện chu trình NSNN: lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đều đảm bảo tính tích cực trong quản lý NSNN ở địa phương. Bên cạnh đó, do đặc thù riêng của điều kiện KT – XH của mỗi địa phương cũng có khác nhau nên cũng có phần khác nhau trong việc khai thác nguồn thu để đảm bảo nhu cầu chi của địa phương. Sóc Trăng luôn đổi mới trong công tác quản lý, điều hành thu - chi NSNN gắn liền với nhu cầu thực tế về phát triển KT – XH của địa phương bằng những chính sách đột phá để khai thác nguồn thu cho ngân sách như: tăng cường làm đê bao chống lũ để làm lúa nước ba vụ trong năm (tổng sản lượng lúa cả năm 2009:

Sóc Trăng 1,78 triệu tấn, Đồng Tháp 2,651 triệu tấn, Hậu Giang 1,028 triệu tấn, An Giang 3,422 triệu tấn), mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài ở Châu Âu, Châu Á (kim ngạch xuất khẩu năm 2010: Sóc Trăng: 432 triệu USD; Đồng Tháp: 440,8 triệu USD; Hậu Giang:

162,7 triệu USD; An Giang: 565,3 triệu USD); tích cực đẩy mạnh và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người theo giá thực tế 2010: Sóc Trăng: 20,257 triệu đồng;

Đồng Tháp: 16,150 triệu đồng; Hậu Giang: 15,619 triệu đồng; An Giang: 21,183 triệu đồng)…. Quản lý chi ngân sách ở các tỉnh này khá chặt chẽ, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả; các khoản chi đều có sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan tài chính và KBNN địa phương. Thực hiện khoán thu - chi đối với một số ngành và đơn vị thụ hưởng NSNN, đồng thời tăng cường tính tự chủ trong việc quản lý chi ngân sách của đơn vị thụ hưởng NSNN nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, thanh tra tài chính đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN được tăng cường giám sát bởi nhân dân trong quá trình quản lý thu - chi NSNN,…

Kết luận chương 1

Trong chương đầu tiên, luận án đã hệ thống hóa có chọn lọc những nội dung lý luận về tài chính công nói chung và về NSNN nói riêng, đi sâu tìm hiểu vấn đề hiệu quả quản lý NSNN. Cụ thể những vấn đề về lý luận được hệ thống là: các khái niệm tài chính công và NSNN, hiệu quả quản lý NSNN, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN, tìm hiểu kinh nghiệm về quản lý NSNN. Từ đó củng cố và bổ sung thêm hệ thống lý luận và rút ra những bài học kinh nghiệm cho địa phương và đất nước,….

Ngoài ra trong chương 1, tác giả cũng đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của chi tiêu NSNN đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Sóc Trăng.

Những nội dung lý luận nghiên cứu trong chương này tạo nền tảng cần thiết để thực hiện nội dung phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng trong chương 2, từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng trong chương 3 của luận án.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quàn lý ngân sách nhà nước tỉnh sóc trăng giai đoạn 2015 2020 (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)