Kết quả thu ngân sách nhà nước và tính thu đúng, thu đủ, thu kịp thời Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP (%)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quàn lý ngân sách nhà nước tỉnh sóc trăng giai đoạn 2015 2020 (Trang 84 - 93)

VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG

2.2.1. Hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước

2.2.1.1. Kết quả thu ngân sách nhà nước và tính thu đúng, thu đủ, thu kịp thời Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP (%)

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP (%)

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng năm 2011 giảm so với năm 2010 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình lạm phát tăng cao, nhưng nhìn chung đã có sự khởi sắc dần qua các năm và đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,04%, hoàn thành so với Nghị quyết đề ra của Tỉnh trước đó, nâng tỷ lệ động viên GDP vào NSNN lên 5,2% (năm 2013 là 4,8%). Mức độ này chưa phù hợp với nền

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 - Theo Nghị quyết của Tỉnh

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

2 - KH tỷ lệ động viên GDP vào NS Thực hiện tỷ lệ động viên GDP vào NS

9 – 10 10,27 3,8 7,9

12 – 12,5 9,04 4,3 7,3

11 – 12 9,11 4,9 6,9

9,5 – 10 9,85 4,6 4,8

10 – 11 10,04

4,6 5,2

kinh tế của Tỉnh, được chứng minh qua tốc độ phát triển KT – XH. Mặc dù nền kinh tế phát triển còn chưa vững chắc nhưng tương đối ổn định, đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2014 là 11,796 tỷ đồng tăng 20,34% so với năm 2013 (9,802 tỷ đồng) nhưng tỷ lệ động viên GDP vào NSNN năm 2013 - 2014 vẫn còn thấp, chưa tương đồng với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Sóc Trăng.

Bảng 2.3: Tổng hợp thu NSNN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014 Tổng thu NSNN trên địa bàn

(A +B +C)

6,309,288 7,675,723 8,745,106 9,191,530 9,850,667

A. Thu cân đối NSNN 1,517,834 1,602,872 1,687,469 1,971,104 2,175,914 I. Các khoản thu từ thuế 589,552 660,885 664,169 853,475 1,155,839

1. Thuế giá trị gia tăng 343,300 370,939 383,315 528,430 734,934

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 99,929 87,107 85,992 106,860 129,339

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 48,397 77,740 64,468 56,617 88,277

4. Thuế tài nguyên 1,122 3,223 2,980 3,662 5,431

5. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 83,885 106,633 114,296 144,651 181,464

6. Thuế nhà đất 3,563 5,391 2,346 2,901 3,197

7. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 102 58 775 25 67

8. Thuế môn bài 9,254 9,794 9,997 10,329 13,130

II. Các khoản phí, lệ phí 127,280 141,679 143,228 165,939 198,454

9. Lệ phí trước bạ 53,046 62,017 63,525 71,537 83,396

10. Các khoản phí, lệ phí khác 74,234 79,662 79,703 94,402 115,058 III. Các khoản thu khác 394,091 573,150 674,154 816,032 633,735 11. Thu cho thuê mặt đất, mặt nước 4,243 5,363 6,995 6,369 7,188

12. Thu tiền sử dụng đất 95,337 82,104 58,993 41,350 43,920

13. Thu bán nhà thuộc SHNN 1,184 558 3,104 193 599

14. Thu khác 293,327 485,125 605,062 768,120 582,028

IV. Thu kết dư ngân sách 406,911 227,158 205,918 135,658 187,886

B. Các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN

449,624 321,148 476,129 478,799 490,218

Trong đó: Thu xổ số kiến thiết 229,144 255,610 299,970 368,205 412,745 C. Thu bổ sung từ NS cấp trên 4,341,830 5,751,703 6,581,508 6,741,627 7,184,535 Trong đó: Thu bổ sung từ NSTW

- Bổ sung cân đối - Bổ sung có mục tiêu

2,631,232 949,487 1,681,745

3,415,001 2,287,726 1,127,275

4,219,523 2,652,035 1,567,488

4,790,626 3,008,394 1,782,232

5,402,097 3,434,965 1,967,132

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng

Bảng 2.4: Tốc độ phát triển thu NSNN

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu ngân sách (Triệu đồng) 6,309,288 7,675,723 8,745,106 9,191,530 9,850,667

Tốc độ phát triển thu NSNN (%) 17,98 21,66 13,93 5,10 7,17

Tỷ lệ động viên GDP vào thu NS (%) 7,9 7,3 6,9 4,8 5,2

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng Thu ngân sách tăng chậm do bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách chưa cao (so sánh với các tỉnh trong khu vực có GDP tương đương), điều này thể hiện hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý thu NSNN tỉnh Sóc Trăng còn hạn chế.

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng thu thuế, phí và lệ phí

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng Số tiền thu thuế trong tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 chiếm 9,31%.

Số tiền thu phí và lệ phí trong tổng thu NSNN bình quân đạt 1,87%.

Tỷ lệ thu thuế, phí và lệ phí trong tổng thu NSNN bình quân chỉ đạt 11,18%, là do trong giai đoạn 2010 - 2014 tình hình kinh tế suy giảm. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn và hoãn một số khoản thu để hỗ trợ các doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách nói chung và nguồn thu NSĐP nói riêng.

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 2/1/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH và dự toán NSNN năm 2014; Nghị quyết số 18/2013/NQ-HĐND ngày 10/12/2013 của HĐND tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH năm 2014, trong nhiệm kỳ qua, Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo công tác thu NSNN, các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế nổ lực phấn đấu thực hiện nên đã đạt được kết quả khá toàn diện.

Thu ngân sách hàng năm tăng đáng kể do chú trọng tăng cường chỉ đạo chống thất thu và khai thác các nguồn thu như: thuế tài nguyên, phí xăng dầu, thu cho thuê mặt đất, mặt nước, thu bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, … đã góp phần tạo nguồn lực cho địa phương giải quyết các vấn đề bức xúc, chi đầu tư phát triển. Cơ cấu thu từ nguồn lực địa phương đã từng bước vững chắc hơn và trở thành nguồn thu quan trọng để phát triển KT – XH của địa phương.

Thu từ thuế là nguồn thu quan trọng và có tính bền vững, quyết định đến khả năng tự cân đối của NSĐP. Tổng số thuế trong giai đoạn 2010 - 2014 nhìn chung có sự tăng trưởng, điều này cho thấy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên tốc độ tăng các khoản thu từ thuế trong năm 2013 - 2014 không đáng kể, vì trong điều kiện phải tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp SXKD, hỗ trợ thị trường, ngân sách phải cắt giảm, giãn và hoãn một số khoản thu nên làm giảm tổng số thuế, phí và lệ phí thu được. Cụ thể: tốc độ tăng các khoản thu từ thuế năm 2013 so với năm 2012 là 28,50%; năm 2014 so với năm 2013 là 35,43%. (Phụ lục 1)

Phí và lệ phí cũng là khoản thu khá quan trọng cho nguồn thu NSNN, tuy nhiên khoản thu này của địa phương chiếm tỷ trọng thấp, năm 2010 chiếm 8% trong tổng thu cân đối NSNN, đến năm 2014 khoản thu này cũng chỉ chiếm 9%. Đây là khoản thu vừa mang tính chất bù đắp chi phí, vừa mang tính động viên sự đóng góp vào NSNN. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng thu cho NSĐP cần chú trọng khoản thu này nhưng không được lạm dụng, đặt ra quá nhiều loại phí, lệ phí gây bất mãn cho người dân. (Phụ lục 1)

Sau đây là biểu đồ giải thích rõ thêm tỷ trọng của các khoản thuế, phí và lệ phí trong tổng thu NSĐP của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 2014:

Biểu đồ 2.3: Thu thuế, phí và lệ phí

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng Bảng 2.5: Thu bổ sung từ NSTW trong tổng chi NSĐP

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng chi NSĐP 6,082,130 7,469,805 8,609,448 9,003,644 9,581,751 Thu bổ sung từ NSTW

Trong đó:

- Bổ sung cân đối ngân sách - Bổ sung chương trình mục tiêu

2,631,232

949,487 1,681,745

3,415,001

2,287,726 1,127,275

4,219,523

2,652,035 1,567,488

4,790,626

3,008,394 1,782,232

5,402,097

3,434,965 1,967,132 Tỳ trọng thu bổ sung trong tổng chi

NSĐP (%) 43,26 45,72 49,01 53,21 56,38

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nguồn thu bổ sung từ NSTW trong tổng chi NSĐP

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng Số thu bổ sung từ NSTW trong giai đoạn 2010 - 2014 qua mỗi năm đều tăng là do nhu cầu phát triển KT – XH của địa phương, trong khi tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí của địa phương không đủ để trang trải cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Tỉnh nên địa phương vẫn tiếp tục nhận trợ cấp từ NSTW. Cụ thể năm 2010 thu bổ sung từ NSTW là 2,631,232 triệu đồng và đến năm 2014 là 5,402,097 triệu đồng (gấp 2,1 lần so với năm 2010).

Bảng 2.6: Thu NSNN trên địa bàn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu NSNN trên địa bàn 1,110,923 1,375,714 1,481,551 1,835,446 1,988,028

Thu NSTW 9,277 8,416 5,000 4,500 8,510

Thu NSĐP 1,101,646 1,367,298 1,476,551 1,830,946 1,979,518

Thu NSTW/Thu NSNN (%) 0,84 0,61 0,34 0,25 0,43

Thu NSĐP/Thu NSNN (%) 99,16 99,39 99,66 99,75 99,57

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng

Biểu đồ 2.5: Thu NSNN trên địa bàn

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng Số liệu thu NSNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ năm 2010 đến năm 2014 mỗi năm đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu NSNN năm 2014 so với năm 2013 không cao chỉ đạt 8% do tình hình kinh tế suy giảm. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Chính phủ đã thực hiện một số chính sách miễn, giảm, giãn và hoãn một số loại thuế kích thích các doanh nghiệp phát triển trở lại. Nguồn NSĐP giai đoạn này chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 99,51% và còn lại khoảng 0,49% là khoản thu thuộc NSTW. Đối với một tỉnh nghèo như Sóc Trăng thì nguồn thu được phân định thuộc ngân sách tỉnh là rất ít cả về số lượng và giá trị. Hiện nay, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NSĐP, Sóc Trăng được phép sử dụng 100% vẫn không đủ chi cho nhu cầu phát triển KT – XH của Tỉnh. Hàng năm, Sóc Trăng đều nhận được khoản trợ cấp từ NSTW để bổ sung cho chi đầu tư phát triển tại địa phương.

Bảng 2.7: Tỷ lệ nguồn thu được giữ lại tại địa phương

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu NSNN trên địa bàn 1,110,923 1,375,714 1,481,551 1,835,446 1,988,028 Thu NSĐP được hưởng 1,101,646 1,367,298 1,476,551 1,830,946 1,979,518 Tỷ lệ nguồn thu được giữ lại (%) 99,16 99,39 99,66 99,75 99,57

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng Nguồn thu được giữ lại địa phương Sóc Trăng bình quân trong giai đoạn 2010 - 2014 là 99,51% để đảm bảo chi tiêu cho NSĐP về khoản chi thường xuyên và phần còn lại dành cho chi đầu tư phát triển và các khoản chi khác đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH của địa phương tỉnh Sóc Trăng.

Bảng 2.8: Thu NSNN trên địa bàn các cấp thành phố (huyện) - xã

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu NSNN trên địa bàn 1,110,923 1,375,714 1,481,551 1,835,446 1,988,028

Thu NSTW 9,277 8,416 5,000 4,500 8,510

Thu NSĐP Trong đó:

Thu NS Huyện, TP (bao gồm Xã)

1,101,646

323,365

1,367,298

436,332

1,476,551

457,352

1,830,946

461,858

1,979,518

425,585

Thu NSTW/Thu NSNN (%) 0,84 0,61 0,34 0,25 0,43

Thu NSĐP/Thu NSNN (%) 99,16 99,39 99,66 99,75 99,57

Nguồn: Sở Tài chính Sóc Trăng Số liệu thu NSNN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ năm 2010 đến năm 2014 mỗi năm đều tăng, phần lớn là nhờ công tác quản lý điều hành thu ngân sách ở địa phương khá tốt. Năm 2014, số thu NSNN trên địa bàn giảm so với năm 2013 do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế. Nguồn NSĐP chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 99,51% để đảm bảo chi tiêu cho NSĐP về khoản chi thường xuyên và phần còn lại dành cho chi đầu tư phát triển và các khoản chi khác.

Tóm lại, tính thu đúng, thu đủ và thu kịp thời trong công tác quản lý NSNN của những năm qua tại tỉnh Sóc Trăng tương đối được đảm bảo. Tính thu kịp thời đã đảm bảo nguồn tài chính đủ đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ chi một cách xuyên

suốt. Tuy nhiên, nguồn thu từ NSTW chiếm tỷ trọng lớn, điều này cho thấy hiệu quả quản lý thu NSNN tỉnh Sóc Trăng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quàn lý ngân sách nhà nước tỉnh sóc trăng giai đoạn 2015 2020 (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)