Nhóm giải pháp tăng cường tính bền vững của cấu trúc thu - chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quàn lý ngân sách nhà nước tỉnh sóc trăng giai đoạn 2015 2020 (Trang 147 - 153)

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG

3.3.1. Giải pháp về hiệu quả quản lý thu - chi ngân sách nhà nước

3.3.1.1. Nhóm giải pháp tăng cường tính bền vững của cấu trúc thu - chi ngân sách nhà nước

Để thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra đến năm 2020 và nâng cao tính bền vững của cấu trúc thu - chi NSNN, công tác quản lý NSNN tỉnh Sóc Trăng phải tập trung thực hiện một số giải pháp tăng cường thu đúng, thu đủ;

chi đúng, chi đủ:

Như đã phân tích và đánh giá công tác quản lý thu NSNN ở tỉnh Sóc Trăng đối diện với thách thức lớn về tính bền vững do nguồn thu NSNN của Sóc Trăng được tạo nên từ các nguồn thu được phân chia (thu từ các loại thuế) còn rất hạn chế. Nhằm tạo ra tính linh hoạt, ổn định và bền vững của việc tạo nguồn thu, cần thực hiện đồng bộ năm giải pháp như sau:

Thứ nhất, tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự phối hợp tích cực của các ngành trong tổ chức thu NSNN trên địa bàn.Việc làm này cần được duy trì thường xuyên và liên tục ở cả các cấp chính quyền địa phương.

Tích cực, chủ động tạo sự đồng lòng, ủng hộ và vào cuộc quyết liệt, nhằm huy động nguồn lực của cả hệ thống chính trị tại địa phương tham gia, cùng góp sức hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn để có thể bao quát được hết các nguồn thu.

Tham mưu cho các cấp, chính quyền địa phương khẩn trương khai thác các nguồn thu từ đất, khẩn trương quy hoạch sử dụng đất, giao đất đối với những dự án

dân cư có nhu cầu sử dụng cao và giá trị lớn, xây dựng dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển quỹ đất ở các đô thị để phục vụ cho đầu tư phát triển. Đồng thời có các biện pháp kiểm soát chống đầu cơ, kinh doanh trái phép đất đai. Đây là một trong những nguồn thu rất lớn trong tương lai và mang tính ổn định. Qua đó, giúp cho ngân sách tỉnh có được nguồn thu lớn từ thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất và chuyển nhượng bất động sản, góp phần tăng thu ngân sách có hiệu quả.

Thứ hai, đẩy mạnh việc triển khai các chính sách thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân… và Luật quản lý thuế sửa đổi, bổ sung mới, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 một cách kịp thời và hiệu quả nhất. Do có sự thay đổi về thuế nên phần lớn các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh của Tỉnh có sự thay đổi về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, dẫn đến thay đổi về hình thức sử dụng hóa đơn (hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng thông thường). Cơ quan thuế cần nắm bắt, chia sẻ tư vấn và tháo gỡ kịp thời các vướng mắc của các đối tượng nộp thuế, tạo thuận lợi cho đối tượng nộp thuế kê khai thuế kịp thời, đúng luật.

Cơ quan thuế phải đảm bảo kịp thời các chủ trương, các chính sách thuế mới đến với tất các đối tượng nộp thuế, cần đảm bảo sự thống nhất và tập trung trong một văn bản pháp luật - Luật quản lý thuế. Có biện pháp sửa đổi, rút ngắn thời gian giải quyết các công việc thuế như: rút ngắn thời gian cấp mã số thuế, thời gian mua hóa đơn, đơn giản thủ tục mua hóa đơn lần sau, khuyến khích tối đa các doanh nghiệp tự in hóa đơn để sử dụng…để các đối tượng nộp có liên quan có thể dễ dàng thi hành tốt các luật về thuế tránh thất thoát nguồn thu về thuế vào NSNN.

Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý thuế nhằm khai thác triệt để mọi nguồn thu, chống thất thu NSNN và thu hồi nợ đọng thuế, nắm chắc các nguồn thu nhất là các nguồn thu còn tiềm năng để tập trung khai thác triệt để. Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu, xác định cụ thể từng lĩnh vực, loại thuế còn thất thu.

Thực hiện công tác quyết toán kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh của tỉnh Sóc Trăng trên nguyên tắc trung thực của báo cáo tài chính giúp huy động nguồn thu từ thuế TNDN cao tránh thất thoát thuế

Tăng cường đối thoại giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế để đối tượng nộp thuế có thể hiểu rõ và thực hiện chính xác các thủ tục hành chính theo quy định, tránh làm mất thời gian công sức của đối tượng nộp thuế hay cơ quan thuế. Đồng thời qua đối thoại có thể phát hiện những vấn đề bất hợp lý về thủ tục cũng như nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ thuế để có biện pháp xử lý nhanh và tốt nhất.

Mạnh dạn cắt giảm những thủ tục, hồ sơ không cần thiết để giúp các đối tượng nộp thuế giảm chi phí tuân thủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đối tượng nộp thuế thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế của mình, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thủ tục hành chính thuế làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Công bố rộng rãi các quy định, thủ tục về thuế trên các phương tiện truyền thông để các đối tượng nộp thuế có thể cập nhật thông tin một cách nhanh và chính xác nhất.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, chú trọng thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kinh doanh thương mại điện tử, nhất là các doanh nghiệp có báo cáo kết quả kinh doanh lỗ lớn, lỗ liên tục hoặc tỷ suất lợi nhuận thấp so với đơn vị tương đương… Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, thực hiện minh bạch liêm chính, đúng luật và phải có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ để hạn chế tiêu cực.

Công tác thuế phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời theo đúng quy định của Luật quản lý thuế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, phát triển SXKD.

Nợ thuế vẫn còn ở mức cao, do đó cơ quan thuế cần triển khai tích cực nhiều biện pháp đôn đốc, quản lý chặt chẽ tiền thuế nợ đọng, thực hiện nhiều biện pháp cưỡng chế để thu hổi nợ, đặc biệt là các khoản nợ lớn, tuổi nợ dài như phát lệnh thu qua KBNN, các tổ chức tín dụng, phong tỏa tài khoản, thu nợ qua hoàn thuế. Thực hiện công khai các quyết định cưỡng chế và thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng lên trang thông tin điện tử ngành thuế. Phối hợp thực hiện khấu trừ tiền nợ thuế thông qua giải ngân vốn đối với các doanh nghiệp nợ thuế, hạn chế thấp nhất tình trạng nợ mới phát sinh.

Chú trọng tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế phải đảm bảo 100% các tổ chức, cá nhân có hoạt động SXKD, có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân phải được đưa vào quản lý thuế kịp thời. Vận động các đơn vị chi trả thu nhập đăng ký mã số thuế cho người lao động và người phụ thuộc để có thể quản lý được hết các đối tượng phát sinh thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Tỉnh.

Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả làm việc của bộ máy cơ quan thuế. Hiện nay, trình độ một số cán bộ Chi cục Thuế tỉnh còn yếu, tuy được đào tạo nhưng trình độ am hiểu về kế toán, khả năng phân tích đánh giá về tài chính doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là tổ chức quản lý thu NSNN. Vì thế đòi hỏi Chi cục Thuế phải sắp xếp, tổ chức phân loại cho từng bộ phận, từng cán bộ phù hợp với trình độ chuyên môn cũng như năng lực để có thể tổ chức và thực hiện quản lý thu thuế một cách hiệu quả nhất.

Thường xuyên luân chuyển cán bộ trong Chi cục Thuế, giữa các đội thuế, các địa bàn để phát hiện nhân tố mới và ngăn ngừa các tiêu cực của cán bộ thuế.

Kiên quyết loại trừ những cán bộ không đủ trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức trong ngành thuế, không ngừng sắp xếp bố trí lại bộ máy cán bộ thuế theo hướng chuyên môn hóa nhằm nâng cao năng lực quản lý của ngành thuế.

Chú trọng đào tạo các kỹ năng quản lý thuế hiện đại, mở các lớp đào tạo chuyên môn để nâng cao kiến thức tổng hợp gắn với công tác thuế như kế toán, tin học. Tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế, quản lý và xử lý nợ, thanh tra về thuế.

Thứ năm, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính thuế đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho đối tượng nộp thuế mà còn nâng cao hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính cho đối tượng nộp thuế, thay vì đối tượng nộp thuế nộp trực tiếp hồ sơ khai (nộp) thuế. Việc kê khai thuế điện tử giúp đối tượng nộp thuế tiết kiệm được thời gian, chi phí đồng thời giảm bớt áp lực cho cơ quan thuế trong những ngày cao điểm và giảm bớt lực nhập dữ liệu và lưu trữ hồ sơ tại cơ quan thuế.

Tuy nhiên trình độ về công nghệ thông tin ở một số doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh còn thấp nên việc thực hiện khai thuế điện tử còn nhiều lúng túng. Tâm lý một số doanh nghiệp hay hộ kinh doanh không muốn thay đổi phương thức kê khai thủ công sang điện tử vì phải chi phí cho việc mua chứng thư số và dịch vụ khai thuế qua mạng… Vì thế cơ quan thuế cần có những tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế để đối tượng nộp thuế có thể hiểu rõ được lợi ích của việc khai thuế điện tử.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu theo hướng vừa khuyến khích sản xuất, vừa động viên hợp lý nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ các khoản thuế, phí lệ phí và thu khác vào NSNN để cân đối khoản chi ngân sách.

Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, quản lý và sử dụng hợp lý NSNN, cân đối giữa thu - chi có tác động vô cùng quan trọng, sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, góp phần ổn định kinh tế. Để quản lý tốt và thực hiện có hiệu quả khoản chi NSNN cần vận dụng một số giải pháp sau:

Đưa nguyên tắc tiết kiệm ngân sách lên hàng đầu để đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện chi ngân sách. Chính sách tiết kiệm tập trung vào rà soát, cắt giảm những chương trình, dự án kém hiệu quả. Trong điều kiện nguồn ngân sách có hạn thì cần tập trung ngân sách ưu tiên cho đầu tư phát triển, ưu tiên cho chi giáo dục - đào tạo, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng thống nhất quy trình, đảm bảo đơn giản rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát.

Tổ chức, phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng định mức, tiêu chuẩn để thực hiện kế hoạch chi ngân sách cho các đơn vị hành chính theo đúng quy định của NSNN. Trường hơp chi đúng hoặc dưới định mức, tiêu chuẩn nhưng vẫn đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ đề ra thì được xem là tiết kiệm, trường hợp chi vượt hoặc chi đúng định mức, tiêu chuẩn nhưng không đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đề ra thì xem như là lãng phí. Đây là căn cứ để các cơ quan chuyên môn

thực hiện giám sát, thanh tra việc thực hiện chi ngân sách tránh thất thoát, lãng phí nguồn ngân sách.

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, chấm điểm việc quản lý thực hiện chi ngân sách giữa các cơ quan chuyên môn qua từng dự án từng chương trình để xem tính hiệu quả và rút ra kinh nghiệm trong quá trình chi tiêu ngân sách. Để từ đó có thể đánh giá việc quản lý chi ngân sách của các cơ quan chuyên môn.

Đối với các dự án lớn, sử dụng nhiều vốn lớn từ NSNN phải lập ban quản lý, giám sát để xem xét kỹ lưỡng, giám sát việc thực hiện dự án. Công tác giám sát việc quản lý, sử dụng NSNN của các dự án này căn cứ vào tính hợp lý của các khoản chi tiêu, mức chi tiêu trước đó cũng như định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

Thực hiện quyền tự do dân chủ trong nhân dân, đề cao vai trò giám sát của người dân thông qua quyền đề xuất các sáng kiến, giải pháp, kiến nghị với các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng nguồn NSNN tiết kiệm, chống lãng phí.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc thực hiện kiểm soát chi ngân sách. Địa phương cần rà soát, kiểm tra chặt chẽ để xét các trường hợp chính sách như hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, thương binh… để đảm bảo cho quá trình chi thường xuyên được đúng đắn và đúng đối tượng.

Đẩy mạnh nâng cao toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN. Đây là một trong những yếu tố quyết đinh đến sự thành công hay thất bại của hiệu quả quản lý ngân sách, vì nếu năng lực xử lý vấn đề của đội ngũ cán bộ này còn nhiều bất cập không đồng đều, nhất là việc đưa ra các hướng dẫn về kiểm tra thúc đẩy phát triển KT – XH ở địa phương nếu không được giải quyết tốt thì sẽ kìm chế sự phát triển kinh tế cũng như mọi mặt đời sống của người dân. Cần thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo về chuyên môn để nâng cao trình độ năng lực trong tổ chức quản lý, không những đào tạo tốt về vấn đề chuyên môn mà còn cần phải rèn luyện tốt về phẩm chất đạo đức, tránh tình trạng quan liêu tham nhũng, nhằm nâng cao toàn diện mọi mặt về quản lý ngân sách.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quàn lý ngân sách nhà nước tỉnh sóc trăng giai đoạn 2015 2020 (Trang 147 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)