Địa điểm khảo sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 38)

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2 NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NGẬP TẠI VÙNG KHẢO SÁT

2.2.3. Địa điểm khảo sát

Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý

Quận 2 là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng diện tích tự nhiên của quận 2 là 5017 ha. Nằm giữa hai sông Đồng Nai, sông Sài Gòn thuộc dòng xả lũ của hồ Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ. Quận 2 là một trong năm quận nằm ở phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh:

- Phía Bắc : giáp quận Thủ Đức.

- Phía Nam : giáp sông Sài Gòn, ngăn cách với quận 7.

- Phía Tây : giáp quận Bình Thạnh, quận 1 và quận 4 bởi sông Sài Gòn .

- Phía Đông : giáp quận 9.

Địa hình-thổ nhưỡng

Địa hình quận 2 bao gồm cả gò và bưng, kênh rạch chiếm 24,7% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn địa hình thấp trũng, có độ cao trung bình khoảng từ 1,5m đến 3m với mực nước biển, độ dốc theo hướng Bắc – Nam. Đây là vùng bưng trũng, bị nhiễm phèn, mặn, thường ngập nước lúc triều cường.

Khí hậu

Trung bình hàng năm nhiệt độ là 260C, lượng mưa trung bình hằng năm là 1700-1800 mm, độ ẩm trong năm 78%.

Đặc điểm ngập: Phần lớn diện tích quận có cao độ thấp, bên cạnh đó việc đô thị hóa với tốc độ rất nhanh hình thành đô thị ngập triều. Vị trí của quận nằm giữa hai sông Đồng Nai và sông Sài Gòn nên bị ảnh hưởng do lũ thượng nguồn.

Vị trí khảo sát: Đường Trần Não, Lương Đình Của…

Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính quận 2

Quận 7

Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý

Quận 7 là quận thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, từng là một phần của huyện Nhà Bè trước kia với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía Đông nam Thành phố.

- Phía Bắc : giáp quận 4 và quận 2.

- Phía Nam : giáp huyện Nhà Bè , ranh giới là rạch Đĩa, sông Phú Xuân.

- Phía Đông : giáp quận 2 và tỉnh Đồng Nai.

- Phía Tây : giáp quận 8 và huyện Bình Chánh , ranh giới là rạch Ông Lớn . Địa hình - thổ nhưỡng

Địa hình quận 7 tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi không lớn, trung bình 0,6m đến 1,5m. Thổ nhưỡng của Quận 7 thuộc loại đất phèn mặn.

Khí hậu

Trung bình hàng năm nhiệt độ là 270C, lượng mưa trung bình hằng năm là 1650-1800 mm, độ ẩm trong năm 80%.

Đặc điểm ngập: Phần lớn diện tích quận có cao độ thấp, trước kia là đầm lầy, vùng trũng tuy nhiên hiện nay đã bị san lấp, bê tông hóa vì thế vấn đề ngập rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc quy hoạch không hợp lý đã biến khu vực này thành đô thị ngập triều, ngập do mưa.

Vị trí khảo sát: Đường Nguyễn Thị Thập, Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Lương

Bản đồ 2.2: Bản đồ hành chính quận 7

Quận Thủ Đức Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Quận Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía Bắc-Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 47,76km2. Ranh giới địa lý của quận giáp với:

- Phía Bắc : giáp huyện Thuận An, Bình Dương.

- Phía Nam : sông Sài Gòn, quận 2, quận Bình Thạnh.

- Phía Đông : giáp quận 9.

- Phía Tây : giáp quận 12.

Địa hình-thổ nhưỡng

Quận Thủ Đức và vùng phụ cận có 02 dạng địa hình chính: địa hình gò đồi (chiếm khoảng 46% diện tích tự nhiên toàn quận), địa hình thấp trũng (chiếm khoảng 54% diện tích tự nhiên toàn quận). Vùng địa hình thấp trũng khá bằng phẳng, kéo dài đến bờ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, vùng này thường xuyên chịu tác động của triều cường.

Khí hậu

Trung bình hàng năm nhiệt độ là 270C, lượng mưa trung bình hằng năm là 1800-2000 mm, độ ẩm trong năm 75-80%.

Đặc điểm ngập: Phần lớn diện tích có cao độ thấp, một số nơi có cao độ <0,00m nên thường xuyên ngập do triều cường và do mưa. Những vùng cao nằm tiếp giáp với vùng thấp trũng là nơi tiếp nhận dòng chảy do mưa từ vùng cao và chịu ảnh hưởng gián tiếp do chế độ triều gây ra.

Vị trí khảo sát: Quốc lộ 13, đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh

Bản đồ 2.3: Bản đồ hành chính quận Thủ Đức Quận Bình Thạnh

Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý

Quận Bình Thạnh nằm ở hướng Đông của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2074ha.

Ranh giới địa lý của quận giáp với:

- Phía Bắc : giáp quận Gò Vấp.

- Phía Nam : quận 1.

- Phía Đông : giáp sông Sài Gòn, bên kia là quận Thủ Đức.

- Phía Tây : giáp quận Phú Nhuận.

Địa hình-thổ nhưỡng

Quận Thủ Đức và vùng phụ cận có 02 dạng địa hình chính: địa hình gò đồi (chiếm khoảng 46% diện tích tự nhiên toàn quận), địa hình thấp trũng (chiếm khoảng 54% diện tích tự nhiên toàn quận). Vùng địa hình thấp trũng khá bằng phẳng, kéo dài đến bờ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, vùng này thường xuyên chịu tác động của triều cường.

Khí hậu

Trung bình hàng năm nhiệt độ là 270C, lượng mưa trung bình hằng năm là 1800-2000 mm, độ ẩm trong năm 75-80%.

Đặc điểm ngập: Phần lớn diện tích có cao độ thấp, một số nơi có cao độ <0,00m nên thường xuyên ngập do triều cường và do mưa. Những vùng cao nằm tiếp giáp với vùng thấp trũng là nơi tiếp nhận dòng chảy do mưa từ vùng cao và chịu ảnh hưởng gián tiếp do chế độ triều gây ra.

Vị trí khảo sát: Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, bán đảo Thanh Đa

Bản đồ 2.4: Bản đồ hành chính quận Bình Thạnh Quận Gò Vấp

Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý

Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc và phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 1948ha. Ranh giới địa lý của quận giáp với:

- Phía Bắc : giáp quận 12.

- Phía Nam : quận Phú Nhuận.

- Phía Đông : giáp quận Bình Thạnh.

- Phía Tây : giáp quận Tân Bình và quận 12.

Địa hình-thổ nhưỡng

Quận Gò Vấp vốn là vùng đất cao, quận có 02 dạng địa hình chính: một vùng trũng dọc theo sông Bến Cát, và vùng cao chiếm phần lớn diện tích.

Khí hậu

Trung bình hàng năm nhiệt độ là 260C -270C, lượng mưa trung bình hằng năm là 1700- 1800 mm, độ ẩm trong năm 74-78%.

Đặc điểm ngập: Phần lớn diện tích nằm ở vùng đất cao vì thế ít chịu ảnh hưởng của thủy triều. Tuy nhiên do tốc độ đô thị hóa nhanh nên diện tích mặt nước giảm mạnh, tại một số nơi thường ngập do mưa. Những vùng trũng bị ảnh hưởng bởi thủy triều.

Vị trí khảo sát: Đường Lê Văn Thọ, Dương Quảng Hàm, Phan Huy Ích..

Bản đồ 2.5: Bản đồ hành chính quận Gò Vấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)