CÁC DỰ ÁN CHỐNG NGẬP ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI TP HCM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN VÀ CÔNG TÁC CHỐNG NGẬP LỤT TẠI TP HỒ CHÍ MINH

3.2. CÁC DỰ ÁN CHỐNG NGẬP LỤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2.1. CÁC DỰ ÁN CHỐNG NGẬP ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI TP HCM

Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh (lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè) đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 19 tháng 05

năm 2000 và trong Quyết định 528/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2001 về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 484/QĐ-TTg.

Ch đầu tư: Sở Giao thông - Công chính thành phố Hồ Chí Minh.

Địa điểm xây dựng và diện tích chiếm đất: Lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè rộng 3.320 ha nằm trên địa bàn của 7 quận trong thành phố Hồ Chí Minh: quận 1, quận 3, quận 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp.

Tng mc đầu tư: 199,96 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới WB là 166,34 triệu USD, vốn đối ứng được cấp từ ngân sách thành phố Hồ Chí Minh là 33,62 triệu USD.

D án đầu tư gm các hng mc chính:

- Xây dựng tuyến cống bao chạy dọc theo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

- Lắp đặt 1 trạm bơm có thiết bị lược rác với công suất bơm là 64.000m3/giờ.

- Xây dựng một miệng xả ngầm có độ sâu từ 18m đến 20m ở dưới dòng sông Sài Gòn, có thiết kế đặc biệt để tăng cao độ pha loãng và không gây ành hưởng đến dòng chảy hoặc sự xói mòn dòng sông hiện hữu.

- Xây dựng hệ thống điều khiển bao gồm hệ thống kiểm soát và các thiết bị cần thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.

- Cải tạo 26,484km cống các loại trong đó cống tròn có kích thước từ 0.6m đến 1.4m;

cống hộp có kích thước từ 1,2x0,8 đến 2,1x1,4m.

- Cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: nạo vét giai đoạn 2 khoảng 750.000 m3, gia cố chân kè (đoạn đã xây dựng), xây bờ kè đứng (đoạn chưa xây dựng).

Những lợi ích của dự án:

- Cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt với những hộ nghèo sống dọc theo kênh và ở những vùng hay bị ngập úng;

- Cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm chi phí y tế;

- Cải thiện tình trạng môi trường, từ đó cải thiện bộ mặt của thành phố đối với du khách và những nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Ngăn chặn thiệt hại về tài sản tư nhân do nước ngập;

- Tránh tốn kém trong việc phòng chống ô nhiễm và ngập úng của từng hộ gia đình;

- Giảm tắc nghẽn giao thông, tiết kiệm thời gian;

- Gia tăng giá trị bất động sản

- Số dân sống trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè khoảng 1,2 triệu người, trong đó một phần đáng kể có thu nhập thấp, chỉ có 73% số hộ có nước máy và chỉ có 64% số hộ có nhà vệ sinh. Việc xây dựng dự án sẽ góp phần giảm ngập úng và cải thiện chất lượng nước kênh, từ đó mang lại lợi ích chung cho thành phố cũng như cho từng hộ gia đình. Đặc biệt dự án sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe của trẻ em và phụ nữ, những người thường xuyên tiếp xúc với điều kiện thiếu vệ sinh.

Dự án sau khi được xây dựng dự kiến sẽ xóa được một số điểm ngập sau:

- Ngã tư Bảy Hiền (ngã tư Bảy Hiền đến Nguyễn Thái Bình) - Đường Cao Thắng (từ số 81 đến Điện Biên Phủ)

- Đường Hồng Bàng – Bạch Đằng (từ Hồng Hà đến mương Nhật Bản, từ Bạch Đằng đến Nguyễn Kiệm)

- Đường Hoàng Văn Thụ ( khu công viên Chiến Thắng)

- Đường Lý Thường Kiệt (từ trường Nguyễn Thái Bình đến đến chợ Tân Bình) - Đường Đinh Tiên Hoàng (từ số 61 đến 131)

- Đường Phạm Văn Hai (Từ CMT8 đến Bùi Thị Xuân) - Đường Phan Đình Phùng (từ 26C đến chợ Phú Nhuận) - Đường Phan Văn Hân (suốt tuyến);

- Đường Vũ Tùng (suốt tuyến)

- Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (từ Hàng Xanh đến Nguyễn Cửu Vân) - Đường Nguyễn Kiệm (từ ngã năm Nguyễn Thái Sơn đến SN 51)

Dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ

- Nguồn vốn vay của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC). Dự án nhằm chống ngập, khôi phục cải tạo hệ thống kênh, chỉnh trang đô thị, kết hợp giao thông đường thủy và đường bộ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho 11 quận, huyện (Q.1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh) với tổng diện tích

lưu vực là 3.300ha. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 263 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2008.

Dự án cải thiện môi trường TP.HCM - Tiểu dự án cải tạo hệ thống thoát nước rạch Hàng Bàng

- Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với tổng vốn đầu tư là 25 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2007. Theo mục tiêu đề ra, dự án hoàn thành sẽ chống ngập cho diện tích lưu vực là 438ha. Dự án được giao cho Sở Tài nguyên Môi trường làm chủ đầu tư nhưng do thực hiện chậm trễ nên ADB đã khóa sổ vay. Dự án đã được chuyển về Sở GTVT TP.HCM để tiếp tục đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa khởi công và cũng chưa thể biết được ngày hoàn thành.

Dự án nâng cấp đô thị TP.HCM (lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm)

- Nguồn vốn vay WB, chống ngập cho Q.6, 8, 11, Tân Phú và Tân Bình với diện tích lưu vực là 1.480ha. Hiện dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư là 298 triệu USD. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2010 (đối với các hạng mục thoát nước thuộc lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm).

Dự án quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM

Bản đồ 3.7: Nghiên cứu quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM Năm 2008, để giải quyết triệt để bài toán ngập xét đến ảnh hưởng của 03 yếu tố mưa, triều ,lũ ngoài sông, biến đổi khí hậu (nước biển dâng đến 70 cm), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho lập “Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”, do Tổ chống ngập Bộ và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thực hiện Nghiên cứu này đã đưa ra được giải pháp tiêu thoát, kiểm soát nước trong vùng nghiên cứu, theo đó dự án đã phân chia Thành phố thành 3 vùng kiểm soát khác nhau:

- Vùng 1 (khu bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè - Bờ tả Vàm Cỏ Đông) dùng giải pháp đê bao, cống khép kín để kiểm soát (các công trình được vận hành sao cho có thể tạo điều kiện tiêu tốt nhất, tạo không gian trống trong hệ thống để tích mưa rồi tiêu gạn khi triều xuống). Thêm vào đó, một số khu trũng cần được duy trì để điều tiết dòng chảy.

- Vùng 2: Khu Ngã ba sông Sài Gòn - Đồng Nai. Vùng này đang có các dự án khác đang thực hiện, quy hoạch chỉ giải quyết đối với các vùng thấp đang phát triển theo quy hoạch nhà vườn xen kẽ với các vùng bưng trũng du lịch sinh thái, do đó cần tạo ra hệ thống kênh rạch thông thoáng. Có thể sẽ áp dụng biện pháp công trình kiểm soát ngập trong tương lai.

- Vùng 3: Khu tả ngạn sông Nhà Bè - Soài Rạp - Cần Giờ. Hiện tại chưa có tác động lớn, giữ như hiện trạng và bảo vệ theo tiêu chuẩn khu dự trữ sinh quyển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)