CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN VÀ CÔNG TÁC CHỐNG NGẬP LỤT TẠI TP HỒ CHÍ MINH
3.2. CÁC DỰ ÁN CHỐNG NGẬP LỤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2.2. CÁC DỰ ÁN CHỐNG NGẬP ĐANG TRIỂN KHAI TẠI TP HCM
Năm 2008 dự án kiểm soát triều hay còn gọi là dự án 1547 được Chính phủ phê duyệt tại QĐ-TTG ngày 15-10-2008, do Bộ NN-PTNT đề xuất). Dự án này xây dựng 12 cống ngăn triều với khoảng 170 km đê bao, đang trong giai đoạn thiết kế và chuẩn bị thi công, kinh phí từ 2-3 tỉ USD. Theo thiết kế, dự án chia TP thành ba tiểu vùng để chống ngập. Vùng A nâng cấp hệ thống thoát nước và công trình chống ngập. Vùng B cải tạo hệ thống kênh rạch và sân nền cục bộ các địa điểm cao trình trên +2.0 m và vùng C áp dụng các biện pháp phi công trình.
Chủ đầu tư: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Kinh phí thực hiện: Trên 11 ngàn tỉ đồng.
Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP, cuối năm 2012 sẽ hoàn thành công trình xây dựng cửa ngăn triều cường ở đầu kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn nối với sông Sài Gòn, Q.Bình Thạnh). Kinh phí thực hiện dự án là 255 tỉ đồng . Đây là công trình cống ngăn triều đầu tiên được khởi công trong tổng số 13 cống ngăn triều lớn dọc sông Sài Gòn thuộc Quy hoạch thủy lợi chống ngập khu vực TPHCM do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất. Mục tiêu của công trình này là chống ngập nước triệt để do triều cường trên diện tích 500ha trong lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè có diện tích 3.300ha: một số khu vực bị ngập nước nặng ở khu Văn Thánh gồm các tuyến đường D1, D2..., khu vực Thị Nghè gồm đường Phan Văn Hân, chợ Thị Nghè...
Bảng 3.6: Danh sách 12 công ngăn triều lớn dọc sông Sài Gòn- Nhà Bè
STT Tên công trình Qui mô Hình thứ
Bề rộng (m) Cao trình đáy (m)vận hành
1 Cống (âu thuyền) Rạch Tra 60 -4.0 Có điều khiển
2 Cống Vàm Thuật 40 -4.0 Tự động
3 Cống Bến Nghé 20 -4.0 Tự động
4 Cống (âu thuyền) Tân Thuận 60 -4.0 Có điều khiển
5 Cống Phú Xuân 60 -4.0 Có điều khiển
6 Cống (âu thuyền) Mương Chuố80 -4.0 Tự động
120 -6.0 Có điều khiển
7 Cống Sông Kinh 60 -4.0 Có điều khiển
8 Cống Kinh Lộ (rạch Giồng) 60 -4.0 Có điều khiển
9 Cống Kênh Hàng 60 -4.0 Có điều khiển
10 Cống (âu thuyền) Thủ Bộ 80 -4.0 Tự động
120 -6.0 Có điều khiển
11 Cống (âu thuyền) Bến Lức 60 -4.0 Có điều khiển
12 Cống kênh Xáng lớn 20 -4.0 Tự động
(Nguồn: Trung tâm điều hành chương trình chống ngập thành phố Hồ Chí Minh)
Bản đồ 3.8: Vị trí các cống ngăn triều
(Nguồn: Trung tâm điều hành chương trình chống ngập thành phố Hồ Chí Minh) Đánh giá vai trò của công ngăn triều để chống ngập úng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tại thành phố Hồ Chí Minh đây đó có vùng bị úng ngập do triều cường, vì trong thành phố còn nhiều nơi khá thấp. Nhưng ngập do triều cường đã tồn tại từ lâu, không đại diện cho tình hình ngập úng thành phố. Quá trình hình thành ngập úng là nước được dẫn đi qua các ống to, ông cống nhỏ như mạng nhện rồi đổ ra các kênh dẫn hở chạy dọc
ngang trong thành phố, mực nước trên kênh chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi triều.Vậy, triều cao hay thấp cũng chỉ ảnh hưởng tới được trước các cửa cống ra các kênh mà thôi. Theo chế độ thủy lực tiêu thoát nước mưa chảy trong cống ngập thì mực nước triều có thấp đến đâu đi chăng nữa (cứ cho là thấp đến cao trình -100), cũng chẳng hạ thêm được một cm nước ngập trong phố. Cũng nhắc lại là, mực nước triều có cao lắm cũng chẳng vượt cao trình +1,57. Chỉ nơi nào có cao trình mặt đất thấp hơn +1,6 thì mới bị úng ngập. Nếu vậy, khu vực cần phải chống ngập do triều rất nhỏ, dạng da báo. Không khó để xác định khu vực đang bị ảnh hưởng ngập do triều bằng cách cho xác định trên bản đồ khi triều lên thông qua đợt triều cường. Bên cạnh đó những khu vực bị úng do triều cường thường khu dân cư được xây dựng từ rất xưa, cục bộ, hay khu vực còn hoang sơ, chưa được xây dựng mới. Từ những vấn đề trên theo quan điểm của cá nhân Tôi giải pháp công trình chống úng ngập ở thành phố Hồ Chí Minh bằng cống ngăn triều nên phải được xem xét lại bởi những lý do sau đây:
- Đầu tiên, thấy ngay được là, khi mưa lớn, chính lúc cần phải tiêu thoát nước nhanh, thì cống ngăn triều không những không giúp ích gì hơn lại ngăn cản dòng chảy, có thể nói, khi này cống ngăn triều phản tác dụng. Lý thuyết cho rằng, các lòng kênh rạch hay hồ điều tiết sẽ tích trữ lượng nước mưa kết hợp với việc hạ mực nước triều thấp để đón mưa. Lý thuyết là vậy nhưng khi thực hiện thì khó khả thi. Để khắc phục mâu thuẫn này, lại cần phải xây dựng trạm bơm nước khổng lồ như trường hợp chống úng của Hà Nội. Thật lạ lẫm với giải pháp gom nước mưa vào để xây trạm bơm bơm nước mưa đi, trong khi chỉ cần sử dụng, nâng cấp ống cống dẫn nước vào các kênh sẵn có là xong.
- Cống ngăn triều có tác dụng rất hạn chế trước tình hình mực nước triều nâng cao do biến đổi khí hậu. Ai cũng biết rằng, biến đổi khí hậu thì mức nước triều cao, hay nói cụ thể là mực nước đỉnh triều, mực nước chân triều đều dâng cao đồng thời. Khả năng chống úng lụt nội đô phụ thuộc cơ bản tới cao độ chân triều, cao độ chân triều mà dâng cao thì không có cách nào mà hạ mực nước úng thấp xuống được. Vì vậy, phương án nâng cao cốt nền các công trình là tốt nhất.
- Việc xây dựng 12 cống ngăn triều dọc sông Sài Gòn –Nhà Bè gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, cảnh quan tại khu vực thức hiện dự án. Những tác động trên là tương đối lớn đến sự thay đổi dòng chảy của sông, làm thay đổi tính chất của dòng triều, từ triều hiền thành triều ác. Bên cạnh đó việc xây dựng các cống ngăn triều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều động tàu ra vào của 5 cảng lớn tại thành phố. Cụ thể, cuối năm 2011, Trung tâm chống ngập được UBND thành phố giao khảo sát việc xây dựng cống ngăn triều Tân Thuận (quận 4, quận 7) với kinh phí thực hiện gần 1.000 tỉ đồng. việc xây dựng cống kiểm soát triều Tân Thuận với độ rộng cửa âu thuyền là 15 mét và độ rộng của kênh khu không vận hành âu thuyền chỉ còn 50 mét, ảnh hưởng đến việc điều động các phương tiện ra vào âu thuyền, nguy cơ xảy ra đâm va giữa các phương tiện và va đập giữa phương tiện và công trình cống là rất lớn.
Theo Cảng vụ hàng hải thành phố, công trình cống kiểm soát triều Tân Thuận dự kiến được xây dựng từ ngã ba kênh Tẻ đến gầm cầu Tân Thuận 1, một phần nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn cầu Tân Thuận 1 và cầu Tân Thuận 2, điều này vi phạm quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Dự án quy hoạch chống ngập do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NNPTNT) thực hiện chú trọng vào ngăn triều theo phương án bao trong với hệ thống đê và 12 cống lớn, nguồn kinh phí được phê duyệt lấy tròn 12 ngàn tỷ đồng. Nguồn kinh phí trên lấy từ vốn vay của ODA. Các công trình mới trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhưng giá thành đã đội lên gấp 3 lần so với trước. Cần xem lại tính hiệu quả của dự án và tổng chi phí thực hiện của dự án trên.
Xây dựng trạm bơm chống ngập
Đầu tháng 7-2012, trạm bơm chống ngập có công suất lớn nhất nước (64.000m 3 /giờ) và số vốn khổng lồ (18 triệu USD) sẽ đưa vào hoạt động tại TP.HCM. Trạm bơm đặt tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh. Đây là trạm bơm chống ngập nước cho bảy quận trung tâm TP gồm 1, 3, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp. Theo đó, nước ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nước mưa và nước thải từ các hộ dân trong lưu vực kênh được kết nối vào tuyến cống bao dài 8,9km, đưa về trạm bơm để bơm ra sông
Sài Gòn. Mục tiêu của dự án là làm sạch nước thải. Sau khi trạm bơm đưa vào hoạt động thì công trình sẽ bít lại toàn bộ cống đang xả nước thải ra kênh. Toàn bộ nước thải của hàng triệu cư dân ở bảy quận trung tâm TP sẽ chảy theo gần 70km tuyến cống hộp đã lắp đặt trên 69 tuyến đường (thi công từ năm 2005 đến tháng 6-2012) và đổ vào tuyến cống bao (có đường kính 3m) dài 8,9km chạy dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đưa nước thải về trạm bơm. Như vậy, dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chỉ còn tiếp nhận nước mưa và nước sông Sài Gòn. Hiện tại trạm bơm trên chủ yếu chống ngập khi trời mưa và bơm nước thải cho khu vực. Còn việc chống ngập do triều cường phải chờ một dự án chống ngập khác là dự án xây dựng cửa ngăn triều ở đầu kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn giáp sông Sài Gòn) do Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM làm chủ đầu tư sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012.
Hình 3.6: Sơ đồ trạm bơm chống ngập nước cho 7 quận trung tâm TP.HCM