Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN VÀ CÔNG TÁC CHỐNG NGẬP LỤT TẠI TP HỒ CHÍ MINH

3.1.1 NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN

3.1.1.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH) một cách đơn giản trong cuộc sống đời thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm về trước. Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về biến đổi khí hậu và phát triển con người.

Hình 3.1: Biến đổi khí hậu theo thời gian

Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình hàng năm không có gia tăng trong khoảng thời gian từ 1895 (khi bắt đầu có sở khí tượng) đến 1970, tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0.32 oC kể từ 1970. Từ năm 1900 đến 2000, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,1°C một thập kỷ. Mùa hè

nóng hơn với nhiệt độ trung bình các tháng hè tăng từ 0,1°C – 0,3°C một thập kỷ. Nếu so với năm 1990, nhiệt độ chắc sẽ tăng trong khoảng từ 1,4 – 1,5°C vào năm 2050 và từ 2,5 -2,8°C vào năm 2100, những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc.

Hình 3.2: Băng tại Bắc Cực năm 1979. Ảnh: NASA

Hình 3.3: Băng ở Bắc Cực đang giảm nhanh hơn so với dự đoán

Theo dự báo của Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ở Việt Nam mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 đến 15 cm năm 2010 và từ 15 đến 90 cm vào năm 2070. Băng ở đỉnh núi Himalaya tan và Đồng bằng

sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ là nơi hứng chịu mực nước ấy, hay Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ hứng chịu mực nước của dãy núi Vân Nam (Trung Quốc).

Bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở VN sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của VN sẽ ngập chìm trong nước biển.Vựa lúa ĐBSCL sẽ xuất hiện mâu thuẫn khi giai đoạn sinh trưởng cần nước tưới thì thời tiết khô hạn, thậm chí sẽ bị hạn Bà Chằn (tháng 6 – 7), nhưng đến tháng 8, cần giảm nước lại bị lũ.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường biên soạn năm 2012, xác định các vùng có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng cho thấy: Nếu nước biển dâng 1m, khảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% các tỉnh ven biển miền trung có nguy cơ bị ngập. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập là trên 20% diện tích. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 3 nước đang phát triển (Philipin, Băngladet) chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao từ 1m ảnh hưởng đến 10,8% dân số, 5% diện tích đất đai và 10% GDP. Nếu mực nước biển dâng lên 5 m thì ảnh hưởng đến 35% dân số, 16% diện tích đất đai và 36% GDP. Dự báo sẽ có tới 22 triệu người Việt nam bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Bảng 3.1: Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (% diện tích)

(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng năm 2012)

Bảng 3.2: Tỷ lệ số dân có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp (so với tổng dân số vùng) theo các mực nước biển dâng %

(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng năm 2012)

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng do bộ Tài Nguyên Môi Trường chủ biên thì khi mực nước biển dâng 1m thì các khu vực như huyện Bình Chánh, (Cần Giờ Nhà Bè, Quận 2, Quận 8, Quận 7, Thủ Thiêm, một phần Bình Thạnh, Bình Chánh…) và phần lớn vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập lụt nghiêm trọng.

Bản đồ 3.1: Nguy cơ ngập thành phố Hồ Chí Minh ứng với mực nước biển dâng 1m (Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng năm 2012)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)