CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGẬP LỤT TẠI
4.2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CỤ THỂ
4.2.6 Làm hồ điều tiết
Thành phố cần chú ý xây dựng các hồ điều hòa, hồ sinh thái-điều hòa, các hồ điều tiết nước tự nhiên ở một số nơi của thành phố, tận dụng công viên làm hồ chứa nước, xây dựng các hồ chứa nước ngầm để tích nước khi trời mưa lớn chứa lượng nước chưa kịp tiêu thoát, sau đó khi triều rút thoát nước tự chảy. Những vùng còn đủ diện tích (từ 1ha trở lên) nên xây dựng hồ điều hoà mang cả chức năng sinh thái. TP.HCM rất ít hồ, việc xây dựng thêm hồ sinh thái dạng này là hết sức cần thiết và cấp bách.
Đánh giá về các giải pháp chống ngập của TP, các chuyên gia cho rằng TP rất bị động vì loay hoay chạy theo khắc phục các điểm ngập nên thực tế chống được chỗ này thì chỗ khác phát sinh. Các điểm ngập mới liên tục xuất hiện. Một trong các nguyên nhân chính gây ngập là do biến đổi khí hậu khiến nước triều dâng cao. Vì vậy, việc xây dựng các hồ điều tiết nước là hết sức cần thiết và cũng là biện pháp chống ngập bền vững được các chuyên gia khuyến nghị. Theo các chuyên gia, các hồ này có công dụng tích nước mưa và nước triều từ các hệ thống cống nội thành, giảm ngập cho TP. Lượng nước trữ
này sau đó sẽ được sử dụng trong tưới tiêu, thủy lợi và thậm chí cho cả giao thông thủy trong mùa hạn hán. Một số địa điểm có thể tận dụng làm hồ điều tiết tự nhiên:
Tuyến Mương Chuối- Phú Xuân- Rạch Tôm- Rạch Đỉa nên nạo vét tạo thành hồ điều tiết vừa cải tạo môi trường vừa chống sạt lở đất bờ sông. Do cao trình đất tự nhiên của TP xuôi dần về phía Nam nên các kênh rạch và vùng đất trũng ở phía Nam TP nằm ở quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè rất phù hợp để làm hồ điều tiết.
Hệ thống kênh Đôi - kênh Tẽ - kênh Tàu Hũ, do tuyến Đông Tây đã bê tông hóa một bên nên rất thích hợp hình thành một hồ điều tiết nước cho khu vực trung tâm và tạo cảnh quan sinh thái hài hòa với kiến trúc toàn tuyến.
Việc tận dụng các hồ điều tiết tự nhiên còn có tác dụng rất lớn khác về mặt kinh tế, đó là chúng ta có thể tận dụng làm các âu thuyền và tạo cảnh quan sinh thái, phục vụ du lịch.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu gần đây của Tập đoàn Arup - chuyên hoạt động về lĩnh vực môi trường và xây dựng - trong vòng một thập kỷ tới, nhu cầu nước sinh hoạt của TP sẽ tăng lên 20%, trong khi đó nguồn cung cấp nước chính cho TP đang bị ô nhiễm vì các chất thải công nghiệp khiến cho việc xử lý của các nhà máy cung cấp nước sạch khó khăn hơn. Chính vì vậy, hồ dự trữ nước mưa sẽ tạo thêm được một nguồn cung cấp nước sạch cho TP với chất lượng đáng tin cậy. Nhiều nước trên thế giới đã tận dụng hệ thống kênh rạch, sông ngòi vốn có để làm hồ điều tiết, hạn chế giải phóng mặt bằng như TP Barcelona của Tây Ban Nha đã làm với dung tích khoảng 100.000 – 150.000 m³.
Tuy thống nhất về tính cần thiết của hồ điều tiết song vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh cãi và băn khoăn đối với các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học do quy hoạch này liên quan đến nhiều vấn đề về đất đai, ngân sách. Nhưng nếu TP muốn giải quyết bài toán lội ngập tận gốc thì phải nhanh chóng triển khai giải pháp này vì những hồ tự nhiên hiện nay đang dần bị mất rất nhiều.
- Đối với vùng cao không bị ảnh hưởng triều: Chức năng cắt đỉnh mưa, chôn nước, điều tiết giảm lưu lượng lũ, qua đó giảm kích thước của cống thoát nước và ngăn nước tràn ngoại lai về vùng thấp hơn, xem hình 4.2 và 4.4
- Đối với vùng thấp: Chức năng duy trì bể chứa cho tiêu thoát trong thời đoạn triều lên, kết hợp cửa cống điều tiết ngăn triều xâm nhập, khi triều rút nước tiêu thoát tự chảy.
Với vùng này hồ điều hòa có thể kết hợp công trình kỹ thuật cống, bơm trong tổ hợp bất lợi mưa+triều, xem hình 4.3 và 4.4.
Hình 4.2. Hồ điều hòa vùng ngập do mưa
Hình 4.3. Hồ điều hòa vùng ngập do triều
Hình 4.4. Hồ điều hòa tạo từ sông rạch kết hợp cống ngăn triều
- Đối với vùng trung tâm: Sử dụng kênh rạch không có giao thông thủy hoặc kênh nằm giữa khu vực giao thoa sóng triều kết hợp công trình kiểm soát triều (hình 4.4) biến chúng thành bể chứa nước tự nhiên. Ngoài ra có thể sử dụng hình thức hồ điều hòa vùng ngập do triều, hồ điều hòa vùng ngập do mưa (hình 4.2, hình 4.3) khắc phục hiện trạng cống bị quá tải và ngăn triều xâm nhập nếu diện tích tự nhiên đảm bảo cho xây dựng.
Hình dạng và kết cấu: Thông qua đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên đề xuất sử dụng 2 dạng hồ sau:
(1): Hồ 70% chìm và 30% nổi, áp dụng cho những vùng đất trũng thấp thu gom nước về hồ trong khi chờ xả ra hệ thống sông kênh.
Hình 4.5. Hồ sử dụng điều tiết cho vùng đất thấp
Hình 4.6. Hồ sử dụng điều tiết cho vùng đất cao
Tùy theo chức năng, vị trí xây dựng, kết cấu hồ điều hòa có thể có 1 hoặc cả 3 loại:
- Cống điều tiết (cửa van một chiều).
- Trạm bơm.
- Đê bao (kết hợp đường giao thông, cây xanh xung quanh hồ).
Đề xuất vị trí xây dựng hồ điều hòa Các tiêu chí lựa chọn vị trí hồ điều hòa
- Có cao độ địa hình phù hợp để nước mưa chảy tới hồ với lưu lượng lớn nhất.
- Dòng chảy thu được từ các tuyến cống cấp 2, kênh rạch chảy tới hồ có thời gian ngắn nhất.
- Dòng chảy vào và ra hồ là hợp lý nhất.
- Ít phải di dời, phù hợp qui hoạch sử dụng đất.
- Kết hợp công trình xung quanh cải thiện tự nhiên, tạo cảnh quan môi trường sinh thái.
Kết quả đề xuất: Từ các tiêu chí, kết quả điều tra, tổng hợp ý kiến địa phương và các chuyên gia. Vị trí đề xuất quy họach xây dựng hệ thống hồ điều hòa được thể hiện trong bản đồ 09, diện tích và dung tích các hồ được tổng hợp tại bảng 4.3.
Bản đồ 4.1: Vị trí hồ điều hòa được đề xuất tại các vùng thoát nước trên địa bàn Thành phố
Bảng 4.3. Tổng hợp diện tích và dung tích hồ điều hòa đề xuất Khu vực STự nhiên
(ha)
Smặt nướckênh (ha)
SHồđiềuhòa (ha)
Tỉ lệ (%)
Dung tích trữ hồ
(103m3) Trung Tâm 10641 387.96 165.15 5.20 8811
Phía Nam 8174 604.15 38.4 7.86 1863
Phía Tây 7991 452.8 4.5 5.72 247.5
Phía Bắc 13619 451.25 169.5 4.56 8167.5
Phía Đông 18428 618.95 8.91 3.41 400.5
Nông nghiệp - - 212 8.43 18405 Tổng cộng 58853 2515.11 598.46 6.89 37895