CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN VÀ CÔNG TÁC CHỐNG NGẬP LỤT TẠI TP HỒ CHÍ MINH
3.1.2 NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN
3.1.2.2 Do những nguyên nhân về kỹ thuật công trình
Do dân số của thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh vì vậy đã dẫn đến sự quá tải của hệ thống thoát nước hiện có. Hệ thống cống thoát nước cấp 2 và 3 được xây dựng cách đây 50 năm đã quá cũ kỹ, lưu lượng nhỏ và quá tải, qua nhiều năm đã không còn phù hợp và hư hỏng nhiều. Nhưng quy hoạch các khu đô thị mới hầu như thiếu vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống thoát nước. Theo số liệu thống kê của Công ty Thoát nước Tp. Hồ Chí Minh, tổng chiều dài cống thoát nước cấp 2-3 hiện có khoảng 944 km trong đó có gần 800 km đường cống chính với khoảng trên 4 vạn hố ga các loại và hơn 420 cửa xả nước.
Hệ thống thoát nước này mới đáp ứng được 25% so với yêu cầu, nhiều tuyến đường, khu dân cư còn chưa có cống thoát nên khi mưa xuống, nước từ nhà dân đổ ra đường, đường
biến thành kênh thoát nước, điển hình như tại ngã tư Bốn Xã, khu vực rạch Nhảy - rạch Ruột Ngựa... chưa kể nhiều miệng cống bị rác thải, đất đá chèn cản, hạn chế dòng thoát.
Trong khi đó, phần lớn hệ thống cống đã hình thành từ xa xưa, xuống cấp và không đáp ứng yêu cầu thiên tai, cụ thể do các nguyên nhân chính như sau:
- Sự phát triển dân số, đô thị hóa quá nhanh.
- Hệ thống cống thoát nước cũ xuống cấp và không còn phù hợp.
- Không coi trọng hệ thống cống thoát nước ở những khu đô thị mới.
- Quản lý và ý thức công động còn thấp.
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống cống thoát nước tại TP Hồ Chí Minh
- Do điều kiện mặt đất bị bêtông hóa cao, nước không thấm được xuống tầng đất sâu và tầng nước ngầm, vừa gây ngập tầng đất mặt lại vừa làm mất lượng nước bổ sung hằng năm cho nước ngầm, làm mực nước ngầm mỗi ngày một tụt sâu hơn. Thông thường khi mưa một phần nước sẽ thấm xuống đất hoặc chảy vào các chỗ trũng, hồ điều tiết, còn lại theo hệ thống thoát nước ra sông. Tuy nhiên TP HCM do mặt bằng trải bêtông ngày càng lớn nên khả năng thoát thấm xuống đất gần như không còn.
- Do hình thành nhiều con đê bao khép kín, chống ngập đất nông nghiệp thì lại dồn nước về ngập đô thị.
Bảng 3.3: Thống kê tình trạng hư hỏng của HTTN khu vực Gò Vấp- Tân Bình D(mm) 400 500 600 650 700 750 800 850 900 >1000 Số lượng hư
hỏng 8 6 18 0 9 0 5 9 1 1
Tỉ lệ 14% 11% 32% 0% 16% 0% 9% 16% 2% 2%
(Nguồn: Vấn đề ngập úng và thoát nước ở TP.HCM của Hồ Phi Long trường Đại học Bách khoa TP.HCM)
Bảng 3.4: Thống kê mức hư hỏng của HTTN khu vực Gò Vấp- Tân Bình Mức độ hư hỏng 0 0-10% 10-25% 25-50% 50-75% 75-100% 100%
Tỉ lệ 39% 20% 11% 20% 5% 2% 2%
(Nguồn: Vấn đề ngập úng và thoát nước ở TP.HCM của Hồ Phi Long trường Đại học Bách khoa TP.HCM)
Theo số lượng trong bảng 3 và bảng 4 cho thấy có trên 60% trùng hợp hư hỏng của hệ thống cấp thoát nước trong địa bàn quan sát trên 568 mẫu khảo sát. Những trường hợp hư hỏng chủ yếu xảy ra đối với các cống loại nhỏ có đường kính từ 600mm trở xuống.
Vị trí xảy ra hư hỏng của cống trùng hợp với tình trạng ngập úng là 176/212 trùng hợp với tỉ lệ 69%.
Bảng 3.5: Thống kê so sánh quan hệ ngập úng- tình trang hư hại của HTTN khu vực Gò Vấp- Tân Bình
Tình trạng Ngập Không ngập
Hư hỏng 146/ 25,7% 155/ 27,2%
Không hư hỏng 65/11.4% 201/ 35,4%
(Nguồn: Vấn đề ngập úng và thoát nước ở TP.HCM của Hồ Phi Long trường Đại học Bách khoa TP.HCM)
Qua số liệu của bảng 5 cho thấy những nhận xét sau:
- 27,2% vị trí quan sát có phát hiện tình trạng hư hỏng của hệ thống cống nhưng lại không xảy ra ngập. Đó là những vị trí bị hư hỏng nhẹ, chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thoát nước cống
- 11,4% vị trí qquan sát thể hiện tình trạng ngập không liên quan đến tình trạng hư hỏng cống. Ngoài ra có 47/568 trường hợp (8.3%) vị trí quan sát xảy ra ngập nặng mỗi khi có mưa hay bị ngập nhiều lần trong năm, trong đó có 22 trường hợp (3.9%) xảy ra ở những cống có tình trạng hư hỏng nhẹ hoặc không hư hỏng. Điều này nói lên sự quá tải thường xuyên của cống thoát nước do những sai xót kỹ thuật về thiết kế thi công.