Các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của người lao động ngành sản xuất ván dăm trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 24 - 27)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các nghiên cứu trước

2.3.1. Nghiên cứu của Vũ Khắc Đạt (2008) về “Các yếu tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên tại Văn Phòng Khu Vực Miền Nam Vietnam Airlines”.

Vũ Khắc Đạt (2008) đã xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên tại Văn Phòng Khu Vực Miền Nam Vietnam Airlines gồm 6 yếu tố: bản chất công việc, đào tạo – phát triển, đánh giá, đãi ngộ (lương và phúc lợi), môi trường tác nghiệp, lãnh đạo và 5 đặc điểm cá nhân: giới tính, tuổi, học vấn, chức vụ, đi làm thêm. Kết quả nghiên cứu đưa ra có 03 nhân tố: môi trường tác nghiệp, lãnh đạo và bản chất công việc tác động đến lòng trung thành của nhân viên Văn Phòng Khu Vực Miền Nam Vietnam Airlines. Trong đó, môi trường tác nghiệp có tác động mạnh nhất đến lòng trung thành của nhân viên, kế đến là yếu tố lãnh đạo và cuối cùng là yếu tố bản chất công việc. Ngoài ra, cũng có sự khác biệt

xxiv

theo các đặc điểm cá nhân, lòng trung thành của nhân viên giảm dần theo trình độ, chức vụ nhưng tăng dần theo độ tuổi người lao động.

2.3.2. Nghiên cứu của Hà Tấn Lộc (2010) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành đối với cơ quan nơi làm việc của công chức huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh”

Hà Tấn Lộc (2010) đã đưa ra mô hình gồm 9 nhân tố: tính chất công việc, lương thưởng, chế độ phúc lợi, môi trường làm việc, đồng nghiệp, điều kiện thăng tiến, hỗ trợ từ cấp trên, yếu tố gia đình, quyền và nghĩa vụ ảnh hưởng đến sự trung thành đối với cơ quan nơi làm việc của công chức huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu thu được có 03 nhân tố: cấp trên và thăng tiến, đồng nghiệp, quyền và nghĩa vụ ảnh hưởng đến sự trung thành đối với cơ quan nơi làm việc của công chức huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, cấp trên và thăng tiến có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự trung thành của công chức đối với cơ quan, kế đến là thành phần quyền và nghĩa vụ, cuối cùng là nhân tố đồng nghiệp.

Đồng thời, có sự khác biệt về mức độ trung thành của công chức khi có sự khác nhau về độ tuổi, thu nhập và thời gian công tác.

2.3.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên trong tổ chức của Phan Quốc Dũng (2010)

Với mẫu nghiên cứu gồm 435 nhân viên đang làm việc trong các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, Phan Quốc Dũng (2010) đã xây dựng mô hình gồm 7 nhân tố:

thu nhập cao, điều kiện làm việc thuận lợi, sự phù hợp mục tiêu, hỗ trợ từ cấp trên, đồng nghiệp ủng hộ, khen thưởng công bằng, trao quyền ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên trong tổ chức. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, tác giả đã kết hợp các biến quan sát thuộc hai thành phần: hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp ủng hộ thành một nhân tố mới đặt tên là quyết định quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự trung thành của nhân viên trong tổ chức bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi nhân tố quyết định quản lý, kế đến là nhân tố sự phù hợp mục tiêu, điều kiện làm việc thuận lợi, trao quyền, khen thưởng công bằng và cuối cùng là nhân tố thu nhập cao. Ngoài ra, có sự khác biệt về sự trung thành của người lao động khi có sự khác nhau về trình độ, vị trí công tác.

2.3.4. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012): “Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên – trường hợp công ty cổ phần Beton 6”

Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012) đã đưa ra mô hình gồm 6 nhân tố: lương, môi trường làm việc, đồng nghiệp, khen thưởng, phúc lợi, cơ hội đào tạo thăng tiến ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty cổ phần Beton 6. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 04 nhân tố: lương, cơ hội đào tạo thăng tiến, đồng nghiệp và phúc lợi ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên công ty cổ phần Beton 6.

Trong đó, lương có ảnh hưởng mạnh nhất đến lòng trung thành của nhân viên, kế đến là yếu tố đồng nghiệp, cơ hội đào tạo thăng tiến và cuối cùng là nhân tố phúc lợi. Bên cạnh đó cũng có sự khác biệt về mức độ trung thành của nhân viên khi có sự khác nhau về độ tuổi và vị trí công tác.

2.3.5. Nghiên cứu về “Lòng trung thành của nhân viên công ty PNJ” của Nhóm 9, lớp đêm 4 (khóa 20)

Với mẫu nghiên cứu gồm 102 nhân viên đang làm việc ở công ty PNJ tại TP.

Hồ Chí Minh, Nhóm 9, lớp đêm 4 (khóa 20) đã xây dựng mô hình gồm 8 nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên công ty PNJ là: tính chất công việc, thu nhập, chế độ phúc lợi, môi trường làm việc, đồng nghiệp, điều kiện thăng tiến, cấp trên và văn hóa công ty. Kết quả nghiên cứu cho biết có 03 nhân tố: sự thu nhập cao, sự có thể thăng tiến và mối quan hệ với đồng nghiệp tác động đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty PNJ. Trong đó, sự thu nhập cao có tác động mạnh nhất đến lòng trung thành của nhân viên, kế đến là yếu tố mối quan hệ với đồng nghiệp và cuối cùng là yếu tố sự có thể thăng tiến.

Như vậy, điểm qua các nghiên cứu trước có thể thấy sự trung thành của người lao động ở các lĩnh vực khác nhau bị chi phối bởi một vài nhân tố khác nhau, nhưng hầu hết đều bị ảnh hưởng bởi 5 nhân tố chính là: lương, phúc lợi, đồng nghiệp, cơ hội đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc. Do đó, nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của người lao động ngành sản xuất ván dăm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – Trường hợp của công ty cổ phần Thanh Quang”

sẽ kế thừa 5 nhân tố trên và phát triển thêm 6 nhân tố khác, để xây dựng mô

xxvi

hình nghiên cứu cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu là những người lao động đang làm việc trong ngành sản xuất ván dăm tại công ty cổ phần Thanh Quang.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của người lao động ngành sản xuất ván dăm trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w