Kết quả hồi qui

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của người lao động ngành sản xuất ván dăm trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 66 - 69)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.4. Phân tích mô hình hồi qui tuyến tính

4.2.4.3. Kết quả hồi qui

Bảng 4.10: Kết quả hồi qui

Unstandardized Coefficients - Bi

Standardized

Coefficients - Beta t Sig. VIF

Constant .074 .287 .775

F3 .180 .175 2.888 .004 1.346

F4 .327 .285 4.431 .000 1.526

F8 .274 .234 3.722 .000 1.451

F11 .152 .176 3.224 .001 1.095

a. Dependent Variable: STT

Thông qua các kiểm định cần thiết về các vi phạm hồi qui, kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của người lao động ngành sản xuất ván dăm tại công ty cổ phần Thanh Quang được viết lại dưới dạng hàm tuyến tính sau:

STT = 0,74 + 0,180F3 + 0,327F4 + 0,274F8 + 0,152F11 Bảng 4.11: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến STT

lxvi

Nhân tố Giả thuyết Biến STT

Ảnh hưởng Kết quả

F1 H1 Không Bác bỏ

F2 H2 Không Bác bỏ

F3 H3 Có Chấp nhận

F4 H4 Có Chấp nhận

F5 H5 Không Bác bỏ

F6 H6 Không Bác bỏ

F7 H7 Không Bác bỏ

F8 H8 Có Chấp nhận

F9 H9 Không Bác bỏ

F10 H10 Không Bác bỏ

F11 H11 Có Chấp nhận

Như vậy, sự trung thành của người lao động ngành sản xuất ván dăm tại công ty cổ phần Thanh Quang bị tác động bởi 04 yếu tố: (1) cấp trên, (2) tiền lương, (3) tính ổn định trong công việc và (4) cơ hội thăng tiến. Cả 04 biến này đều có tương quan thuận với sự trung thành của người lao động, cho kết quả phù hợp với giả thiết điều chỉnh H3, H4, H8, H11.

(1) Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients)

 Giải thích ý nghĩa hệ số hồi qui: Sử dụng bảng 4.10, với giả định các yếu tố khác không thay đổi, ý nghĩa của các hệ số hồi qui được giải thích như sau:

- Hệ số biến cấp trên (F3) có giá trị là 0,18, nghĩa là: khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của người lao động về sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên thì sự trung thành của người lao động tăng thêm 0,18 điểm.

- Hệ số biến tiền lương (F4) có giá trị là 0,327, nghĩa là: khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của người lao động về tiền lương cao thì sự trung thành của người lao động tăng thêm 0,327 điểm.

- Hệ số biến tính ổn định trong công việc (F8) có giá trị là 0,274, nghĩa là:

khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của người lao động về tính ổn định trong công việc cao thì sự trung thành của người lao động tăng thêm 0,274 điểm.

- Hệ số biến cơ hội thăng tiến (F11) có giá trị là 0,152, nghĩa là: khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của người lao động về cơ hội thăng tiến nhiều thì sự trung thành của người lao động tăng thêm 0,152 điểm.

 Giải thích ý nghĩa tác động đến từng nhân tố: Sử dụng bảng 4.12

- Giải thích ý nghĩa tác động đến nhân tố F3 (cấp trên): khi xây dựng giải pháp, nếu tăng thêm 1 điểm đánh giá của người lao động về sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên thì cần xây dựng các giải pháp đồng bộ theo mức độ đóng góp các tiêu chí đo lường (0,220CT1 + 0,221CT2 + 0,209 CT3 + 0,161CT4 + 0,189CT6) điểm.

- Giải thích ý nghĩa tác động đến nhân tố F4 (tiền lương): khi xây dựng giải pháp, nếu tăng thêm 1 điểm đánh giá của người lao động về tiền lương cao thì cần xây dựng các giải pháp đồng bộ theo mức độ đóng góp các tiêu chí đo lường (0,253TL1 + 0,266TL2 + 0,228TL3 + 0,253TL4) điểm.

Bảng 4.12: Tỷ lệ tác động của từng nhân tố Nhân tố Biến quan sát Hệ số tải Tỷ lệ

F3

CT1 0.787 0.220

CT2 0.792 0.221

CT3 0.749 0.209

CT4 0.576 0.161

CT6 0.676 0.189

Tổng 3.580 1.000

F4

TL1 0.778 0.253

TL2 0.818 0.266

TL3 0.7 0.228

TL4 0.779 0.253

Tổng 3.075 1.000

F8

ODCV1 0.759 0.348

ODCV2 0.734 0.337

ODCV3 0.685 0.315

Tổng 2.178 1.000 F11

DTTT4 0.692 0.493

DTTT5 0.711 0.507

Tổng 1.403 1.000

- Giải thích ý nghĩa tác động đến nhân tố F8 (tính ổn định trong công việc):

khi xây dựng giải pháp, nếu tăng thêm 1 điểm đánh giá của người lao động về tính ổn định trong công việc cao thì cần xây dựng các giải pháp đồng bộ theo mức độ đóng góp các tiêu chí đo lường (0,348ODCV1 + 0,337ODCV2 + 0,315ODCV3) điểm.

lxviii

- Giải thích ý nghĩa tác động đến nhân tố F11 (cơ hội thăng tiến): khi xây dựng giải pháp, nếu tăng thêm 1 điểm đánh giá của người lao động về cơ hội thăng tiến nhiều thì cần xây dựng các giải pháp đồng bộ theo mức độ đóng góp các tiêu chí đo lường (0,493DTTT4 + 0,507DTTT5) điểm.

(2) Hệ số hồi qui chuẩn hóa (Standardized Coefficients)

Việc xác định tầm quan trọng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc dựa vào hệ số hồi qui chuẩn hóa (Standardized Coefficients).

Bảng 4.10 cho thấy hệ số Beta chuẩn hóa của các biến có ý nghĩa F3, F4, F8, F11 lần lượt là 0,175; 0,285; 0,234; 0,176. Các hệ số này được chuyển thành tỉ lệ phần trăm và sắp xếp thứ tự giảm dần dưới dạng bảng sau:

Bảng 4.13: Vị trí quan trọng của các biến độc lập

Biến độc lập Hệ số hồi qui chuẩn hóa Tỷ lệ %

F4 0.285 32.76

F8 0.234 26.90

F11 0.176 20.23

F3 0.175 20.11

Tổng 0.870 100.00

Bảng 4.13 cho thấy: biến F4 (tiền lương) có tầm quan trọng nhất (chiếm tỷ lệ 32,76%) trong sự trung thành của người lao động, kế đến là biến F8 (tính ổn định trong công việc) đóng góp 26,9%, biến F11 (cơ hội thăng tiến) đóng góp 20,23%, cuối cùng là biến F3 (cấp trên) chiếm tỉ lệ thấp nhất 20,11% trong sự trung thành của người lao động.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của người lao động ngành sản xuất ván dăm trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w