Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
(Xem phụ lục 8 trang 99) 4.2.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của 11 thang đo nhân tố
Trong phần đánh giá độ tin cậy của thang đo ở chương 3 cho biết: (a) Một biến có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (Corrected item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 thì xem như biến rác và cần phải loại khỏi mô hình; (b) Hệ số Cronbach’s alpha của tổng thể lớn hơn 0,6 thì thang đo được đánh giá có chất lượng tốt.
Sau khi phân tích độ tin cậy của 11 thang đo nhân tố, số biến quan sát ban đầu là 55 biến, số biến quan sát bị loại khỏi thang đo là 02 biến và số biến quan sát đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA là 53 biến.
Bảng 4.3: Kết quả tổng hợp kiểm định độ tin cậy thang đo nhân tố
lviii
TT Thang đo
Số biến quan sát
Cronbach’s Alpha Trước khi
kiểm định
Sau khi kiểm định
Biến quan sát bị loại khỏi thang đo
1 TL 5 5 0,866
2 PL 5 5 0,842
3 MTLV 10 8 MTLV9, MTLV10 0,899
4 BCCV 6 6 0,889
5 ODCV 3 3 0,842
6 DN 3 3 0,787
7 DTTT 5 5 0,743
8 CSQD 4 4 0,816
9 CT 6 6 0,867
10 KT 5 5 0,824
11 MTXQ 3 3 0,810
Tổng cộng 55 53
Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả.
4.2.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo nhân tố sự trung thành
Kiểm định độ tin cậy 04 biến quan sát (TT1, TT2, TT3, TT4) trong thang đo nhân tố sự trung thành cho thấy: cả 04 biến đều có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh lớn hơn 0,7 và hệ số Cronbach’s alpha của tổng thể là 0,913. Do đó, 04 biến quan sát này sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
(Xem phụ lục 9 trang 105) 4.2.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập
Sau ba lần phân tích nhân tố khám phá EFA của tập hợp 53 biến quan sát được rút gọn thành tập hợp 47 biến quan sát với các kiểm định được đảm bảo:
Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,55.
Hệ số KMO = 0,82 thỏa điều kiện 0,5 < KMO <1.
Kiểm định Bartlet có Sig. = 0,000, thỏa điều kiện Sig. <0,05.
Phương sai cộng dồn bằng 72%, thỏa điều kiện Cumulative variance > 50%.
Hình 4.2: Giải thích số lượng nhân tố bằng đại lượng Eigenvalue
Bảng 4.4 cho thấy, khác với mô hình lý thuyết, phân tích nhân tố nhận diện nhân tố “Đồng nghiệp” không đảm bảo ý nghĩa thống kê nên đã loại khỏi mô hình, nhân tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” được tách ra thành hai nhân tố mới là nhân tố
“Đào tạo” và nhân tố “Cơ hội thăng tiến”, các nhân tố còn lại phù hợp với mô hình ban đầu. Nhân tố F1 được định lượng bằng cách tính điểm trung bình của 8 biến quan sát thuộc nhân tố này. Các nhân tố F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9, F10, F11 cũng được định lượng bằng cách tính điểm trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó.
Bảng 4.4: Kết quả tổng hợp các biến nhân tố sau khi phân tích EFA Ký hiệu
nhân tố Tên nhân tố Số lượng biến
quan sát Ký hiệu biến quan sát
F1 Môi trường làm việc 8 MTLV1, MTLV2, MTLV3,
MTLV4, MTLV5, MTLV6, MTLV7, MTLV8.
F2 Bản chất công việc 6 BCCV1, BCCV2, BCCV3,
BCCCV4, BCCV5, BCCV6.
F3 Cấp trên 5 CT1, CT2, CT3, CT4, CT6.
F4 Tiền lương 4 TL1, TL2, TL3, TL4.
F5 Khen thưởng 4 KT1, KT3, KT4, KT5.
lx 11 nhân tố đầu giải thích
72% sự biến thiên dữ liệu với eigenvalue >1
F6 Chính sách qui định 4 CSQD1, CSQD2, CSQD3, CSQD4.
F7 Phúc lợi 5 PL1, PL2, PL3, PL4, PL5.
F8 Tính ổn định trong công việc
3 ODCV1, ODCV2, ODCV3.
F9 Đào tạo 3 DTTT1, DTTT2, DTTT3.
F10 Môi trường xung quanh 3 MTXQ1, MTXQ2, MTXQ3.
F11 Cơ hội thăng tiến 2 DTTT4, DTTT5
Nguồn: Kết quả phân tích EFA
4.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với 04 biến quan sát của nhân tố sự trung thành như sau:
Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,55.
Hệ số KMO = 0,84 thỏa điều kiện 0,5 < KMO <1.
Kiểm định Bartlet có Sig. = 0,000, thỏa điều kiện Sig. <0,05.
Phương sai cộng dồn bằng 79%, thỏa điều kiện Cumulative variance > 50%.
Vì 4 biến quan sát này (TT1, TT2, TT3, TT4) đều nói về sự trung thành của người lao động với công ty nên được đặt tên là “Sự trung thành”, ký hiệu là STT.