Những giá trị của các công trình mà luận án cần kế thừa và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 30 - 60)

1.2.1. Những giá trị của các công trình nghiên cứu mà luận án cần kế thừa Các công trình trên đã nghiên cứu khá chi tiết và nhiều mặt cả về lý luận và thực tiễn xoay quanh vấn đề nguồn lực con người nói chung và nguồn lực con người Hà Nội nói riêng. Các công trình này đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề, như các chiều cạnh của nguồn lực con người, các yếu tố đánh giá chất lượng nguồn lực con

27

người, các quá trình của sự phát triển nguồn lực con người, và nhất là vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Với nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, bằng những cách thức tiếp cận khác nhau, các tác giả đều đi đến khẳng định rằng, trong mối quan hệ với các nguồn lực khác, nguồn lực con người là quan trọng nhất, giữ vai trò quy định và quyết định đối với sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển đất nước.

Những giá trị cơ bản của các công trình đã nêu trong chương tổng quan mà luận án này được thừa hưởng và có trách nhiệm kế thừa như sau:

Các quan niệm về nguồn lực con người, phát triển nguồn lực con người:

Những tranh cãi và thảo luận trong những thập niên qua đã góp phần xác định các khái niệm và những quan niệm cơ bản, chủ yếu về nguồn lực con người, phát triển nguồn con người; vai trò của nguồn lực con người đối với sự phát triển của các quốc gia, nhất là các quốc gia chậm phát triển và đi sau. Những thành tố chủ yếu của nguồn lực con người có ý nghĩa đặc biệt đối với sự tăng trưởng và phát triển cũng đã được chỉ ra khá rõ, đặc biệt đối với từng trình độ khác nhau của các cộng đồng và các nước khác nhau. Vị thế và tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với giai đoạn các nước, các vùng kinh tế đã vượt qua giai đoạn phát triển ban đầu, đạt tới một trình độ phát triển nhất định, đặc biệt sau khi đã ở mức thu nhập trên 1000 USD đầu người/ năm.

Về mặt lý luận, sự phân biệt giữa khái niệm con người và khái niệm nguồn lực con người cũng có ý nghĩa đáng kể trong việc xác định cách tiếp cận từ triết học và xem xét, đánh giá việc hoạch định chính sách. Ở tầm vĩ mô vấn đề con người và vấn đề nguồn lực con người có thể không tương dung với nhau. Và điều đó rất quan trọng đối với trình độ nghiên cứu của các luận án tiến sỹ. Khi bàn đến nguồn lực con người, các tài liệu cũng đã nói đến các khái niệm có liên quan như vốn con người, vốn xã hội, tiềm năng con người, nguồn lao động. Những phân biệt này rất có ích cho nghiên cứu của luận án.

Về phương diện thực tiễn, nhiều tài liệu đã chỉ ra những ưu tiên và các phương thức quản lý nguồn lực con người ở các nước đã phát triển. Chiến lược phát triển

28

nguồn lực con người ở các quốc gia thành công có nhiều điểm khá giống nhau, tuy vậy không nhiều nước vận dụng được một cách hữu hiệu.

Đặc biệt, nguồn lực con người ở đâu cũng gắn rất chặt với giáo dục, đào tạo.

Chú trọng phát triển nguồn lực con người nghĩa là phải chú trọng giáo dục đào tạo.

Tuy vậy cả về lý luận và cả về thực tiễn, sự tách biệt không đáng có giữa hai lĩnh vực này luôn xảy ra và vẫn còn là nguy cơ đối với công tác quản lý vĩ mô, các tài liệu đều ít nhiều làm lộ ra sự tách biệt này.

Nhiều tài liệu đều đã bàn đến sự phát triển của nguồn lực con người ở Việt Nam trong 30 năm Đổi mới vừa qua. Trong một số khu vực kinh tế - xã hội, sự phát triển nguồn lực con người được chỉ ra đã ở mức phát triển khá cao, có chất lượng và do vậy rất có ý nghĩa. Các số liệu nghiên cứu định lượng trong các trường hợp này được mô tả tương đối kỹ. Tuy nhiên không phải mọi nội dung đều đã thật sự rõ ràng. Nhiều công trình rất không tường minh hay không nhất quán trong gợi ý chính sách. Hơn thế nữa, trong khi đánh giá cao tiềm năng nguồn lực con người của Việt Nam, nhưng khi triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội cụ thể, các chỉ dẫn lý luận thường lại không cung cấp được những gợi ý thật sự có giá trị.

Về nguồn nhân lực ở Thủ đô, các nghiên cứu thực tế, các báo cáo kinh tế - xã hội của các cơ quan có trách nhiệm, đối với nghiên cứu của luận án, thực sự là có ý nghĩa. Tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thủ đô những năm qua đã được phản ánh chi tiết, phong phú. Tuy nhiên nhiều số liệu vẫn chưa tương thích với nhau và bức tranh chung của nguồn lực con người Hà Nội, đối với chúng tôi quả thực vẫn gây ra rất nhiều bối rối không dễ giải quyết. Sự thực thì các tài liệu cho thấy số lượng và chất lượng nguồn lực con người ở Hà Nội hiện nay là rất phong phú, và không đến nỗi yếu. Tuy nhiên tầm nhìn tổng thể về chiến lược, các quy hoạch vĩ mô, các phương án đầu tư thực tế cho khoảng thời gian đến năm 2030, theo chúng tôi là còn vênh nhau giữa lý thuyết và thực tế. Các số liệu thực tế cũng không thống nhất.

Đối với một công trình lý luận về triết học, phải nói rằng sự gắn kết giữa lý luận triết học với các dữ liệu thực tế luôn luôn ở tình trạng không dễ đánh giá, khái quát. Trong quá trình CNH, HĐH Thủ đô, về thực trạng nguồn lực con người Hà

29

Nội, mặc dù đánh giá rất cao cả về chất và lượng, nhưng hầu hết các công trình đều có thể coi là còn ít nhiều thiếu hụt, chưa đáp ứng được nhu cầu khi so sánh với những mục tiêu lớn của sự phát triển kinh tế và văn hóa - xã hội Thủ đô. Các tài liệu nói về chất lượng và cơ cấu lao động Hà Nội đều đánh giá Hà Nội vẫn còn rất nhiều vấn đề so với thủ đô hoặc các trung tâm kinh tế - xã hội các nước. Trong các tài liệu việc so sánh này đương nhiên có ý nghĩa quan trọng, nhưng sự so sánh với nhu cầu là nội dung rất khó khai thác ở các tài liệu. Nguyên nhân của thực trạng đó đã được chỉ ra nói chung là xác đáng, nhưng có nhiều nguyên nhân do nằm trong tổng thể chung nên rất khó tác động để thay đổi một cách căn bản. Nhiều giải pháp đã được đề xuất nhằm phát triển nguồn lực con người ở nước ta nói chung, cũng như giải pháp phát triển nguồn lực con người Hà Nội đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH Thủ đô nói riêng, nhưng theo chúng tôi, việc đề xuất được giải pháp mới chỉ có ý nghĩa lý thuyết, còn phải có rất nhiều khâu phức tạp khác để giải pháp có thể thực thi hữu hiệu trong thực tế.

Với những tài liệu đánh giá chung về văn hóa, con người Thủ đô, chúng tôi cho rằng, những nhìn nhận về chất lượng lao động Hà Nội từ chiều sâu văn hóa là vô cùng có ý nghĩa. Điều này cũng khác biệt đáng kể với việc xem xét nguồn lực con người ở các tỉnh thành khác. Trong tương quan với sự phát triển, nhân tố văn hóa – lịch sử của nguồn nhân lực thủ đô đã gợi mở nhiều phương án đánh giá thực chất nguồn lao động. Với một luận án triết học thì điều này thực sự là có ý nghĩa.

Những giá trị khoa học về mặt lý luận cũng như thực tiễn của các công trình nói trên là kết quả quý giá để chúng tôi kế thừa, phân tích sâu thêm và vận dụng, phát triển trong luận án của mình.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Bên cạnh những giá trị về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu nói trên đã đạt được, thì nguồn lực con người, nhất là nguồn lực con người ở Hà Nội là vấn đề phức tạp cần được nhìn nhận ở chiều cạnh triết học và cần được tiếp tục hệ thống hóa, làm rõ, nhất là nguồn lực con người ở các địa phương trong hệ thống tổng thể nguồn lực con người ở Hà Nội. Với luận án này, những vấn đề về nguồn lực con

30

người Hà Nội, phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô mà luận án sẽ cố gắng làm rõ bao gồm:

Một là, con người Hà Nội với tư cách là nguồn lực của sự phát triển, nguồn lực của sự nghiệp CNH, HĐH được thể hiện như thế nào, cả ở phương diện lý luận và cả trong thực tiễn. Nói cách khác, nghiên cứu nguồn lực con người Hà Nội trong các mối tương quan có tính chất triết học như nguồn lực con người trong thực tế và nhu cầu cần phải có để phát triển, vấn đề đào tạo và khả năng đáp ứng nhu cầu, vấn đề tầm nhìn về nguồn lực con người và những hạn chế của những lợi ích trước mắt, v.v… Nghiên cứu con người Hà Nội nói chung thực ra đã có rất nhiều các công trình, nhưng trên thực tế không có nhiều công trình phản ánh thật rõ nguồn lực con người, phát triển nguồn lực con người Hà Nội đáp ứng được đến đâu nhu cầu phát triển, nhu cầu của các lĩnh vực đảm bảo cho CNH, HĐH. Những dự báo về nhu cầu của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội Hà Nội trên thực tế là không rõ, và cũng không thật tin cậy. Luận án sẽ cố gắng trả lời những vấn đề này. Mặc dù đây là nội dung thuộc loại rất khó. Không chỉ khó vì độ kém rõ ràng ở các tài liệu, mà còn khó vì bản thân công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu lao động, nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của Hà Nội chưa đạt tới trình độ tin cậy.

Hai là, tuy đã có không ít đề tài, công trình nghiên cứu về nguồn lực con người Hà Nội ở những góc độ khác nhau nhưng trong các công trình nghiên cứu đó, sự nghiên cứu về tiềm năng thuộc nguồn lực con người, đặc biệt những tiềm năng chưa được giải phóng còn nhiều hạn chế. Mối quan hệ triết học về tiềm năng và thực tế, khả năng và hiện thực sẽ được luận án vận dụng để phân tích những tiềm năng đáng kể của nguồn lực con người Hà Nội.

Tiềm năng con người, ở mức độ con người nói chung, con người với tính cách là những thực thể sinh học – xã hội thì đã được nói tương đối rõ. Tuy nhiên tiềm năng con người ở phạm vi nguồn lực con người, ở phạm vi nguồn lao động thì hầu hết các tài liệu chỉ nói ở mức độ rất lý thuyết. Thêm vào đó, số lượng thống kê các nguồn lao động tiềm năng, số liệu về các loại chất lượng nguồn nhân lực tiềm năng, hay sự lãng phí các nguồn lao động cụ thể… trong các tài liệu thường đều là các con số ước đoán.

31

Ba là, mặc dù đã có nhiều công trình, bài viết về CNH, HĐH Thủ đô nhưng trong các công trình nghiên cứu, bài viết đó, đặc điểm cơ bản của quá trình CNH, HĐH Thủ đô vẫn chưa được trình bày ở mức đủ rõ ràng. Và vì vậy, dù có nói đến đặc điểm nhưng trên thực tế, đặc điểm cơ bản của quá trình CNH, HĐH Thủ đô vẫn rất khó hình dung. Trong luận án này, chúng tôi sẽ cố gắng đề cập đến vấn đề đó, làm cơ sở cho việc phân tích những đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH đối với việc phát triển nguồn lực con người ở Hà Nội. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào các nguồn tài liệu của các cơ quan có trách nhiệm trong việc quy hoạch sự phát triển nói chung của Thủ đô. Trên thực tế, chiến lược phát triển và quy hoạch có trình bày về trình độ công nghệ hay mức độ hiện đại hóa đều không thật rõ ràng.

Bốn là, nói đến nguồn lực con người Hà Nội các tài liệu đều đề cập đến truyền thống văn hiến ngàn năm và yêu cầu phải chú ý đến nhân tố này trong sự phát triển của Hà Nội theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên giữa đặc điểm văn hóa – lịch sử với sự phát triển nguồn lực con người trong xã hội hiện đại sao cho có sự gắn kết, thể hiện được giá trị truyền thống trong con người ngày nay là đòi hỏi vô cùng khó. Ở tầm vĩ mô, luận án sẽ cố gắng khai thác tư liệu và chú ý nghiên cứu nội dung này.

Bởi trên thực tế, các cấp chính quyền Hà Nội cũng thường không quên đặc thù văn hóa Thủ đô. Nguồn lực con người Hà Nội trong các lĩnh vực kinh tế du lịch, giáo dục, đào tạo, hoạt động văn hóa, thậm chí trong giao tiếp của các cơ quan công quyền trên thực tế đều đòi hỏi có sự chú ý thỏa đáng đến đặc thù văn hóa của vùng văn hóa Hà Nội.

Năm là, nói đến nguồn lực con người Hà Nội trong qúa trình CNH, HĐH bất kể công trình nào cũng không tránh khỏi phải lý giải vấn đề bằng những số liệu chuẩn xác với các nghiên cứu định lượng. Tuy nhiên với các công trình nghiên cứu triết học như luận án này thì việc xử lý các kết quả của nghiên cứu định lượng và các số liệu lại chỉ có ý nghĩa là cơ sở cho sự khái quát, nhận định, đánh giá vấn đề.

Đây là một khó khăn rất lớn mà luận án có trách nhiệm làm rõ. Hiện thời nhiều vấn đề có tính chất vĩ mô về nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người đều đã được các tài liệu đề cập, luận án sẽ cố gắng khai thác ở các nội dung lý luận trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nội. Vấn đề về vị

32

trí, vai trò và ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển của một trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị, đặc biệt ý nghĩa của sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với quá trình hiện đại hóa Thủ đô sẽ là một hướng quan tâm khái quát và phân tích triết học của luận án. Tuy nhiên đây là nội dung rất khó. Một mặt vì tính triết học của vấn đề, nhưng mặt khác còn vì các nguồn số liệu của địa phương đôi khi không cho phép có được những khái quát cần thiết. Luận án sẽ cố gắng xử lý yêu cầu này sao cho không quá lạm dụng các số liệu, các nghiên cứu định lượng hay các kết quả của các báo cáo của các cấp chính quyền.

Nói tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, dựa trên kết quả của các công trình nghiên cứu đã có, luận án sẽ cố gắng tập trung vào một số vấn đề sau:

- Hệ thống hóa những nội dung lý luận về nguồn lực con người trên cơ sở tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước để làm rõ và xác định cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn lực con người ở Hà Nội hiện nay.

Trong đó cần thiết phải xác định rõ hơn thực chất, bản chất và những nội hàm cơ bản của các phạm trù, khái niệm liên quan đến nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người. Phân tích, lý giải để hiểu sâu thêm và khẳng định tầm quan trọng của nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH, HĐH. Với quá trình CNH, HĐH ở Hà Nội, luận án sẽ cố gắng xác định và phân tích những đặc điểm cơ bản của quá trình này trong điều kiện đặc thù của Thủ đô, từ đó xác định những yêu cầu chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự phát triển nguồn lực con người ở Hà Nội hiện nay.

- Dựa vào các tài liệu thống kê, các báo cáo kinh tế - xã hội, các kết quả nghiên cứu định lượng, luận án sẽ chú trọng phân tích thực trạng nguồn lực con người ở Hà Nội với những biểu hiện tương đối phức tạp của hệ thống này. Sự thiếu hụt so với nhu cầu của nguồn lực con người Hà Nội trong thực tế sẽ được nhìn nhận và đánh giá bằng nhiều cứ liệu và hiện tượng. Những gì được gọi là tiềm năng chưa được giải phóng sẽ được xem xét để nhận dạng cho tường minh hơn. Về những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong việc phát triển nguồn lực con người ở Hà Nội hiện nay, chúng tôi sẽ kế thừa các kết quả đã có đến mức

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 30 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)