3.1.1. Điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa và đặc điểm kinh tế - xã hội
Hà Nội có vị trí địa lý tự nhiên và chính trị quan trọng trong lịch sử phát triển của nước ta. Vị trí và địa thế của Hà Nội rất thuận lợi cho việc phát triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học lớn có tầm cỡ trong khu vực. Điều này cũng có nghĩa là khả năng thâm nhập vào toàn cầu hóa và đi sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế của Hà Nội rất thuận lợi. Do vậy, phát triển nguồn lực con người Hà Nội cũng cần có sự tiếp cận theo kiểu chiến lược đón đầu để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển mới, ngày càng cao hơn của Thủ đô *.
Kể từ cuộc dời đô mang tính lịch sử của Lý Thái Tổ từ Hoa Lư ra thành Đại La để “tính kế muôn đời cho con cháu” đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã có lịch sử
* Hà Nội có tổng diện tích 3328,9 km2 (334.470,02 ha), trong đó diện tích đất nông nghiệp là 188.364,71 ha (chiếm khoảng 56,58 %), tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 135.192,81 ha (chiếm khoảng 40,61 %), còn lại đất chưa sử dụng chiếm 2,8 % tổng diện tích [89, tr.10]. Hà Nội có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn. Đây là nguồn tài nguyên quý. Nguồn nước này luôn được bổ sung, chất lượng tương đối tốt và có tầng phủ bảo vệ, chống ô nhiễm. Nguồn nước của Hà Nội tương đối dồi dào, có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển với quy mô lớn. Tài nguyên khoáng sản của Hà Nội rất phong phú và đa dạng. Hà Nội và vùng phụ cận có 500 mỏ và điểm quặng với gần 40 loại khoáng sản đã được phát hiện và đánh giá ở mức độ khác nhau. Trên địa bàn Hà Nội và các khu vực lân cận có khá nhiều loại khoáng sản thuộc 6 nhóm: Khoáng sản cháy cứng (than đá, đolomit), kim loại quý (vàng, quặng sắt Laterit), nguyên liệu hóa học, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng (đá ong), nước khoáng. Trong các loại kể trên, nhiều loại có quy mô dự trữ hoặc có chất lượng có thể đáp ứng một phần đáng kể cho các loại yêu cầu và phát triển Hà Nội. Một vài loại khoáng sản như vàng, chì, kẽm, đồng, antimoan đã được khai thác sử dụng từ lâu, còn phần lớn các loại khoáng sản khác chỉ mới được phát hiện, đánh giá trong vài chục năm gần đây và hầu như chưa được khai thác sử dụng [80, tr.12]. Hà Nội là thành phố có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, bao gồm: hệ sinh thái Lâm nghiệp (gồm Vườn quốc gia Ba Vì, khu bảo tồn Hương Sơn, Chùa Thầy, Vật Lại); hệ sinh thái nông nghiệp chiếm 50% diện tích tự nhiên, là vùng sinh thái quan trọng, chiếm phần lớn diện tích của Hà Nội, với đặc trưng là canh tác nông nghiệp gắn với làng xóm nơi ở của gần 60% dân số nông thôn; hệ sinh thái sông ngòi với các sông lớn như Sông Hồng, Sông Đà, Sông Đuống, Sông Nhuệ, Sông Đáy, Sông Cà Lồ, … và những con sông thoát nước nội thị như Sông Tô Lịch, Sông Sét, Sông Kim Ngưu, Sông Lừ, Cầu Bây.
70
trên một ngàn năm. Trải qua trên một ngàn năm, với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, lớp lớp các thế hệ người Hà Nội đã kế tục và phát huy truyền thống anh hùng, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn kết, tương thân tương ái, bao dung độ lượng trong đối nhân xử thế, đã tạo nên một Thủ đô ngàn năm văn hiến với những chiến công hiển hách lưu danh muôn thủa và một nền văn hóa vừa đa dạng độc đáo, vừa phong phú đặc sắc.
Trong suốt triều dài lịch sử, lịch sử của Thủ đô Hà Nội gắn liền với lịch sử trưởng thành của dân tộc Việt Nam, là một phần của lịch sử Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, lịch sử của Thủ đô Hà Nội chính là một phần thu nhỏ của lịch sử Việt Nam trong hơn mười thế kỷ qua. Lịch sử của Thăng Long - Hà Nội đã ghi nhiều chiến công hiển hách của dân tộc, nhiều cuộc quyết chiến trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc đã diễn ra trên mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Thế kỷ XIII, Thăng Long ba lần “thành không nhà chống”, dồn quân xâm lược Nguyên Mông vào thế bị đói, bị động, để rồi bị quét sạch ra khỏi bờ cõi nước ta.
Đầu thế kỷ XV, quân Minh sang xâm lược nước ta, nghĩa quân Lam Sơn do Lê lợi đứng đầu, trải qua mười năm “nằm gai nếm mật”, vào năm 1427 trên mảnh đất Thăng Long, nghĩa quân Lam Sơn với khí thế và sức mạnh của mình đã buộc binh tướng nhà Minh phải thề ở cổng thành phía Nam thành Đông Quan lúc đó, xin đầu hàng, rút quân về nước. Cũng trên mảnh đất Thăng Long này, vào ngày mồng năm tết Kỷ Dậu 1789, người anh hùng “áo vải cờ đào” Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng với nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn quân xâm lược Mãn Thanh. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, cùng với nhân dân cả nước, người Hà Nội liên tiếp đứng lên chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, theo lệnh Tổng khởi nghĩa, quân và dân Hà Nội tiến hành tổng khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng, mở đầu cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngay sau khi chúng ta giành được chính quyền, thực dân Pháp lại trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, Hà Nội lại là địa phương đi đầu cả nước trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
71
để rồi “chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân Pháp hoàn toàn thất bại, buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ, rút quân về nước. Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội được giải phóng, Đảng và Bác Hồ trở về Thủ đô, Hà Nội vẫn là trái tim của cả nước. Trong thời gian chống Mỹ, cứu nước, Hà Nội luôn là địa phương đi đầu chi viện sức người, sức của cho miền Nam đánh Mỹ. Năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá ác liệt miền Bắc, cùng với quân dân cả nước, Hà Nội quyết liệt đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ. Đặc biệt trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, cùng với quân dân cả nước, Hà Nội đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân lớn nhất của đế quốc Mỹ, làm nên trận
“Điện Biên Phủ trên không” lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân về nước. Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI, Quốc hội đã thống nhất quyết định đặt thủ đô tại Hà Nội, từ đây Hà Nội trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong những năm qua, kinh tế Thủ đô Hà Nội có bước phát triển nhanh chóng, cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại. GDP Hà Nội đứng thứ hai cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 - 2005 là 11,0%, thời kỳ 2006 - 2010 là 10,40%, giai đoạn 2011 - 2014 là 8,81%, cao gấp 1,49 lần cả nước [21]. Bình quân thu nhập đầu người tăng đều qua các năm: Năm 2008, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 1.690 USD/người/năm; Năm 2010, đạt 1.950 USD/người/năm; Năm 2012, đạt 2.255 USD/người/năm [30, tr.74]; Và năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội là 3.660 USD/người/năm [79, tr.32]. Với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế Hà Nội xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế phía Bắc và ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với kinh tế của cả nước.
Về dân số và lao động, theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người [21, tr.30]. Đến năm 2015, dân số Hà Nội là 7.265.000 người, tăng 816.163 người so với năm 2009, bình quân mỗi năm tăng
72
136.027 người [22, tr.31]. Ngoài việc tăng dân số tự nhiên, thì nguyên nhân làm cho dân số Hà Nội tăng cao là hiện tượng di cư từ các địa phương về Hà Nội. Với dân số cao như vậy, Hà Nội là địa phương có lực lượng lao động dồi dào. Theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội, năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động của Hà Nội chiếm trên 60%, với tỷ lệ này, Hà Nội được coi là có cơ cấu “dân số vàng”.
Giáo dục, đào tạo Thủ đô có bước chuyển biến tích cực, toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên, 100% giáo viên đứng lớp đạt chuẩn theo quy định. Đến nay, Hà Nội đã có trên 50% trường đạt chuẩn quốc gia, không còn phòng học tạm, phòng học cấp 4, đã phổ cập xong trung học cơ sở, phổ cập trung học phổ thông đạt 90%. Hà Nội đang đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo; chú trọng xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng tài năng trẻ.
Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho người dân có nhiều tiến bộ, hệ thống y tế cơ sở và mạng lưới y tế dự phòng được củng cố, tăng cường cả về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị, trên 90% số xã, phường của Hà Nội đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 10%. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, đảm bảo mức tăng dân số tự nhiên, từng bước nâng cao chất lượng dân số.
Các vấn đề xã hội được Hà Nội quan tâm giải quyết, nhất là giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách đối với người có công, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội... Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội còn chưa đầy 1%, tỷ lệ thất nghiệp còn dưới 5%, bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho gần 14 ngàn lao động [79, tr.43].
3.1.2. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội
Có thể thấy điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội Hà Nội ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.
73
Hà Nội từ ngàn xưa tới nay là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, thật sự là vùng đất được thiên nhiên ban tặng hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản của nhân sinh quan vũ trụ “thiên thời, điạ lợi, nhân hòa”, thuận lợi cho con người định cư, phát triển.
Những ưu thế về điều kiện tự nhiên, lịch sử truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng, hội tụ, kết tinh và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại của dân tộc, với vẻ đẹp hào hoa, thanh lịch của người Tràng An, tất cả những điều này đã tạo ra thế mạnh cho Hà Nội mà hiếm nơi nào trên đất nước ta có thể sánh được. Đây chính là điều kiện, là môi trường hết sức thuận lợi để đào tạo, rèn luyện con người, và là mảnh đất lý tưởng để hun đúc bồi dưỡng tư chất cho nhiều thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, nơi nuôi dưỡng ươm trồng những mầm non, tài năng trẻ của đất nước.
Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế của Hà Nội chuyển dịch tích cực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực, đồng thời cũng tạo áp lực tốt đối với Hà Nội trong việc đẩy nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành dịch vụ, như tài chính ngân hàng, du lịch, bưu chính viễn thông, vận tải logistics, công nghệ trình độ cao..., đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Giáo dục, đào tạo có bước phát triển mới; hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt; chính sách an sinh xã hội đảm bảo; văn hóa được quan tâm đầu tư phát triển, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Đây chính là điều kiện, tiền đề quan trọng để Hà Nội đẩy mạnh phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô.
Hà Nội có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, nhất là đang trong thời kỳ
“dân số vàng”, với trên 60% dân số trong độ tuổi lao động, cùng với đặc tính con người Hà Nội cần cù, chịu khó, hiếu học, thông minh, sáng tạo, khéo tay..., nếu Hà Nội có kế hoạch, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, phát huy tốt tiềm năng này thì sẽ tạo ra lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
74
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thì yếu tố khách quan cộng với những hạn chế, thiếu sót chủ quan đã dẫn tới những yếu kém, khuyết điểm trong quá trình khai thác, phát huy các tiềm năng tự nhiên, lịch sử truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội.
Một là, các tiềm năng, nguồn lực quý báu của tự nhiên, lịch sử truyền thống văn hóa của Hà Nội rất lớn nhưng thực sự chưa được nhận thức đầy đủ, sâu sắc, do vậy thiếu một chiến lược dài hạn để khai thác, phát huy các tiềm năng, nguồn lực đó, do đó mà tiềm năng về con người cũng chưa được khai thác và phát huy hết.
Hai là, Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với đó có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhất, kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ nhất, do đó trên thực tế những mặt trái của đô thị hóa, những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường cũng tác động mạnh mẽ nhất, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển nguồn lực con người của Hà Nội.
Ba là, Hà Nội là địa phương có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, trong đó theo thống kê lực lượng lao động khu vực nông thôn chiếm 63,4% lực lượng lao động toàn Thành phố nhưng số lao động này chưa qua đào tạo nghề còn nhiều, do đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động được đào tạo trong khu vực nông nghiệp nông thôn, ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Thành phố.
Như vậy, điều kiện tự nhiên, lịch sử truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội có tác động hai chiều đến việc phát triển nguồn lực con người Hà Nội. Do vậy, trong thời gian tới đòi hỏi Thành phố Hà Nội cần có chiến lược khai thác hiệu quả hơn các tiềm năng, lợi thế của mình, đồng thời cần đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, có như vậy mới có thể xây dựng và phát triển được nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.