Quan điểm định hướng phát triển nguồn lực con người Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 115 - 122)

4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động đến việc phát triển nguồn lực con người Hà Nội trong thời gian tới

Phát triển nguồn lực con người Hà Nội trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, chịu sự tác động trực tiếp, khách quan của nhiều nhân tố, cả nhân tố trong nước, quốc tế và cả những nhân tố nội tại của Thủ đô Hà Nội.

4.1.1.1. Những nhân tố trong nước và quốc tế

Thứ nhất, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa là cơ hội thuận lợi để công tác phát triển nguồn lực con người của Hà Nội tiếp cận dần với trình độ, chuẩn mực của khu vực và thế giới, thông qua các hình thức liên kết, trao đổi, hợp tác quốc tế cũng như các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục, đào tạo ở trình độ cao. Đây thực sự là cơ hội lớn để phát triển nhanh đội ngũ lao động có trình độ, chất lượng cao phục vụ cho quá trình CNH, HĐH của Thủ đô.

Thứ hai, cùng với quá trình toàn cầu hóa, việc thành lập cộng đồng ASEAN mà Việt Nam là một thành viên, đã tạo điều kiện cho lao động tự do di chuyển. Lao động Việt Nam, trong đó có lao động của Hà Nội, cũng có cơ hội thử sức, phát triển nghề nghiệp tại những nước tiên tiến trong ASEAN. Đây thực sự là cuộc cạnh tranh lớn về lao động, cũng như về đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên với thực trạng trình độ lao động của Việt Nam nói chung, của Hà Nội nói riêng về kỷ luật lao động, kỹ năng làm việc, ý thức còn hạn chế, do vậy sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với lực lượng lao động có tay nghề và kỷ luật tốt đến từ các nước tiên tiến trong khu vực. Chính điều này cũng sẽ tác động lớn đến việc phát triển nguồn lực con người của Hà Nội trong thời gian tới.

112

Thứ ba, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tất yếu dẫn đến việc chuyển giao công nghệ, trong đó có công nghệ đào tạo và hợp tác đào tạo, tác động đến quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Chính điều này làm cho lao động của Hà Nội có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, chuẩn mực về “nhân lực toàn cầu” khi chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín đặt chi nhánh tại Hà Nội được thực hiện.

Thứ tư, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đã tác động đến nhiều quốc gia, địa phương trên thế giới, làm cho khoảng cách phát triển về kinh tế và tri thức giữa các quốc gia và địa phương trên thế giới có sự khác nhau. Điều này cũng có thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Hà Nội với các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới ngày càng lớn. Do vậy, yêu cầu phát triển nguồn lực con người của Hà Nội trong thời gian tới không chỉ đòi hỏi về số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng ngày càng cao hơn nữa, công tác phát triển nguồn lực con người của Hà Nội đòi hỏi phải không ngừng đổi mới, phát triển để theo kịp trình độ phát triển của khu vực và thế giới, theo kịp với yêu cầu đòi hỏi khi Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TTP).

Thứ năm, theo dự báo, trong những năm tới, nhiều quốc gia trên thế giới sẽ thiếu lao động do tỷ lệ sinh giảm, xu hướng dân số già gia tăng, trong khi ở Việt Nam, trong đó có Hà Nội lại đang trong thời kỳ dân số vàng, do vậy nhu cầu lao động của Hà Nội được đào tạo để đi làm việc ở nước ngoài gia tăng. Chính điều này cũng sẽ tác động đến quá trình đào tạo nhân lực của Hà Nội.

4.1.1.2. Những nhân tố nội tại của Thủ đô Hà Nội

Thứ nhất, Hà Nội là thủ đô nên Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và chính sách riêng, đặc thù để Hà Nội phát triển. Các chủ trương chính sách đã được thể hiện và quy định trong Luật Thủ đô, trong các Nghị quyết của Bộ chính trị và các văn bản khác của Nhà nước. Hơn nữa, Hà Nội có lợi thế lớn là trung tâm văn hóa, khoa học giáo dục lớn nhất của cả nước, là nơi có mật độ các nhà khoa học cao nhất, nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu lớn nhất của cả nước, nơi thu hút nhiều nguồn đầu tư cho giáo dục, đào tạo lớn nhất

113

của cả nước. Đây chính là ưu điểm nổi trội, tạo điều kiện hết sức thuận lợi để Hà Nội phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lực con người.

Thứ hai, theo dự báo trong những năm tới, kinh tế Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, đây sẽ là tiền đề quan trọng để Hà Nội có thể tiếp tục nguồn đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn lực con người cũng như tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động Thành phố. Hà Nội cũng sẽ tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư cho phát triển, bên cạnh nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp, cụm công nghiệp đã có, sẽ xuất hiện thêm nhiều cụm công nghiệp mới hoặc mở rộng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đã có; các làng nghề truyền thống, trang trại…

tiếp tục được đầu tư phát triển, điều này sẽ tạo ra cầu lao động phong phú, việc làm đa dạng, đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động. Cũng theo dự báo, trong những năm tới, cơ cấu kinh tế của Hà Nội tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; trong đó lĩnh vực dịch vụ ưu tiên phát triển các ngành du lịch, tài chính ngân hàng, logistics; lĩnh vực công nghiệp sẽ ưu tiên phát triển những ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông; lĩnh vực nông nghiệp sẽ ưu tiên phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Như vậy cơ cấu đầu tư thiên về các ngành đòi hỏi nhân lực lành nghề, chất lượng cao, được đào tạo bài bản. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến việc đào tạo phát triển nguồn lực con người của Hà Nội.

Thứ ba, Trong vòng 10 năm nữa, theo dự báo, Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì được “cơ cấu dân số vàng”. Do vậy, nếu Hà Nội khai thác và tận dụng tốt “cơ cấu dân số vàng” này, sẽ vừa thúc đẩy kinh tế phát triển vừa tái đầu tư cho chính nhóm dân cư “vàng” và hệ quả phát triển kinh tế có thể được nhân lên hơn nữa. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội lớn mà thời kỳ cơ cấu dân số vàng đem lại, thì thách thức của cơ cấu dân số này cũng không nhỏ khi lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ chuyên môn hạn chế, tác phong lao động thiếu chuyên nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội và tăng áp lực an sinh xã hội khi thời kỳ cơ cấu dân số vàng qua đi đến thời kỳ cơ cấu dân số già.

114

Thứ tư, sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội đóng vai trò là động lực, thúc đẩy toàn vùng phát triển, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực của Hà Nội. Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nguồn lực con người không chỉ cho riêng Hà Nội mà còn cho cả vùng đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Bắc và của cả nước. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hóa trong vùng diễn ra nhanh chóng sẽ xuất hiện việc di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, từ các tỉnh về Hà Nội. Đây là xu thế tất yếu. Song xu thế này cũng tạo áp lực lớn đối với Hà Nội khi phải giải quyết công ăn việc làm cho số lao động di cư cùng với đó là giải quyết các vấn đề xã hội khác phát sinh.

Thứ năm, qua 5 năm thực hiện chương trình 04-Ctr/TU về “phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giai đoạn 2011 - 2015”, Thành ủy Hà Nội đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, nhận thức của các cấp, các ngành về nhiệm vụ phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn lực con người, xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch đã có chuyển biến tích cực. Đây là nhân tố hết sức quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội trong thời gian tới. Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa các nguồn lực cho nhiệm vụ phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn lực con người, xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch; tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, huy động và khai thác các nguồn lực xã hội cho việc phát triển nguồn lực con người phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

4.1.2. Những quan điểm định hướng cơ bản phát triển nguồn lực con người Hà Nội trong thời gian tới

4.1.2.1. Phát triển nguồn nhân lực cần được coi là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu, quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô

Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định: “đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Kinh tế tiếp tục tăng

115

trưởng, cơ cấu chuyển dịch theo đúng hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao (...). Văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc; quan hệ đối ngoại được mở rộng, nâng cao vị thế và uy tín của Thủ đô. Phát huy vai trò đầu tàu, trung tâm phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước” [79, tr.80,81]. Để đạt được mục tiêu đó, Hà Nội phải coi việc phát triển nguồn lực con người là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

Tính chất quyết định của nguồn lực con người đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở chỗ, nguồn lực con người đóng vai trò, vị trí trung tâm trong khai thác, sử dụng các nguồn lực khác. Tất nhiên, chất lượng nguồn lực con người cao sẽ là điều kiện quyết định việc khai thác hợp lý các nguồn lực, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tiếp thu tốt và làm chủ được khoa học công nghệ..., do đó mà thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Do vậy, quán triệt quan điểm nguồn lực con người là yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi thành phố Hà Nội phải quan tâm chăm lo phát triển con người một cách toàn diện từ thể lực, trí lực đến những phẩm chất đạo đức, năng lực xã hội. Hà Nội phải coi phát triển nguồn lực con người là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu, và có mặt phải đi trước một bước so với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Thành ủy Hà Nội đã xác định: “Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế” [79, tr.103].

4.1.2.2. Phát triển nguồn lực con người Hà Nội một cách toàn diện, đặc biệt là coi trọng nâng cao chất lượng nguồn lực con người

Đây là yêu cầu, định hướng rất cơ bản cần phải được quán triệt trong việc phát triển nguồn lực con người Hà Nội. Điều này được hiểu là, phát triển nguồn lực con

116

người cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Có như vậy mới đảm bảo sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, các lĩnh vực, và mục tiêu đề ra.

Hà Nội là địa phương có lực lượng lao động dồi dào, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Thủ đô. Vì vậy, trong thời gian tới, Hà Nội đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng, trong đó, cần chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực về khoa học công nghệ, nhân lực lãnh đạo, quản lý, đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, bởi đội ngũ này là đầu tầu, trụ cột đi tiên phong trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

Cùng với việc tăng nhanh số lượng nguồn lực con người, Hà Nội cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người. Trong thời gian qua, chất lượng nguồn lực con người Hà Nội đã được nâng lên rõ rệt cả về thể lực, trí lực và các phẩm chất, năng lực xã hội cần thiết, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Do vậy, trong thời gian tới, Hà Nội cần phải nâng cao chất lượng nguồn lực con người ở cả ba phương diện: thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức, năng lực xã hội. Nâng cao thể lực là cơ sở cho phát triển trí lực và phẩm chất đạo đức, năng lực xã hội, bao gồm tăng chiều cao, cân nặng, tăng sức khỏe, tăng khả năng làm việc. Nâng cao trí lực là yếu tố quan trọng nhất, bao gồm:

nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực xã hội để có được những con người có đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật, kỹ năng lao động nghề nghiệp tốt, nói khái quát là có phẩm chất nhân cách tốt đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH Thủ đô và đất nước.

Ngoài ra, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô cũng đòi hỏi cần phải có một cơ cấu nguồn lực con người hợp lý để phát triển. Thực tế, thời gian qua việc phát triển triển nguồn lực con người Hà Nội còn bất hợp lý về cơ cấu, nhất là cơ cấu về trình độ đào tạo, ngành nghề. Do vậy, trong thời gian tới, việc phát triển nguồn lực con người của Hà Nội phải quan tâm tới việc điều chỉnh cơ cấu thật hợp lý, tránh tình trạng thừa “thầy”, thiếu “thợ”, gây lãng phí nguồn lực xã hội, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

117

4.1.2.3. Phát triển nguồn lực con người bằng nhiều giải pháp, trong đó cần chú trọng các giải pháp có tính chất cơ bản, là thế mạnh của Hà Nội

Sự nghiệp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tiễn kinh nghiệm cho thấy, có nhiều con đường giải pháp khác nhau để phát triển nguồn nhân lực, mỗi một quốc gia, mỗi một địa phương có điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khác nhau nên sự lựa chọn các giải pháp cũng khác nhau phù hợp với quốc gia, địa phương mình. Hà Nội với vị thế là thủ đô, “trái tim” của cả nước, là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nước, nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại của dân tộc, do đó, việc lựa chọn các giải pháp phát triển nguồn lực con người cần dựa trên những thế mạnh vốn có của Hà Nội, chú ý các giải pháp có tính chất cơ bản, nền tảng để nâng cao chất lượng nguồn lực con người.

Hà Nội có lợi thế là nơi đóng chân của nhiều cơ quan nghiên cứu của Trung ương, nhiều học viện, trường đại học, cao đẳng; nơi tập trung đông đảo đội ngũ trí thức, nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu của nhiều lĩnh vực, do vậy, Hà Nội cần chú trọng giải pháp nhằm khai thác, phát huy thế mạnh này để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố, đồng thời cần xây dựng cơ chế, chính sách thật sự hiệu quả để trọng dụng, thu hút nhân tài.

Nếu không tạo dựng được cơ chế, chính sách thật sự hiệu quả để trọng dụng, thu hút nhân tài, thì sẽ là một hạn chế rất lớn trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của Thành phố, cũng có nghĩa là Hà Nội sẽ đánh mất đi lợi thế rất lớn của mình.

Chất lượng nguồn lực con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, giáo dục, đào tạo đóng vai trò quan trọng hàng đầu, do đó, trong thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục nhất quán quan điểm coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhất là phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới nội dung, chương trình, đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại. Đặc biệt, Hà Nội cần ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục có chất lượng cao và

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 115 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)