Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn lực con người Hà Nội đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 122 - 147)

4.2.1. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển nguồn lực con người

Công tác quy hoạch, sắp xếp nguồn lực con người đóng vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, là bước đi cần thiết trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, mà trong đó nội dung phát triển nguồn nhân lực đã được xác định, Thành phố Hà Nội đã xây dựng được quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020. Có thể nói đây là lần đầu tiên thành phố Hà Nội đã xây dựng được quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Quy hoạch này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Thành phố từ khi thành phố cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở đó đã đánh giá các thành tựu đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, đồng thời đưa các dự báo về cung - cầu lao động trong các ngành, các lĩnh vực đến năm 2020, đây được coi là bản quy hoạch có tính khả thi cao.

Tuy nhiên, điều đáng nói là trong quy hoạch này vẫn chưa đề cập rõ ràng, cụ thể về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, những dự báo về cung - cầu lao động chưa được điều tra, khảo sát đầy đủ, sát với thực tiễn, vì thế khi dựa vào những dự báo đó để xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chưa thật sự khoa học, do đó khi triển khai thực hiện quy hoạch kết quả đạt được chưa thật sự như mong muốn. Do vậy, trong thời gian tới, Hà Nội cần đẩy mạnh công tác rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực theo hướng: Thứ nhất,

119

điều tra, khảo sát đầy đủ để đánh giá xem nguồn nhân lực của Thành phố đang thừa, thiếu ở những ngành nào, lĩnh vực nào; nhân lực nào thừa, nhân lực nào thiếu, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, kể cả đào tạo lại, bổ sung và phân bố lại nguồn nhân lực, tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, nơi thừa “thầy”, nơi thiếu “thợ” như đã diễn ra trên địa bàn Thành phố, gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Thứ hai, có kế hoạch đột phá vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó chú trọng: xây dựng, bồi dưỡng, trọng dụng đội ngũ trí thức; bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, có uy tín đối với nhân dân; quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ, các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực; chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trình độ cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp; tập trung chú trọng phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo hướng hiện đại, chất lượng cao, có chính sách động viên, khuyến khích các tổ chức, các tập thể và cá nhân, các doanh nghiệp tham gia đầu tư, đào tạo dạy nghề, nhất là dạy nghề cho thanh niên. Thứ ba, dựa trên các dự báo về nhu cầu nhân lực cho từng ngành từng lĩnh vực trong từng năm, từng giai đoạn, do đó trong quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của thành phố, nhất thiết phải xây dựng và đề ra được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhân lực cho từng ngành, từng lĩnh vực, sau đó thành phố cần “đặt hàng” với các cơ sở đào tạo để đào tạo, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến chất lượng đào tạo.

Cùng với việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, Hà Nội cần đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, bởi điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Quy hoạch tốt nhưng khâu triển khai thực hiện không tốt thì không thể thu được kết quả tốt. Để triển khai thực hiện tốt quy hoạch, trước tiên cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Đây phải được coi là khâu đầu tiên của việc triển khai thực hiện quy hoạch. Thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của Thành phố thời gian qua chưa đạt được kết quả như mong muốn, có phần hạn chế từ công tác tuyên truyền, phổ biến quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chưa tốt. Hà Nội cần triển khai tốt việc tuyên truyền, phổ biến quy

120

hoạch phát triển nguồn nhân lực, để các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân của Thành phố đều nhận thấy được trách nhiệm của mình trong việc phát triển nguồn nhân lực, khi đó công tác phát triển nguồn nhân lực của thành phố sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

Hiện nay, có nhiều nước trên thế giới đã thành lập Bộ phát triển nhân lực, nên chăng Hà Nội cần thành lập Ban chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực. Trong Ban này nhất thiết phải có sự tham gia của lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố, đại diện các sở, ban ngành có liên quan, các khu công nghiệp, các trường đại học có uy tín trong đào tạo và các doanh nghiệp lớn. Khi thành lập cũng cần xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động rõ ràng, cụ thể để tránh chồng chéo trong việc tổ chức thực hiện.

Để triển khai tốt việc thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, Hà Nội cũng cần phải tạo ra được môi trường xã hội thuận lợi, khuyến khích người lao động học tập để nâng cao trình độ. Khi người lao động tự giác và tích cực học tập để nâng cao trình độ của mình, đó là cách triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tốt nhất và hiệu quả nhất.

4.2.2. Tận dụng khai thác, phát huy tiềm năng của các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn trong việc đào tạo, phát triển nguồn lực con người của Thành phố

Như đã phân tích Hà Nội có tiềm năng và lợi thế về đào tạo nguồn lực con người, bởi Hà Nội là nơi tập trung nhiều học viện, trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, nhiều nhà khoa học, nhà giáo, trí thức tiêu biểu trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân, cho nên việc tận dụng khai thác, phát huy tiềm năng của các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn trong việc đào tạo nguồn nhân lực của Thành phố chưa thật sự hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân lớn đó là, Hà Nội chưa xây dựng và xác lập được những cơ chế và chính sách phù hợp đối với các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trong việc đào tạo nguồn lực con người của Thủ đô, vì thế, vấn đề đào tạo, phát triển nguồn lực con người của Thành phố vẫn chưa “thấm” vào các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu. Và về phía các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng cũng còn thiếu thực tế, chưa thật

121

sự chủ động đề xuất xây dựng chương trình đào tạo nguồn lực con người cho Thủ đô. Tại cuộc gặp với lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đã phát biểu:

"Toàn bộ nguồn lực, chất xám các viện, trường chưa được lãnh đạo trường quan tâm, chủ động tung ra thị trường mà còn đang bị "giấu" khiến người quản lý chưa biết hết tiềm năng các viện, các trường" [2]. Do vậy có thể nói, chiến lược phát triển nguồn lực con người của Thành phố với tiềm năng đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu thật sự vẫn chưa "gặp" được nhau.

Chính vì vậy, nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn lực con người trong thời gian tới đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với thành phố Hà Nội là cần xây dựng những cơ chế và chính sách phù hợp để tận dụng khai thác, phát huy tiềm năng chất xám của các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trong việc đào tạo nguồn lực con người cho Thủ đô. Việc xây dựng cơ chế, chính sách đó cần theo hướng sau:

Thứ nhất, cần có sự thống nhất cao về nhận thức vai trò, tiềm năng to lớn của đội ngũ trí thức trong các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu đối với phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo phát triển nguồn lực con người của Thủ đô. Hà Nội nên coi đội ngũ trí thức này như là “nguồn lực đặc biệt của mình” và giao nhiệm vụ cho cán bộ các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu như cán bộ của Thủ đô. Nhận thức này cần được quán triệt sâu rộng vào việc xây dựng cơ chế, chính sách khai thác, phát huy tiềm năng chất xám của các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trong việc đào tạo nguồn lực con người của Thủ đô.

Thứ hai, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu tham gia sâu rộng vào các hoạt động, sự kiện văn hóa - xã hội, kinh tế, khoa học công nghệ, hội nhập,…của Thành phố, coi việc đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đào tạo phát triển nguồn lực con người của Thủ đô là một bổn phận, một trọng trách hàng đầu của mình.

Để tận dụng khai thác, phát huy tiềm năng chất xám của các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trong việc đào tạo nguồn lực con người của Thủ đô, cùng với việc xây dựng cơ chế, chính sách, Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp sau:

122

Một là, trên cơ sở quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của Thành phố, các sở, ban ngành, các cơ quan quận, huyện, phường, xã và các doanh nghiệp của Thành phố cần có kế hoạch cụ thể về phát triển nguồn nhân lực, trong đó làm rõ nhu cầu số lượng, chất lượng của từng vị trí công việc để đặt hàng các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu thiết kế, điều chỉnh một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đơn đặt hàng của Hà Nội. Việc Thành phố mang đơn “đặt hàng”

đến các trường, giữ các trường như giữ làng nghề của Thành phố để mỗi trường mỗi thế mạnh, cùng nhau đào tạo nguồn lực con người cho Thành phố. Không chỉ đặt hàng về số lượng mà cần đặc biệt quan tâm đặt hàng về chất lượng, về năng lực thực tiễn của nguồn lực này.

Hai là, thực tế cho thấy, thời gian qua cũng đã có sự liên kết hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực, giữa các sở, ban ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Thành phố với các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, sự hợp tác này còn mang nặng tính chất ngoại giao, chưa thực sự hiệu quả, chưa có sự hợp tác gắn với trách nhiệm. Do vậy, trong thời gian tới cần củng cố liên kết, xây dựng cơ chế hợp tác thật chặt chẽ giữa các sở, ban ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Thành phố với các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trong việc đào tạo mới cũng như bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực; đồng thời cần xây dựng website/cổng thông tin điện tử để các bên tìm hiểu nhanh chóng, chính xác khả năng, nhu cầu hợp tác với nhau trong việc đào tạo nhân lực.

Ba là, nhiều ý kiến cho rằng, trong khi các địa phương khác như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam đều "trải thảm đỏ" với nhiều chính sách hỗ trợ và xây dựng các trường đại học, cao đẳng, thì Hà Nội lại chưa có chính sách rõ ràng để hỗ trợ phát triển các trường đại học, cao đẳng. Qua 30 năm đổi mới, Hà Nội có nhiều khách sạn, nhà hàng nhưng nhìn lại trên địa bàn Thành phố, chưa xây dựng được trường đại học nào mới, to đẹp, đàng hoàng, chưa vượt qua được những trường đại học xây dựng từ thế kỷ trước như đại học Bách Khoa, đại học Nông nghiệp (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Do vậy, Hà Nội cần nhanh chóng hoàn thành quy hoạch tổng thể địa bàn đứng chân của các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên

123

cứu, tạo nên các đô thị đại học gắn liền với các khu công nghiệp, khu chế xuất, tức là các tổ hợp khoa học - công nghệ - doanh nghiệp hiện đại. Đồng thời, Hà Nội nên hỗ trợ để các trường đại học, viện nghiên cứu xây dựng các khu “công viên” khoa học, vườn ươm công nghệ. Đây là nơi thuận lợi để hình thành, nuôi dưỡng và triển khai các ý tưởng khoa học - công nghệ mới, sản phẩm mới có hàm lượng khoa học cao, nhờ đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực con người của Thủ đô.

4.2.3. Đổi mới và thực hiện quyết liệt chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài

Với vị thế của Thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung đông nhất các cơ quan khoa học lớn, nhiều trường đại học lớn, cùng với đó là sự hội tụ của đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học, trí thức ở hầu khắp các lĩnh vực, trong đó cán bộ khoa học có trình độ cao chiếm đến gần 90% của cả nước. Đây thực sự là tiềm năng vô cùng to lớn của Hà Nội, là thế mạnh nổi trội của Hà Nội so với các địa phương khác. Do vậy, để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, Hà Nội cần đặc biệt quan tâm tới chính sách trọng dụng, thu hút nguồn nhân lực đặc biệt này. Nếu Hà Nội có cơ chế, chính sách trọng dụng, thu hút có hiệu quả nguồn lực đặc biệt này, sẽ tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho Hà Nội trên tất cả các lĩnh vực, nhất là phát triển kinh tế, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

Trong những năm qua, Hà Nội đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài. Năm 2009, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành quyết định số 91/2009/QĐ-UBND về thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố, trong đó có chính sách quy định việc thu hút và sử dụng các đối tượng là sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, sinh viên thủ khoa, thạc sỹ, tiến sỹ, người có thành tích được công nhận trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể thao, y học. Năm 2013, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng và phát triển Thủ đô. Theo đó, những thủ khoa tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo đại học ngành, chuyên ngành mà Thành phố đang có nhu cầu, các tiến sĩ có công trình, đề án khoa học và chuyên ngành đào tạo đáp ứng các chương trình phát

124

triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II, giáo viên, giảng viên có thành tích huấn luyện học sinh, sinh viên đạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi, sinh viên xuất sắc, thi tay nghề cấp quốc gia, khu vực, quốc tế; huấn luyện viên có thành tích huấn luyện vận động viên đoạt giải; vận động viên, văn nghệ sỹ đoạt huy chương vàng, giải nhất tại các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia, các chuyên gia giỏi, nhà khoa học đầu ngành, nghệ nhân, người được trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước,...sẽ được tiếp nhận hoặc xét đặc cách tuyển dụng không qua thi tuyển, được hỗ trợ đãi ngộ một lần bằng hai mươi lần mức lương tối thiểu tại thời điểm được tuyển dụng. Sau hai năm công tác, những người này sẽ được ưu tiên cử đi đào tạo bậc sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài, được hỗ trợ ba mươi lần mức lương tối thiểu khi làm luận văn thạc sỹ, được hỗ trợ bằng tám mươi lần mức lương tối thiểu khi làm luận án tiến sỹ, được hỗ trợ phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, nghiên cứu, được trả thù lao theo hợp đồng thỏa thuận trên cơ sở số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc...

Thực tiễn cho thấy, chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài, nhất là thu hút tài năng trẻ về làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hà Nội những năm qua thực sự hiệu quả chưa cao. Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2003 đến nay, Hà Nội đã tuyên dương trên 1.100 thủ khoa xuất sắc nhưng cũng chỉ có hơn 100 thủ khoa về công tác tại các cơ quan của Hà Nội [30, tr.360]. Tính bình quân, số người được tuyển mới đạt xấp xỉ 10% so với số lượng thủ khoa xuất sắc được Thành phố tuyên dương. Mặt khác, số người được thu hút, tuyển dụng mới thường tập trung ở khối văn hóa, thể thao, trong khi đó những ngành, lĩnh vực trọng điểm như khoa học, công nghệ, quy hoạch, kiến trúc, giao thông đô thị, di sản văn hóa, công nghệ thông tin đang rất cần những người có trình độ chuyên môn cao thì Thành phố lại chưa thu hút được.

Có nhiều nguyên nhân khiến việc trọng dụng, thu hút nhân tài về làm việc tại Hà Nội gặp khó khăn. Một số sở, ban ngành của Thành phố còn lúng túng, bị động trong sử dụng và định hướng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân tài. Bên cạnh đó là tư tưởng hẹp hòi, định kiến của một số cán bộ lãnh đạo vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương thu hút và trọng dụng nhân tài của Thành phố, đúng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 122 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)