3.2.1. Thực trạng số lượng và cơ cấu nguồn lực con người Hà Nội
Trong những năm đổi mới, nhất là những năm gần đây, khi Hà Nội được mở rộng, cùng với nhân dân cả nước thực hiện CNH, HĐH, dân số và nguồn lực con người Hà Nội có những biến đổi nhanh chóng cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.
75 3.2.1.1. Về số lượng nguồn lực con người
Số lượng nguồn lực con người phản ánh qua quy mô của dân số lực lượng lao động và tốc độ gia tăng dân số trong một thời kỳ nhất định. Trong những năm qua, do tác động của yếu tố sinh đẻ tự nhiên, di dân và đặc biệt là tác động của CNH, HĐH cùng với đô thị hóa và sự phát triển, tăng trưởng kinh tế cao... làm cho dân số và cơ cấu dân số của Hà Nội có sự biến đổi nhanh chóng. Hiện nay, Hà Nội là địa phương đứng thứ hai cả nước vì quy mô dân số và quy mô lực lượng lao động.
Theo số liệu thống kê, tính đến nay, dân số toàn Thành phố là 7265,6 nghìn người, tăng 1,9% so với năm 2013, chủ yếu là tăng cơ học, trong đó nam là 3562,2 nghìn người chiếm 49,02%, nữ là 3703,4 nghìn người chiếm 50,98%; dân số thành thị là 3573,7 nghìn người chiếm 49,18% tỉ số dân của Hà Nội và tăng 18,2% so với năm 2013 (năm 2013 dân số thành thị của Hà Nội là 3024,6 nghìn người), dân số nông thôn là 3691,9 nghìn người chiếm 50,82%, giảm 10,0% so với năm 2013 (năm 2013 dân số nông thôn Hà Nội là 4103,7 nghìn người). Như vậy trong 7 năm qua, tính từ năm 2008, dân số thành thị của Hà Nội tăng lên hơn 1 triệu người (năm 2008 dân số thành thị của Hà Nội là 2566,7 nghìn người) [22, tr.31]. Điều này phản ánh tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra khá nhanh.
Phân bố dân cư của Hà Nội không đều. Mật độ dân số của Hà Nội hiện nay là 2.202 người/km2 (cả nước là 276 người/km2); Trong đó, quận Đống Đa có mật độ dân số cao nhất của Hà Nội: 40.934 người/km2 và huyện Ba Vì có mật độ dân số thấp nhất của Hà Nội với 640 người/km2 [22, tr.27]. Như vậy dân cư tập trung chủ yếu ở các quận nội thành và các huyện ngoại thành có tốc độ đô thị hóa nhanh. Tại vùng nông thôn biến động chủ yếu là do luồng di dân đi kiếm sống tại đô thị hoặc học tập. Xu hướng dịch cư từ các tỉnh quanh Hà Nội, đặc biệt từ vùng đồng bằng Sông Hồng chiếm 70% lượng dịch cư và đa số chọn vùng ven đô để sinh sống và đi làm tại vùng nội đô. Điều này gây không ít áp lực cho Hà Nội trong việc giải bài toán nhập cư.
Theo số liệu thống kê, số người trong độ tuổi lao động hiện nay của Hà Nội là 4,95 triệu người, trong đó trên 3 triệu người ở độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế tại các điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp; có khoảng
76
75% lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế. Lực lượng lao động khu vực thành thị của Hà Nội chiếm 36,6%, khu vực nông thôn chiếm 63,4%. Con số này cho thấy, cơ cấu lao động chưa phù hợp với quá trình phát triển, chưa phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH Thủ đô, nguyên nhân có thể do quá trình hợp nhất và mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, bao gồm 4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và tỉnh Hà Tây cũ, đây là những địa phương có tỷ trọng lao động làm việc ở nông thôn cao.
3.2.1.2. Về cơ cấu nguồn lực con người
Cơ cấu nguồn lực con người phản ánh qua cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động theo ngành, cơ cấu độ tuổi trong lực lượng lao động, cơ cấu lao động đã qua đào tạo,...
Cơ cấu lao động theo ngành. Theo số liệu thống kê, những năm gần đây, cơ cấu dân cư và lao động ở Hà Nội đã có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng tăng lên, lao động trong ngành nông nghiệp giảm. Nếu như năm 2008, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 39,3% lao động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng là 27,8%, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 32,9%; năm 2010, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 43,7%, trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 33,9%, trong lĩnh vực nông nghiệp là 22,4%;
thì tỷ trọng này năm 2014 là: dịch vụ 44,8%, công nghiệp và xây dựng 34,1%, nông nghiệp 21,1%. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 đã có dấu hiệu tích cực khi tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm mạnh, từ 32,9% năm 2008 xuống 21,1% năm 2014 (giảm 11,8%), tỷ lệ lao động công nghiệp và xây dựng năm 2008 là 27,8% tăng lên 34,1% năm 2014 (tăng 6,3%), còn tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 39,3% năm 2008 lên 44,8% năm 2014 (tăng 5,5%) [22, tr.53,54]. Điều này phản ánh tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ lớn nhất, tiếp đến là trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, và cuối cùng là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lao động thấp nhất (21,1%) nhưng vẫn là cao so với vị thế của Hà Nội là Thủ đô và là đô thị công nghiệp lớn vào bậc nhất của cả nước. Chính vì vậy, Hà Nội cần phải chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa về cơ cấu lao động theo ngành, điều này cũng có nghĩa là đòi hỏi chất lượng nguồn lực con người của Hà Nội ngày càng cao, có
77
như vậy Hà Nội cùng với thành phố Hồ Chí Minh mới có thể là địa phương dẫn đầu và về đích trước cả nước trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Cơ cấu độ tuổi của lực lượng lao động. Số liệu thống kê cho thấy, lực lượng lao động của Hà Nội đa số là trẻ, cụ thể là năm 2014, nhóm 0 - 14 tuổi chiếm 22,14%; nhóm từ 15 - 60 tuổi chiếm 65,26%, và nhóm trên 60 tuổi chiếm 12,6%
[22, tr.57].
Nguồn: Niên giám thống kê, Cục thống kê Hà Nội 2014
Như vậy, dân số Hà Nội đang trong thời kỳ “dân số vàng”, với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, chiếm trên 60%. Nhìn tổng thể, dân số Hà Nội có quy mô rất lớn và đang phát triển theo xu hướng giảm tỷ lệ trẻ em, tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lực lượng lao động trẻ chiếm đa số. Với quy mô và cơ cấu dân số như trên, cho thấy Hà Nội đang “sở hữu” tiềm năng to lớn về nguồn lực con người. Nếu tiềm năng to lớn này được bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý có hiệu quả sẽ là nguồn nội lực mạnh mẽ thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH Thủ đô. Nhưng, ngược lại nếu không có chiến lược đào tạo tốt, không biết khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lao động dồi dào này thì đây cũng sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển, làm chậm quá trình CNH, HĐH, thậm chí là CNH, HĐH không đạt được mục tiêu như mong muốn. Do đó, lực lượng lao động đông vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức trong quá trình phát triển của Hà Nội hiện nay.
22,14%
65,26%
12,60%
Hình: Tỷ Trọng giữa các nhóm tuổi trong dân số Hà Nội năm 2014
Nhóm từ 0 - 14 tuổi Nhóm từ 15 - 60 tuổi Nhóm trên 60 tuổi
78
Cơ cấu lao động qua đào tạo. Cơ cấu lao động qua đào tạo của Hà Nội trong những năm gần đây đã có sự cải thiện đáng kể. Số liệu thống kê cho thấy, nếu như năm 2009 chỉ có 31,1% lao động của Hà Nội đã qua đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên thì đến năm 2014 con số này đã tăng lên 49,72% (tăng 18,62%). Tuy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên, tức là chất lượng nguồn lực con người của Hà Nội được nâng lên, nhưng so với yêu cầu vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH, HĐH. Tuy lao động qua đào tạo tăng lên nhưng lại mất cân đối nghiêm trọng. Năm 2014 trong tổng số 49,72%
dân số trong độ tuổi lao động được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, thì có tới 22,55% cú trỡnh độ đại học trở lờn, tức là gần bằng ẵ số người đó qua đào tạo. Đõy cũng là một thuận lợi của Hà Nội để tiếp tục giữ vững vai trò là đầu não về văn hóa, chính trị, trung tâm lớn của cả nước về khoa học kỹ thuật và kinh tế. Tuy nhiên, chỉ có 11,41% dân số trên 15 tuổi được đào tạo sơ cấp nghề, 3,91% được đào tạo trung cấp nghề, 7,26 tốt nghiệp trung học chuyên môn và 0,80% tốt nghiệp cao đẳng nghề thì điều này cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng trong hoạt động dạy nghề và đào tạo nghề. Như vậy, cơ cấu lao động đã qua đào tạo của Hà Nội là: 3 - 1,17 - 1,26 (3 đại học, 1,17 trung học chuyên nghiệp; 1,26 công nhân kỹ thuật). Tỷ lệ này ở các nước công nghiệp là 1 - 4 - 20 (1 đại học, 4 trung học chuyên nghiệp, 20 công nhân kỹ thuật) và ở các nước trong khu vực là 1 - 4 - 10, đây được cho là cơ cấu khá hợp lý. Rõ ràng với cơ cấu lao động qua đào tạo của Hà Nội như trên là mất cân đối nghiêm trọng. Điều đáng lưu ý ở đây là, sự mất cân đối này chẳng những chưa được khắc phục mà còn có xu hướng ngày càng gia tăng do tâm lý của người dân nói chung vẫn muốn cho con em mình học đại học hơn là học nghề. Trong khi đó cơ chế chính sách đầu tư cho dạy nghề còn bất cập, hệ thống đào tạo, dạy nghề của Hà Nội chưa thực sự phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính điều này nói lên rằng, nguồn lao động được đào tạo của Hà Nội vừa “thừa” vừa “thiếu”, thừa “thầy”, thiếu “thợ”, thiếu đội ngũ công nhân trực tiếp lao động sản xuất, gây lãng phí nguồn lực xã hội, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô. Do vậy, Hà Nội cần tăng nhanh quy mô đào tạo, nhất là đào tạo dạy nghề, đây phải được coi là giải pháp hàng đầu, cấp bách để tạo ra nguồn lao động
79
có số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH Thủ đô, xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.
3.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn lực con người Hà Nội
Chất lượng nguồn lực con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của nguồn lực con người, nó bao gồm nhiều yếu tố như: sức khỏe, mức sống, tuổi thọ, trình độ học vấn, trình độ giáo dục đào tạo về văn hóa và chuyên môn nghề nghiệp, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động, khả năng thích ứng, đạo đức, tâm lý, tâm tư tình cảm, lối sống, nếp sống...
Về thể lực, từ khoảng hơn hai thập niên gần đây, tầm vóc và thể lực của con người Việt Nam nói chung, con người Hà Nội nói riêng đã được cải thiện đáng kể.
Theo kết quả điều tra năm 2012 của Đại học Y Hà Nội, ở độ tuổi từ 20 - 24, nam giới ở Hà Nội có chiều cao trung bình là 166,97 cm và dao động trong khoảng trên dưới 5,69 cm, nữ giới ở Hà Nội có chiều cao155,53 cm và dao động trung bình trong mức 4,75 cm. Chỉ số chiều cao này của nam giới ở Hà Nội vẫn thấp hơn khoảng 2 - 3 cm so với chiều cao của nam giới Trung Quốc những năm 1990 [89, tr.30]. Tuổi thọ trung bình hiện nay của người Hà Nội là 73,8 tuổi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của Hà Nội, theo kết quả điều tra năm 2009 là 12,6%, năm 2014 là 9,7%, tỷ lệ này tuy có giảm nhưng vẫn còn cao. Tầm vóc, thể lực, sức bền, cân nặng của người Việt Nam nói chung, của Thành phố Hà Nội nói riêng so với nhiều nước trong khu vực vẫn còn hạn chế. “Người lao động của Thủ đô không những thấp, bé, nhẹ cân mà còn yếu về sức mạnh cơ bắp, sức dẻo dai và sức bền so với người lao động của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới” [89, tr.31].
Theo kết quả điều tra của cục Thống kê Hà Nội, năm 2015 thu nhập bình quân đầu người chung toàn Thành phố là 3437,5 nghìn đồng/tháng, trong đó khu vực Thành thị là 4849,5 nghìn đồng/người/tháng, khu vực nông thôn là 2383,6 nghìn đồng/người/tháng [22], như vậy có sự chênh lệch khá lớn về thu nhập giữa khu vực Thành thị và khu vực nông thôn ở Hà Nội. Với mức thu nhập bình quân đầu người như hiện nay, Hà Nội đứng thứ ba của cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Tỷ lệ hộ nghèo, năm 2015 của Hà Nội là 0,98%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 3,43%. Tỷ lệ này tuy có giảm so với các năm trước (năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của
80
Hà Nội là 2,43%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 4,10%; năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội là 1,45%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 3, 65%) [22], tuy có giảm nhưng chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo vẫn còn cao, khả năng dễ bị tổn thương cao, chỉ cần nâng mức chuẩn nghèo lên theo mức của thu nhập bình quân chung thì một bộ phận những hộ gia đình này sẽ dễ dàng trở thành hộ nghèo, và như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhìn chung với mức thu nhập bình quân đầu người cao, hệ thống chăm sóc, bảo vệ sức khỏe khá tốt, hệ thống y tế dày đặc (nhiều bệnh viện lớn của trung ương đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội), Hà Nội có điều kiện cải thiện, nâng cao chất lượng dân số, nâng cao thể lực người lao động. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy một thực tế rằng, điều kiện lao động trong nhiều cơ sở sản xuất, nhiều làng nghề của Hà Nội còn kém, thậm chí có nơi còn rất khắc nghiệt; môi trường sống, môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng; thực phẩm bẩn, dùng nhiều hóa chất, thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn vào bữa ăn hàng ngày của người dân, các yếu tố nguy hiểm và độc hại vượt quá ngưỡng cho phép nhiều lần; các con sông trên địa bàn Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét, sông Nhuệ, sông Đáy…
đều bị ô nhiễm nặng, dường như đã trở thành những con sông “chết”, dẫn đến nguồn nước nhiều nơi của Hà Nội bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân, xuất hiện “làng ung thư” với tỷ lệ người mắc bệnh cao; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các bệnh liên quan đến môi trường sống có chiều hướng gia tăng, nhất là ở các làng nghề, khu vực kinh tế tư nhân, khu công nghiệp… Tất cả những điều này cho thấy, chất lượng dân số cũng như thể lực, sức khỏe, điều kiện lao động, môi trường sống của người dân Hà Nội không được đảm bảo, cần sớm phải được khắc phục, cải thiện căn bản, bởi sức khỏe của con người là quan trọng nhất. Không thể chấp nhận sự phát triển mà lại làm tổn hại đến sức khỏe con người.
Về trí lực, chất lượng nguồn lực con người được phản ánh chủ yếu qua trí tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà tri thức đã trở thành nhân tố hàng đầu của sản xuất, vượt lên trên các nhân tố sản xuất cổ truyền, tức là trí tuệ hóa lao động. Trình độ trí tuệ
81
biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi, thích ứng, kỹ năng lao động…
của người lao động thông qua các chỉ số: trình độ và chất lượng đào tạo; kỹ năng, kỹ xảo lao động của người lao động; trình độ tổ chức quản lý quá trình lao động, sản xuất kinh doanh; năng suất lao động, hiệu quả lao động…
Hà Nội là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, nhiều viện nghiên cứu chuyên ngành. Chính vì vậy trình độ dân trí, trình độ học vấn, văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân cư Hà Nội thuộc loại cao nhất cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2014, lớp học cao nhất đã qua bình quân của một người dân Hà Nội là 10,5 (bình quân của cả nước là 8,9), ngay cả khu vực nông thôn Hà Nội trình độ văn hóa cũng khá cao, lớp học cao nhất bình quân đã qua của một người vùng nông thôn Hà Nội là 9,6. Dân số từ 15 tuổi trở lên của Hà Nội biết đọc, biết viết là 97,85%, và không biết đọc, biết viết là 2,09%. Con số này cho thấy về tổng thể, mặt bằng giáo dục phổ thông của Hà Nội cao hơn so với cả nước, (93,3% dân số cả nước trên 15 tuổi biết chữ). Nếu xét trên khu vực thành thị, nông thôn thì tỷ lệ biết chữ ở Hà Nội, ở cả hai khu vực đều cao hơn cả nước. Ở Hà Nội, dân số trên 15 tuổi khu vực thành thị biết chữ chiếm tỷ lệ 99,18% (toàn quốc là 97%) và ở nông thôn là 96,88% (toàn quốc là 93%).
Trong thành phần nguồn lực con người cho quá trình CNH, HĐH, đội ngũ cán bộ công chức hành chính của Hà Nội là bộ phận rất quan trọng, chịu trách nhiệm vận hành bộ máy quản lý nhà nước của Thủ đô về mọi mặt. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của Hà Nội trong những năm qua đã được củng cố và nâng lên một bước, song so với yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong thời kỳ CNH, HĐH cũng còn nhiều vấn đề đặt ra. Theo số liệu thống kê, tổng số cán bộ, công chức hiện nay của Thành phố Hà Nội là 112.428 người; trong đó, tiến sỹ là 298 người, thạc sỹ là 3.484 người, đại học là 41.806 người và cao đẳng là 23.220 người” [30, tr.358].
Như vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Hà Nội tuy đã được nâng lên, song còn thấp so với yêu cầu. Số cán bộ, công chức có trình độ trên đại học chỉ chiếm 3,36%, còn tới trên 30% số cán bộ công chức Hà Nội có trình độ trung học