Chế định quyền con người trong Hiến pháp

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam (LV thạc sĩ) (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜITRONG HIẾN PHÁP

1.2. Chế định quyền con người trong Hiến pháp

Trong các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền con người như: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và pháp luật thì pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu, bởi vì: pháp luật là phương tiện chính thức hóa giá trị xã hội của quyền con người; là công cụ sắc bén của nhà nước trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người; pháp luật tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bảo đảm bằng pháp luật là một trong những đặc trưng quan trọng nhất để các quyền con người được thực hiện. Khi trở thành quyền pháp định, quyền con người là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội phục tùng, được quyền lực nhà nước bảo vệ. Quyền con người khi được pháp luật ghi nhận sẽ trở thành độc lập với bất kỳ uy quyền nào. Tư tưởng về quyền con người phải được bảo đảm bằng pháp luật ra đời rất sớm. Ngay từ

25

đầu thế kỷ VI-TCN, một nhà thông thái người Hy Lạp đã quan niệm: ta giải phóng tất cả mọi người bằng pháp luật. Sau khi cách mạng tư sản thành công, tư tưởng quyền con người phải được bảo đảm bằng pháp luật thể hiện rõ nét ở các tuyên ngôn và Hiến pháp sau cách mạng tư sản. Hiện nay, ở mọi quốc gia trên thế giới, với các mục đích và hình thức khác nhau, Hiến pháp các nước đều có chế định về quyền con người.

Hiến pháp - được định nghĩa là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân. Ngay trong định nghĩa về Hiến pháp đã thể hiện mối quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người. Mặc nhiên thừa nhận rằng, quyền con người được quy định cụ thể trong Hiến pháp.

Chế định quyền con người trong Hiến pháp là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các quyền con người.Chế định quyền con người trong Hiến pháp được ghi nhận theo những cách thức khác nhau và được điều chỉnh ở phạm vi khác nhau tùy thuộc vào sự xác định của mỗi quốc gia.

1.2.1. Cách thức xác định quyền con người trong Hiến pháp

Cách thức xác định quyền con người trong Hiến pháp là hình thức pháp điển hóa quyền con người vào Hiến pháp. Tại mỗi quốc gia đều có những cách thức hiến định quyền con người khác nhau, nhưng tựu chung lại, có ba cách thức chủ yếu. Đó là:

- Thứ nhất, quyền con người được quy định thành chương, điều trong nội dung Hiến pháp: Tức là nó được đề cập trực tiếp thành các điều trong một chương riêng hoặc nằm rải rác trong một số chương của Hiến pháp. Trong trường hợp được quy định trong một chương riêng, chế định quyền con người sẽ có vị trí là một chương trong Hiến pháp. Ví dụ: Chương I Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978, Chương II Hiến pháp Thuỵ Điển năm 1974, Chương III Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, Chương IV Hiến pháp Singapore năm 1963. Chương

26

này thường có tên là “quyền con người” hay “quyền con người, quyền công dân” hoặc “quyền công dân”, “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Đây là cách thức hiến định quyền con người phổ biến nhất hiện nay, được áp dụng bởi đa số các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng với cách thức này, vị trí của chế định quyền con người cũng được xác định rõ trong Hiến pháp. Thông thường, về mặt cấu trúc của các bản Hiến pháp hiện đại gồm có Lời nói đầu và ba phần lớn, đó là: (i) Các nguyên tắc cơ bản; (ii) Quyền con người, quyền công dân hoặc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và (iii) Bộ máy nhà nước. Trong ba phần này, chế định về quyền con người, quyền công dân thường được đặt ở vị trí trang trọng ngay sau chế định về các nguyên tắc nền tảng của Hiến pháp.

- Thứ hai, chế định quyền con người được quy định một văn bản riêng và được thừa nhận như một bộ phận của Hiến pháp: Điều này có nghĩa là chế định quyền con người tách hẳn với Hiến pháp, không nằm trong cấu trúc của Hiến pháp mà nằm ở một văn bản riêng, có mối liên hệ với Hiến pháp khi được thừa nhận như một bộ phận của Hiến pháp. Đây là cách thức hiến định quyền con người một cách gián tiếp và thường được áp dụng trong các nhà nước tư bản phát triển. Ví dụ như Tuyên ngôn nhân quyền năm 1689 và Bộ luật về quyền năm 2008 được coi là hai văn bản nguồn của Hiến pháp nước Anh. Hay Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của Pháp. Trong Lời mở đầu của Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1958 quy định: “ Nhân dân Pháp trung thành với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789”. Điều đó có nghĩa là bản Tuyên ngôn dù được ban hành trước Hiến pháp nhưng nó vẫn được thừa nhận như là một nội dung của Hiến pháp.

- Thứ ba, chế định quyền con người được xác định như là những điều bổ sung của Hiến pháp:Theo cách thức hiến định này, chế định quyền con người không được quy định trực tiếp trong nội dung của Hiến pháp cũng như không nằm trong một văn bản riêng mà có hình thức như những điều bổ sung của Hiến pháp. Đây là cách thức pháp điển hóa quyền con người ít gặp nhất mà điển hình

27

là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ ban đầu không có quy định trực tiếp nào về quyền con người nhưng sau đó đã được bổ sung 10 tu chính án quy định về các quyền cơ bản mà sau này được gọi là Bộ luật về các quyền của Mỹ.

Tóm lại, dù được hiến định theo cách thức nào thì chế định quyền con người, quyền công dân vẫn là chế định quan trọng trong Hiến pháp của các quốc gia. Sự tiến bộ trong các quy định về quyền con người trong pháp luật của một quốc gia phản ánh mức độ dân chủ của quốc gia đó.

1.2.2. Phạm vi điều chỉnh chế định quyền con người trong Hiến pháp Tùy từng cách ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp mà phạm vi điều chỉnh quyền con người trong Hiến pháp ở các nước khác nhau cũng có sự khác nhau. Có thể chia thành hai loại: Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh quyền con người hẹp và Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh quyền con người rộng.

- Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh hẹp: Thường chứa đựng rất ít các quy định về quyền con người hoặc chỉ hạn chế trong phạm vi các quyền cơ bản của con người, không có những điều khoản về các quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, xã hội.

- Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rộng: Ghi nhận các quyền tự do cơ bản của con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội. Hiến pháp loại này ghi nhận nhiều quyền tiến bộ do nhân loại đấu tranh và giành được.

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam (LV thạc sĩ) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)