Giải pháp hoàn thiện chế định quyền con người trong Hiến pháp năm 2013

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam (LV thạc sĩ) (Trang 98 - 111)

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH QUYỀN

3.2. Giải pháp hoàn thiện chế định quyền con người trong Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp tiến bộ nhất của nước ta tính đến thời điểm hiện tại. Về cơ bản, Hiến pháp năm 2013 đã khắc phục được nhiều tồn tại, bất cập trong chế định về quyền con người trong Hiến pháp năm 1992, các quyền con người được quy định trong Hiến pháp rõ ràng hơn, đầy đủ hơn, mang nhiều ưu điểm mà các bản Hiến pháp trước không có được. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, Hiến pháp năm 2013 vẫn còn một số hạn chế nhất định, cần phải sửa đổi, cụ thể:

3.2.1. Bổ sung một số quyền con người cơ bản vào Hiến pháp năm 2013 Việt Nam là thành viên của hai công ước, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) và nhiều công ước quốc tế khác liên quan đến vấn đề quyền con người. Vì vậy, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đầy đủnhững chuẩn mực nhân quyền quốc tế tối thiểu được ghi nhận trong những công ước này mà việc đầu tiên là phải đưa vào Hiến pháp. Mặc dù vậy, Hiến pháp năm 2013 vẫn thiếu vắng một số quyền và tự do quan trọng được nhấn mạnh trong các công ước trên, cần phải bổ sung, cụ thể như:

- Quyền không bị bắt làm nô lệ và nô dịch.Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 4 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, trong đó nêu rằng "Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm". Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cụ thể hóa quy định trong Điều 4 trên, trong đó nêu rõ:

Không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.

Không ai bị bắt làm nô dịch. Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc

95

cưỡng bức. Nội dung Điều 8 đã bao trùm tất cả các tình huống mà một người có thể bị buộc phải phụ thuộc vào người khác, kể cả trong những bối cảnh như mại dâm, buôn bán ma túy hoặc trong một số dạng lạm dụng tâm lý. Liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức, khoản 3 Điều 8 đã liệt kê một số trường hợp ngoại lệ.

- Quyền được giữ quan điểm riêng mà không bị can thiệp. Quyền này đầu tiên được ghi nhận trong Điều 19 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người.

Theo Điều này, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp. Nội dung này sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Theo đó, mọi người có quyền giữ quan điểm riêng của mình mà không bị ai can thiệp. Nội dung Điều 19 sau đó còn được Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn làm rõ thêm trong Bình luận chung số 10 thông qua tại phiên họp lần thứ 19 năm 1983. Theo văn kiện này, quyền được giữ quan điểm riêng mà không bị can thiệp nêu ơ khoản 1 Điều 19 là quyền tuyệt đối, không được hạn chế hay tước bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình huống khẩn cấp của quốc gia (đoạn 1).

- Quyền tự do tư tưởng. Quyền này trước hết được ghi nhận trong Điều 18 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, cụ thể "mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, niềm tin, tín ngưỡng và tôn giáo...". Điều này đã được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Quyền tự do tư tưởng bao gồm quyền tự do suy nghĩ về tất cả các vấn đề và trong mọi hoàn cảnh, quyền này không bị hạn chế hay tước bỏ.

- Quyền của người khuyết tật: Trên bình diện quốc tế, một văn kiện quan trọng về quyền của người khuyết tật đó là Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Công ước đã xác lập một cách chi tiết các quyền của người khuyết tật và yêu cầu các quốc gia thành viên phải thừa nhận, thực thi những biện pháp thích hợp để bảo đảm thực hiện các quyền đó như quyền được hưởng mức sống thích đáng và được bảo trợ xã hội; quyền được hỗ trợ để phục hồi chức năng;

96

quyền được hòa nhập và hỗ trợ để hòa nhập vào cộng đồng; quyền được hỗ trợ trong việc đi lại. Công ước đồng thời cũng xác lập những quy tắc cho việc thực hiện các quyền đó, bao gồm các nguyên tắc chỉ đạo cơ bản: (i) Tôn trọng nhân phẩm, quyền tự chủ và sự độc lập của cá nhân; (ii) Không phân biệt đối xử; (iii) Tham gia và hòa nhập trọn vẹn và hữu hiệu vào xã hội; (iv) Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận người khuyết tật là bộ phận của nhân loại có tính đa dạng; (v) Bình đẳng về cơ hội; (vi) Dễ tiếp cận; (vii) Bình đẳng giữa nam và nữ; (viii) Tôn trọng khả năng phát triển của trẻ em khuyết tật và tôn trọng quyền của trẻ em khuyết tật được giữ gìn bản sắc của mình. Trên phương diện quốc gia, nhà nước ta đã ban hành Luật Người khuyết tật năm 2010 và ngày 28 tháng 11 năm 2014 đã phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 chưa có quy định về quyền của người khuyết tật. Cùng với một số quyền của nhóm người yếu thế khác, quyền của người khuyết tật cần thiết phải được bổ sung vào Hiến pháp năm 2013.

- Các quyền khác: Quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng (Điều 11 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị);

quyền được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật ở mọi nơi (Điều 16 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị); quyền đình công (khoản 1 Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội); quyền thành lập, gia nhập công đoàn (Điều 22 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội).

Để bảo đảm quyền con người được ghi nhận một cách đầy đủ trong Hiến pháp, tạo tiền đề pháp lý để bảm đảm thực thi. Hiến pháp năm 2013 cần bổ sung một số quyền con người quan trọng này.

3.2.2. Sửa đổi, bổ sung một số điều chưa phù hợp trong Hiến pháp năm 2013 Mở rộng phạm vi chủ thể quyền: Một trong những điểm tiến bộ của Hiến pháp năm 2013 là đã chuyển đổi đại từ nhân xưng để phân biệt giữa quyền con người và quyền công dân. Khi nói đến quyền con người, Hiến pháp năm 2013 sử dụng đại từ nhân xưng “mọi người”. Điều này thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong

97

tư duy lập pháp, tiếp cận gần hơn với pháp luật quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên, một số quyền con người đã được thế giới công nhân như: Quyền tự do đi lại, cư trú (Điều 23); tự do biểu đạt, lập hội, hội họp, biểu tình (Điều 25); quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); quyền học tập (Điều 39);… nhưng ở Hiến pháp năm 2013 vẫn chỉ ghi nhận đó là những quyền công dân. Việc giới hạn chủ thể quyền chỉ là công dân với những quyền này là không phù hợp với luật nhân quyền quốc tế và có thể coi là sự phân biệt đối xử với người nước ngoài sinh sống hợp pháp ở Việt Nam. Ví dụ, đối với quyền tự do đi lại, cư trú. Quyền tự do đi lại, cư trú có ý nghĩa quan trọng vì nó tạo tiền đề để một cá nhân hưởng thụ các quyền dân sự, chính trị cũng như các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 13 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, trong đó nêu rằng: “Mọi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Mọi người đều có quyền rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình cũng như có quyền trở về nước mình”. Điều này được tái khẳng định trong Điều 12 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966: “Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó”. Như vậy, việc chỉ quy định công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú rõ ràng không phù hợp với các văn kiện quốc tế về quyền con người. Tương tự, khi quy định về các quyền tự do biểu đạt, lập hội, hội họp, biểu tình, quyền học tập, các Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đều sử dụng đại từ nhân xưng "mọi người" để chỉ chủ thể quyền, hoặc sử dụng cách diễn đạt để hàm ý rằng những quyền này không chỉ áp dụng với công dân ở một quốc gia.

Hiến pháp năm 2013 cần sửa đổi về chủ thể quyền ở những quyền này cho phù hợp với pháp luật quốc tế.

Sửa đổi quy định về giới hạn quyền:Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn

98

xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Quy định như vậy gây ra cách hiểu rằng tất cả các quyền con người đều có thể bị hạn chế. Đây là điều không phù hợp với luật nhân quyền quốc tế. Bởi theo quan điểm của luật nhân quyền quốc tế, các quyền tuyệt đối như quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay nhục hình; quyền không bị bắt làm nô lệ, nô dịch; quyền được suy đoán vô tội; quyền tự do tư tưởng là những quyền không thể bị giới hạn trong bất cứ trường hợp nào.

Cũng theo khoản 2 Điều 14, tất cả các quyền đều có thể bị hạn chế bởi các lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, theo luật nhân quyền quốc tế, các lý do này được sử dụng trong việc giới hạn các quyền khác nhau, trong đó lý do quốc phòng, an ninh quốc gia không được viện dẫn cho tất cả các quyền. Như vậy, với quy định ở khoản 2 Điều 14, những lý do về quốc phòng, an ninh quốc gia có nguy cơ bị lạm dụng để giới hạn các quyền con người. Đây cũng là điều không phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.

Khoản 4 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác". Vì khoản 2 Điều 14 đã quy định về khả năng các quyền có thể bị hạn chế và giới hạn, đồng thời các khoản 2,3 Điều 15 đã đề cập đến "nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác" và "trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội" nên quy định trong khoản 4 Điều 15 như trên thực sự không cần thiết, đặc biệt là khi các khái niệm "lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, lợi ích hợp pháp của người khác" quá rộng và mơ hồ, tiềm ẩn nguy cơ quy định này bị lạm dụng và lợi dụng để vi phạm các quyền hiến định.

Về quyền sống theo quy định tại Điều 19 Hiến pháp năm 2013: Việc quy định mọi người có quyền sống. Tính mạng của con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật đã làm rõ vấn đề rằng ghi nhận quyền sống không đồng nghĩa với việc sẽ xoá bỏ hình phạt tử hình. Quan điểm

99

này trên thực tế không mâu thuẫn với luật nhân quyền quốc tế. Mặc dù vậy, luật nhân quyền quốc tế nêu rõ một giới hạn đó là, ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xoá bỏ thì chỉ được phép áp dụng hình phạt này với những tội ác nghiêm trọng nhất (khoản 2 Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị). Vì vậy, Hiến pháp năm 2013 nên bổ sung thêm câu "Cho đến khi chưa được xoá bỏ, hình phạt tử hình chỉ được áp dụng với những tội phạm nghiêm trọng nhất" sau câu "Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật". Sửa đổi như vậy sẽ giúp Điều 19 Hiến pháp năm 2013 phù hợp hơn với luật nhân quyền quốc tế, đồng thời tránh được một nguy cơ là quy định không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật có thể được giải thích theo hướng nhấn mạnh rằng, ngoài việc Toà án tuyên án tử hình, còn có những khả năng khác cho phép các cơ quan nhà nước tước đoạt tính mạng của con người một cách hợp pháp. Cách hiểu như vậy có thể dẫn tới việc cho phép các cơ quan thực thi pháp luật lạm dụng vũ khí sát thương trong quá trình truy bắt tội phạm [19].

Khoản 3 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường". Đặt trong bối cảnh nội dung Điều 32 về quyền sở hữu tư nhân về tài sản. Quy định này có ý nghĩa tích cực vì nó làm rõ những điều kiện và hoàn cảnh nhà nước có thể can thiệp vào quyền sở hữu tư nhân về tài sản. Tuy nhiên, cần bổ sung quy định nêu rằng việc trưng mua, trưng dụng và bồi thường tài sản do luật định để ngăn ngừa hành động tùy tiện của các cơ quan nhà nước trong những việc này.

Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi". Quy định này giúp củng cố sự bảo vệ hiến định với quyền của người lao động. Tuy nhiên, cần bổ sung cụm từ "thỏa đáng theo luật định" vào sau cụm từ "được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi" để quy định này có ý nghĩa rõ ràng hơn.

100

Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định trẻ em "được tham gia vào các vấn đề về trẻ em". Quy định này đã củng cố thêm sự bảo vệ hiến định với các quyền của trẻ em tương thích với nội dung của Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền của trẻ em năm 1989 (CRC), trong đó nhấn mạnh trẻ em có bốn nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia. Nội dung của Điều 12 Công ước này thừa nhận trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng của mình về các vấn đề liên quan tới trẻ, trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong hoạt động tố tụng, đồng thời yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có khả năng và cơ hội hình thành và nói lên những ý kiến, quan điểm của mình cũng như phải tôn trọng những quan điểm, ý kiến của trẻ em một cách thích đáng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ. Liên quan đến nội dung này, Ủy ban Quyền trẻ em, trong Bình luận chung số 7 thông qua tại phiên họp lần thứ 34 năm 2005 nhấn mạnh rằng, kể cả những trẻ em ở độ tuổi còn nhỏ cũng có quyền được bày tỏ và tôn trọng ý kiến, quan điểm một cách thích đáng (đoạn 14). Và để rõ ràng và phù hợp hơn với Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em, diễn đạt tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 nên sửa lại thành

"được tham gia ý kiến vào các vấn đề về trẻ em" [19].

Về quyền của thanh niên: Khoản 2 Điều 37 quy định "Thanh niên được nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện để học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc". Quy định này vừa nói đến quyền (được tạo điều kiện...) vừa nói đến nghĩa vụ hay trách nhiệm (đi đầu trong...) của thanh niên. Ở đây, trong khi thanh niên có vai trò quan trọng không thể phủ nhận với sự phát triển của xã hội và dân tộc thì việc đưa quy định này vào Hiến pháp tỏ ra không cần thiết và không phù hợp, bởi những lý do sau: Một là, hiến định quyền của thanh niên không phải là nghĩa vụ theo luật nhân quyền quốc tế. Cho đến nay, chưa có bất cứ điều ước quốc tế nào về quyền của thanh niên, kể cả quy định một điều khoản riêng về quyền của thanh niên. Các văn bản đề cập đến vấn đề này, nếu có chỉ là các tuyên bố,

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam (LV thạc sĩ) (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)