Chế định quyền con người trong Hiến pháp của một số quốc gia

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam (LV thạc sĩ) (Trang 36 - 48)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜITRONG HIẾN PHÁP

1.4. Chế định quyền con người trong Hiến pháp của một số quốc gia

Các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong pháp luật quốc gia thường là các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR, 1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội vàvăn hóa (ICESCR, 1966) và các văn kiện quốc tế khác về quyền con người. Trong đó, các quyền con người được Hiến pháp nhiều quốc gia ghi nhận nhất là: quyền sống (47%); quyền tự do đi lại (67%); quyền tự do biểu đạt (83%); quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng (80%); quyền tự do hội họp

33

(76%); quyền tự do lập hội (76%); quyền tự do báo chí (50%); tự do tư tưởng, ý kiến, quan điểm (73%); Quyền bảo vệ đời tư (61%), quyền sở hữu tài sản (66%);

Cấm hồi tố (62%); Không bị trừng phạt khi luật chưa quy định là tội phạm (60%); Quyền không bị tước tự do một cách tùy tiện (59%); Quyền được yêu cầu xem xét lại việc bắt giữ mình (57%); Quyền được xét xử công khai (47%);

Cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (43%) [18].

Có thể thấy, Hiến pháp của các quốc gia đều có những quy định về vấn đề quyền con người, tuy nhiên mức độ ghi nhận là khác nhau.

1.4.1. Chế định quyền con người trong Hiến pháp Hoa Kỳ

Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của thế giới được soạn thảo ngày 19 tháng 9 năm 1787 dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa ba nhánh lập pháp (Nghị viên), hành pháp (Tổng thống), tư pháp (Tòa án) do Montesquieu đề xướng. Thủ tướng Anh Willian Ewart Gladstone (1809-1898) đã miêu tả bản Hiến pháp này là “Tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của conn người”.

Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu Hiến pháp Hoa Kỳ đã có những quy định trực tiếp về quyền con người bởi theo các nhà soạn thảo Hiến pháp, trong tâm trí của họ, luôn cho rằng, toàn văn kiện đó đã hàm chứa một đạo luật về quyền con người, vì nó hạn chế một cách nghiêm ngặt quyền hạn của chính phủ.

Đây là một thiếu sót lớn vì theo Thomas Jefferson - đại sứ của Hoa Kỳ tại Pháp thời đó giải thích rằng “việc liệt kê các quyền này là điều mà người dân có quyền đòi hỏi bất cứ một chính phủ nào trên thế giới” và hầu hết người Mỹ đều tin rằng không Hiến pháp nào có thể coi là hoàn chỉnh nếu không có một tuyên bố về quyền của tất cả người dân.

Trước thực tế, phe chống liên bang đòi hỏi một bản Hiến pháp cô đọng hơn, chắc chắn hơn, đầy đủ hơn và có thể nêu bật được quyền con người của dân chúng cũng như những giới hạn quyền lực của chính quyền. Cùng với sự thay đổi nhận thức của những nhà lãnh tụ phe liên bang (Wilson và Madison). Đến ngày 15/12/1791, các cơ quan lập pháp ở ba phần tư số bang đã phê chuẩn mười

34

tu chính án bổ sung sửa đổi. Mười tu chính án này được gọi là “Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ”. Các tu chính án này có tác dụng hạn chế quyền lực của chính quyền liên bang, giới hạn khả năng xâm phạm của chính phủ đối với các quyền và tự do của từng cá nhân, những người sinh sống và khách trên lãnh thổ Hoa kỳ.

Xuyên suốt toàn bộ quá trình đấu tranh kịch liệt giữa những người theo chủ nghĩa liên bang với những người chống chế độ liên bang, có thể thấy, sự ra đời của mười tu chính án là một thỏa hiệp quan trọng làm hài lòng và thỏa mãi được những điều kiện của hai phe. Điều này chứng minh một nhận định không thể chối cãi, đó là, mặc dù không được quy định thành một bản tuyên ngôn riêng rẽ, cũng không nằm trong nội dung chính của Hiến pháp mà được quy định trong mười tu chính án nhưng quyền con người và sự đảm bảo quyền con người trong thực tế vẫn là đối tượng điều chỉnh căn bản và là một trong những nội dung quan trọng, không thể thiếu được trong Hiến pháp.

Các quyền được liệt kê và đảm bảo trong các tu chính án này bao gồm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và tôn giáohoặc các quyền tự do cá nhân khác như tự do khiến nghị, quyền không bị lục soát và tịch thu vô lý. Điều khoản Tu chính đầu tiên sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã khẳng định các quyền tự do của cá nhân bao gồm các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và quyền hội họp là những quyền không thể bị tước bỏ. Những quyền này tồn tại không phụ thuộc vào Chính phủ hay Quốc hội, không bị luật pháp bãi bỏ và không phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó. Tuy Hiến pháp Hoa Kỳ đã dành cho người dân rất nhiều quyền tự do về tín ngưỡng, tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình, mít tinh, nhưng vẫn nhấn mạnh chỉ được tự do trong khuôn khổ pháp luật, nghĩa là tôn trọng tự do của người khác và giữ gìn ổn định xã hội. Vượt quá giới hạn đó là vô chính phủ, không phải là tự do, và sẽ bị ngăn chặn.

Các tu chính án cũng hạn chế quyền của Quốc hội bằng cách cấm Quốc hội ban hành luật về thành lập tôn giáo và cấm chính quyền liên bang được phép

35

tước quyền sống, quyền tự do hay quyền tài sản của bất cứ cá nhân nào mà không thông qua một trình tự, thủ tục tố tụng bắt buộc do luật định. Sự hạn chế quyền lực nêu trên đối với các cơ quan nhà nước thể hiện tuy duy của các nhà lập hiến rằng: quyền con người, không phải là một sự ban phát từ phía cơ quan nhà nước này, mà bản thân chúng là các quyền tự nhiên, vốn có của con người.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập Chính phủ. Chính phủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà để bảo vệ các quyền đó của người dân – các quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên được thụ hưởng do có sự tồn tại của các thể mình trên thế giới này. Việc ngăn cấm Quốc hội ban hành luật về thành lập tôn giáo không mang mục đích ban phát quyền tự do tín ngưỡng cá nhân cho người dân mà mang tính phòng ngừa sự can thiệp của Quốc hội vào các quyền tự do này.

Điểm đáng nói là khoảng gần một nửa các tu chính án có các quy định nhằm bảo vệ các quyền của các nghi can hoặc bị cáo. Đó là những quyền của bị can, bị cáo được bảo vệ trong quá trình truy tố, xét xử, được công bằng, không tự buộc tội, không bị xử phạt tàn bạo hay bất thường và không bị buộc tội hai lần về cùng một tội.

Chính quyền liên bang được tạo ra để bảo vệ, che chở quyền tự do của mỗi cá nhân trong xã hội quốc gia đó, cũng như phải có nghĩa vụ ngăn chặn sự vi phạm những quyền đó từ phía các chủ thế khác, tức là nghĩa vụ “kết tội con người”. Như vậy, chính quyền liên bang cùng một lúc thực hiện hai vai trò: bảo vệ con người và bắt giam tội phạm nhưng không được bắt oan người vô tội. Cho nên việc bắt giam và xét xử một người nhất thiết phải được tiến hành theo những trình tự, thủ tục tố tụng đã được pháp luật quy định trước. Mục tiêu hướng tới của quy định này cũng là để bảo vệ quyền con người của các bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng, giảm thiểu những nguy cơ làm oan người vô tội.

Để đảm bảo các quyền tự do cá nhân thì cần phải có những biện pháp bảo đảm thực hiện và những biện pháp bảo vệ các quyền đó một cách hiệu quả. Điều khoản Tu chính án thứ V của Hiến pháp Hoa Kỳ đã cụ thể hóa những mục tiêu

36

đó. Theo quy định của Tu chính án này, những quyền sống, quyền tự do hoặc quyền sở hữu tài sản của bất cứ một cá nhân nào không thể bị tước đoạt một cách dễ dàng bởi bất kỳ một chủ thể nào đó nếu không tiến hành một tiến trình tố tụng theo quy định của pháp luật, và bất kỳ một tài sản tư hữu nào nếu bị chính quyền trưng dụng vào mục đích công cộng thì chủ sở hữu tài sản bị trưng dụng đó phải được bồi thường một cách thỏa đáng.

Điều khoản quy định về tiến trình tố tụng đúng luật, tuyên bố rằng không một người nào bị tước đi cuộc sống, tự do hay quyền sở hữu tài sản mà không trải qua “một tiến trình tố tụng đúng theo quy định của pháp luật”, là một trong những điều khoản quan trọng nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ, là sự bảo vệ quan trọng nhất không chỉ đối với các quyền tài sản mà cả đối với quyền tự do của từng cá nhân.

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã áp dụng điều khoản về quy trình tố tụng đúng luật trong nhiều tình huống khác nhau. Cho đến giữa thế kỷ XIX, nhiều Tòa án tiểu bang và liên bang đã sử dụng điều khoản về quy trình tố tụng đúng để chống lại các điều luật ngăn cản nhân dân sử dụng tài sản của họ theo ý muốn. Ngày nay, Tòa án các cấp của nước Mỹ tiếp tục sử dụng điều khoản về quy trình tố tụng đúng pháp luật để chống lại các điều luật can thiệp vào quyền tự do cá nhân.

Điều sửa đổi này cũng đã nghiêm cấm Chính phủ lấy tài sản của cá nhân kể cả vì mục đích công mà không có khoản đền bù xứng đáng. Quyền lấy tài sản cá nhân sử dụng cho mục đích công của Chính phủ được gọi là quyền trưng dụng hoặc quyền sung công tài sản cá nhân. Chính phủ sử dụng nó nhằm đòi đất để xây dựng hạ tầng giao thông, trường học và các cơ sở hạ tầng công cộng khác, tuy nhiên họ phải trả cho chủ sở hữu đất một khoản đền bù công bằng.

Điều khoản Tu chính án thứ VI quy định về quyền được xét xử công bằng hay nói một cách khác là quyền được công bằng trước pháp luật của mọi chủ thể trong xã hội. “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” ngay từ đầu, nước Mỹ đã coi quyền bình đẳng là một quyền tự nhiên và tối thượng nhất của

37

con người (Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ 1776). Tuân theo đúng nguyên tắc cơ bản đó, bất kỳ cá nhân nào cũng được pháp luật bảo vệ ngang nhau trước tòa, cho dù giàu hay nghèo, khác nhau về màu da, sắc tộc, tôn giáo. Không ai có thể đảm bảo rằng, mọi người đều sinh ra được cuộc sống xã hội đối xử một cách công bằng. Nhưng xã hội và cuộc sống đòi hỏi chính quyền phải có sự giải quyết một cách công bằng cho tất cả mọi người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhà nước cũng không được áp đặt thêm những bất bình đẳng giữa các con người, mà nhà nước buộc phải cư xử đúng mức và đồng đều với tất cả mọi người.

Mặc dù Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ có phạm vi điều chỉnh quyền con người hẹp, chứa đựng rất ít các quy định về quyền con người hoặc chỉ hạn chế trong phạm vi các quyền cơ bản của con người như tự do ngôn luận, tín ngưỡng, các quyền về bất khả xâm phạm nơi cư trú, quyền không bị bắt giam, khám xét một cách vô lý và không tuân theo những thủ tục đã được quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có những quy định hoặc những điều khoản liệt kê các quyền con người trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nhưng điều này không có nghĩa là pháp luật không thừa nhận các quyền không được liệt kê này hoặc các quyền đã được liệt kê trong mười Tu chính là có địa vị pháp lý cao hơn các quyền này. Chiếu theo quy định tại điều khoản Tu chính án thứ IX: “Việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của người dân”. Trước khi có điều khoản tu chính án này, đã có nhiều người lo sợ rằng việc liệt kê các quyền con người trong Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ sẽ được giải thích theo chiều hướng là các quyền tự do khác của con người không được liệt kê sẽ không được pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ.

Không một nhà lập hiến nào muốn Hiến pháp được hiểu hoặc được giải thích theo nhiều hướng khác nhau, dẫn đến hậu quả pháp lý có thể đối lập nhau. Do đó, điều khoản sửa đổi, bổ sung Hiến pháp này đã được thông qua nhằm ngăn chặn những giải thích hoặc nhận thức sai lầm như vậy, phòng ngừa sự áp dụng pháp luật không thống nhất, thậm chí bất đồng đối với các quyền con người không được liệt kê trong Hiến pháp.

38

Hiến pháp Hoa Kỳ và bản phụ văn của nó - Tuyên ngôn nhân quyền là bản văn Hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất, là mô hình tham khảo của nhiều quốc gia khi xây dựng Hiến pháp. Nhiều nguyên tắc của Hiến pháp Hoa Kỳ phản ánh những đòi hỏi của bối cảnh mới khi các thuộc địa giành được độc lập.

1.4.2. Chế định quyền con người trong Hiến pháp Cộng hòa Pháp Không giống như Hiến pháp Hoa Kỳ, Hiến pháp của Cộng hòa Pháp xác định quyền con người thông qua một văn bản riêng mà nó được thừa nhận là một bộ phận của Hiến pháp, đó là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789. Thực chất, dù không nằm trong Hiến pháp nhưng cho đến nay, Lời mở đầu của Hiến pháp năm 1958 đang hiện hành của Cộng hòa Pháp đã trịnh trọng tuyên bố: “Nhân dân Pháp trung thành với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789”. Điều đó có nghĩa là bản tuyên ngôn này như một nội dung chính của Hiến pháp và những ghi nhận về quyền con người trong bản tuyên ngôn này cũng chính là tinh thần mà Hiến pháp muốn truyền tải.

Về bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền:

Ngày 26 tháng 8 năm 1789, những người đại diện cho nhân dân Pháp, được tổ chức thành một Quốc hội tin rằng “sự thiếu hiểu biết, hờ hững hoặc coi thường những quyền của con người chính là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những tai họa của cộng đồng”, đã quyết định xác lập trong một tuyên ngôn chính thức các quyền tự nhiên, không thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm của con người - bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền làm căn bản cho sự

“tự do công bằng và tình huynh đệ”.

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp nêu rõ “con người được sinh ra, được tự do và có quyền bình đẳng”. Không chỉ người dân nước Pháp, không chỉ những người da trắng, không chỉ những tín đồ Cơ đốc giáo, không chỉ là đàn ông mà danh từ “người” ở đây muốn ám chỉ mọi thành viên trong cộng đồng loài người. Nói cách khác, vào thời kỳ từ năm 1689 đến 1776, những quyền vốn được coi là chỉ thuộc về một dân tộc nào đó – ví dụ như những

39

người Anh quốc tự do – nay đã được chuyển hóa thành nhân quyền – quyền tự nhiên của cả nhân loại mà người Pháp gọi là quyền con người.

Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền có nội dung với một số điểm chính thức được liệt kê dưới đây:

- Mọi người đều được sinh ra bình đẳng cùng với các quyền lợi bằng nhau;

- Mọi công dân có quyền bầu các đại biểu để làm ra pháp luật;

- Mọi người được tự do nói, viết, hay in ra các ý kiến miễn là người đó không lạm dụng đặc quyền này;

- Số tiền thuế mà một người phải đóng sẽ được căn cứ vào số lượng tài sản mà người đó có.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 này xác nhận các nguyên tắc của một quốc gia mới, quyền bình đẳng giữa các công dân và chủ quyền tập thể của nhân dân. Điều I của bản Tuyên ngôn viết rằng “Con Người được sinh ra Tự Do và Bình Đẳng về các Quyền Lợi”. Các quyền lợi tự nhiên của con người là “Tự do, có tài sản, được an toàn và chống lại mọi áp bức”.

Cũng từ lúc này, tự do tư tưởng và tôn giáo được bảo đảm. Tự do được định nghĩa là có quyền làm mọi công việc mà không tổn hại đến người khác và luật pháp phải công bằng với mọi người và là biểu hiện của nguyện vọng chung, được mọi công dân hay các đại biểu làm ra. Tự do - một thứ quyền lợi linh thiêng và không thể bị xâm phạm. Từ nay, không một ai bị bắt bớ hay trừng phạt ngoại trừ bởi luật pháp, mọi người có quyền làm các công vụ nếu hội đủ các điều kiện đòi hỏi. Chỉ có quốc gia có chủ quyền tối thượng và các công chức chính phủ cùng các lực lượng quân sự hành động vì quốc gia. Quyền lực của Chính phủ phải được phân chia cho các ban ngành và các công chức phải có hành vi tốt tại các nhiệm sở. Quốc gia vì các mục đích chung và theo luật pháp, có thể tịch thu tài sản của một số cá nhân nhưng phải hành đồng công bằng và hợp pháp, trong khi thuế vụ có thể được gia tăng một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Chế định quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam (LV thạc sĩ) (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)