CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM
2.1. Chế định quyền con người trong các bản Hiến pháp năm 1946, Hi ến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ
2.1.1. Chế định quyền con người trong Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 09/11/1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập dân chủ. Hiến pháp năm 1946 được xây dựng trên nguyên tắc:
Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; đảm bảo các quyền tự do dân chủ của nhân dân và thực hiện chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân. Hiến pháp năm 1946 được đánh giá là bản Hiến pháp
46
tiến bộ, kết tinh được giá trị của thời đại, phản ánh tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh, là thành quả của công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của toàn dân tộc. Về cấu trúc, ngoài phần Lời nói đầu, Hiến pháp năm 1946 có 70 điều được phân bổ thành 07 chương.
Hiến pháp năm 1946 tuy chưa sử dụng trực tiếp thuật ngữ “quyền con người”nhưng đã đề cập cụ thể đến các quyền của con người. Đó đồng thời cũng là quyền công dân theo cách hiểu của chúng ta ngày nay. Nội dung quyền con ngườitrong Hiếp pháp năm 1946 được xuyên suốt bởi quan điểm đã được ghi nhận ở Điều thứ 1: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Điểm nổi bật của Hiến pháp năm 1946 là ở chỗ, mặc dù ra đời ngay trong những năm đầu tiên của chính quyền nhân dân còn non trẻ, đang còn phải tập trung lo toan, ứng phó với các công việc chính trị trong nước cũng như việc ngoại giao với nước ngoài nhưng vẫn dành sự quan tâm đặc biệt to lớn đối với vấn đề quyền con người - được thể hiện thông qua quyền và nghĩa vụ công dân.
Điều này được thể hiện ở chỗ, mặc dù bản Hiến pháp năm 1946 chỉ có 70 điều nhưng đã dành hẳn một chương bao gồm 18 điều để quy định một cách tương đối đầy đủ, toàn diện và bao quát về các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
Chương quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân với tên gọi Nghĩa vụ và quyền lợi công dân được sắp xếp ở vị trí trang trọng trong Hiến pháp, chỉ ngay sau Chương 1 – chương quy định về Chính thể. Các quyền cơ bản của con người trong Hiến pháp năm 1946 được thể hiện trên những phương diện sau:
- Quyền được bình đẳng:
+ Điều thứ 6: Tất cả các công dân Việt Nam ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa.
+ Điều thứ 7: Tất cả các công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình.
47
+ Điều thứ 8: Bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc.
+ Điều thứ 9: Bình đẳng nam nữ - Quyền được tự do:
+ Điều thứ 10: Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.
+ Điều thứ 11: Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ, giam cầm công dân, không được xâm phạm thư tín và nhà ở một cách trái pháp luật.
- Quyền dân chủ:
+ Điều thứ 7: Tất cả các công dân Việt Nam đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc…
+ Điều thứ 18: Tất cả các công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử,…
+ Điều thứ 20: Quyền bãi miễn các đại biểu dân cử.
+ Điều thứ 21: Quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia.
- Quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội:
+ Điều thứ 12: Quyền tư hữu về tài sản của công dân Việt Nam.
+ Điều thứ 13: Quyền lợi của giới cần lao trí thức và chân tay được đảm bảo;
+ Điều thứ 14: Quyền được giúp đỡ của công dân già cả và người tàn tật, quyền được săn sóc, giáo dưỡng của trẻ con.
Quyền con người trong Hiến pháp năm 1946 không những được ghi nhận thông qua các quyền công dân mà còn được thể hiện ở quy định về quyền của chủ thể không phải công dân tại Điều thứ 37, đó là quyền của những người nước ngoài đấu tranh cho tự do, chính nghĩa, hòa bình, sự nghiệp khoa học mà bị bức hại được Nhà nước Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam.
Đặc biệt, Hiến pháp đã có những quy định tiến bộ mà ngay tại không ít quốc gia phương Tây phải mất nhiều thời gian mới có được. Chẳng hạn, trong khi Hiến pháp năm 1946 quy định “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi
48
phương diện” (Điều thứ 9), thì phụ nữ ở hai quốc gia luôn tự hào đã sản sinh ra những Tuyên ngôn nhân quyền bất hủ vẫn bị phân biệt đối xử nặng nề. Phụ nữ Mỹ phải mất 144 năm và phụ nữ Pháp phải mất 155 năm kể từ sau các cuộc cách mạng 1776 và 1789 mới được thừa nhận quyền bầu cử. Phụ nữ Thụy Sỹ còn phải chờ đến tận năm 1971 mới được thừa nhận quyền này. Từ cuối những năm 1950, người Mỹ da đen mới được thừa nhận quyền bình đẳng với người da trắng; trong khi ngay sau Cách mạng, Nhà nước Việt Nam đã quy định “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung” (Điều thứ 8, Hiến pháp năm 1946).
Ngoài ra, Hiến pháp năm 1946 còn có các quy định tiến bộ khác như:
“Những người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng”, “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trò nghèo được Chính phủ giúp”.
Hiến pháp còn có những quy định nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người. Bởi quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân chỉ có thể được thực hiện khi có một bộ máy nhà nước vững mạnh, thật sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, Hiến pháp năm 1946 dành các chương còn lại quy định cơ cấu bộ máy nhà nước nhằm xác định trách nhiệm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân. Cụ thể:
Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Nghị viện nhân dân, do “công dân Việt Nam bầu ra ba năm một lần” (Điều thứ 24), có nhiệm vụ “giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài” (Đều thứ 23). Nghị viện không chỉ “thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho toàn thể nhân dân” (Điều thứ 25). Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Điều thứ 58), có nhiệm vụ chỉ đạo Ủy ban
49
hành chính quản lý mọi mặt ở địa phương. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể bị bãi miễn nếu không còn tín nhiệm đối với cử tri (Điều thứ 61).
Các cơ quan hành chính nhà nước gồm Chính phủ và Ủy ban hành chính các cấp, có nhiệm vụ trực tiếp quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội trên cơ sở các đạo luật, Nghị quyết của Nghị viện và của Hội đồng nhân dân (đối với Ủy ban hành chính ở địa phương).
Cơ quan tư pháp là Tòa án nhân dân, có chức năng bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân. Hiến pháp năm 1946 quy định những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư pháp như: công khai, có Hội thẩm nhân dân tham gia (Điều thứ 65), bị cáo có quyền bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa (Điều thứ 67), chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử (Điều thứ 69), thực hành quyền tố cáo trước Tòa án.
Nhiệm vụ đấu tranh cho dân chủ (bao gồm các quyền con người) được coi trọng ngang hàng với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Vì thế, ở Việt Nam, quyền con người gắn liền với độc lập dân tộc, chỉ có độc lập dân tộc mới có quyền con người theo đúng nghĩa và đầy đủ. Bởi vậy, Hiến pháp năm 1946 đã đặt nghĩa vụ trước quyền lợi. Trong đó, có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều thứ 4) và nghĩa vụ đi lính (Điều thứ 5) hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ quan trọng và cấp bách lúc bấy giờ là bảo vệ nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng của nhân dân.
Như vậy, với Hiến pháp năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử, địa vị pháp lý của công dân được xác định trên cơ sở dân tộc giành được độc lập. Có thể nói rằng, mặc dù ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận những giá trị quyền con người mà nhân dân ta đã giành được. Đó là một nội dung cốt lỗi của Hiến pháp dân chủ. Tuy đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta nhưng nó đã ghi nhận và bảo đảm những quyền cơ bản của con người. Đó là sự bình đẳng về quyền lợi trên mọi phương diện. Công dân Việt Nam không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc đều bình đẳng như nhau.
50
Ưu điểm của Hiến pháp năm 1946 là các quy định về quyền con người được diễn đạt rất ngắn gọn. Điều này phù hợp với tình hình lúc đó, khi chính sách cai trị ngu dân hàng trăm năm của chế độ thực dân, phong kiến đã dẫn đến trên 90% dân ta không biết chữ, thì việc chẻ nhỏ quyền con người, quyền công dânbằng cách diễn đạt ngắn nhất và sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt cũng là điều dễ hiểu (như Điều thứ 9 chỉ có 11 chữ: Đàn bà ngang quyền với đàn ông), đảm bảo tính phổ quát của văn bản quy phạm pháp luật được phổ biến rộng rãi tới người dùng, mang tính thực tế và tính khả thi cao.
Hiến pháp năm 1946 thực sự là công cụ đặc biệt quan trọng và có hiệu lực để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng va thực hiện quyền của nhân dân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, các quyền tự do dân chủ của con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm. Cũng lần đầu tiên người dân lao động Việt Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập có chủ quyền. Việc ghi nhận các quyền con người và cơ chế đảm bảo thực hiện trong Hiến pháp năm 1946 có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu cơ quan soạn thảo Hiến pháp năm 1946 đã nói: “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm kiết, công bình của các giai cấp” [49].
2.1.2. Chế định quyền con người trong Hiến pháp năm 1959
Hiến pháp năm 1959 được thông qua khi đất nước vẫn còn chia cắt, đã kế thừa, bổ sung các quy định về quyền con người. Quyền con người tiếp tục được thể hiện thông qua quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trên cơ sở kế thừa các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 1946, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1959 được quy định tại chương III với tên gọi “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân” từ Điều 22 đến Điều 42 và một số điều ở các chương khác.
51
Quyền công dân trong Hiến pháp 1959 bao gồm các quyền sau:
- Các quyền về chính trị, dân chủnhư quyền bầu cử, ứng cử (Điều 23);
quyền của cử tri bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (Điều 5).
- Các quyền tự do, bình đẳng như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, quyền biểu tình (Điều 25); tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 26); bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 27); bất khả xâm phạm về nhà ở, quyền được bảo đảm bí mật về thư tín, tự do cư trú, tự do đi lại (Điều 28);quyền của các dân tộc được duy trì hoặc sửa đổi phong tục, tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hóa dân tộc (Điều 3); quyền của các dân tộc thiểu số được sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước tòa án (Điều 102).
- Các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội như quyền sở hữu của người làm nghề thủ công và người lao động riêng lẻ khác đối với tư liệu sản xuất, quyền sở hữu của nhà tư sản dân tộc đối với tư liệu sản xuất, quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất của hợp tác xã (Điều 11); quyền của nông dân được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác (Điều 14); quyền sở hữu đối với của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác (Điều 18); quyền thừa kế tài sản tư hữu (Điều 19); quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, quyền của nữ công nhân, viên chức được hưởng chế độ thai sản, quyền của người mẹ sinh con và nuôi con nhỏ được Nhà nước bảo hộ, 1uyền của trẻ em được Nhà nước bảo hộ (Điều 24); quyền làm việc (Điều 29); quyền của công nhân, viên chức được nghỉ ngơi (Điều 31);
quyền của người lao động khi già yếu được Nhà nước giúp đỡ về vật chất, quyền của người lao động ốm đau được Nhà nước giúp đỡ về vật chất, quyền của người lao động mất sức lao động được Nhà nước giúp đỡ về vật chất (Điều 32);
quyền học tập (Điều 33); quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác (Điều 34); quyền của thanh niên được Nhà nước chăm sóc, giáo dục (Điều 35).
52
Hiến pháp năm 1959 đánh dấu bước phát triển mới của quyền con người ở Việt Nam. Hiến pháp năm 1959 là sự cụ thể hóa một số quyền có tính nguyên tắc thành những quyền khác nhau và ở từng quyền có sự bảo đảm cho việc thực thi trên thực tế. Cùng với đó là việc bổ sung những quy định mới về quyền con người, như: quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình (Điều 3); quyền thừa kế tài sản tư hữu (Điều 19); quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình; nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó (Điều 25); quyền khiếu nại và tố cáo (Điều 29); quyền nghỉ ngơi của người lao động (Điều 31); quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động (Điều 32); quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn hoá khác (Điều 34). Có thể thấy Hiến pháp năm 1959 đã có những bước tiến mới trong việc mở rộng và ghi nhận các quyền con người. Các quyền mới nằm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, thể hiện được một cách rõ ràng sự phát triển của xã hội và cả sự quan tâm của nhà nước đối với quyền con người.
Tương tự như Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 cũng công nhận một số quyền của các chủ thể không phải công dân, đó là các quyền: quyền của Việt kiều được nhà nước bảo hộ các quyền lợi chính đáng (Điều 36) và quyền của những người nước ngoài đấu tranh cho tự do, chính nghĩa, hòa bình, sự nghiệp khoa học mà bị bức hại được Nhà nước Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam (Điều 37). Trong hai quyền trên, quyền được bảo hộ lợi ích chính đáng của Việt kiều, quy định tại Điều 36 là một quyền mới.
Một điểm tiến bộ nữa của Hiến pháp năm 1959 là đã có những quy định thể hiện một cách rõ ràng trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân thực hiệc các quyền của mình, “Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền…”hay “Nhà nước quy định…, để đảm bảo cho người lao động được hưởng các quyền đó…”.