Nghiên cứu về bệnh hại keo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật nội sinh để tăng cường tính kích kháng đối với bệnh khô cành ngọn keo tai tượng tại một số vùng sinh thái chính ở miền bắc Việt Nam (Trang 31 - 35)

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

1.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo

Theo Vũ Văn Định (2009)[7] có khoảng 100 ha keo lai ở Lâm trường Tam Thắng huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ bị bệnh đốm lá, khô cành ngọn nguyên nhân do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc. gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho những nhà trồng rừng.

Bệnh phấn trắng, bệnh do nấm Oidium sp. gây hại. Nấm thuộc bộ Erysiphales, lớp Ascomycetes, ngành Nấm túi (Ascomycotina). Đây là loài nấm chuyên ký sinh, phạm vi cây chủ tương đối hẹp. Nấm gây hại cho nhiều loài keo:

Keo tai tượng, Keo lá tràm và keo lai. Loài nấm này phân bố rộng trên các vùng nhiệt đới, đặc biệt khi nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch lớn. Khi cây bị bệnh toàn bộ lá bị phủ một lớp bột màu trắng, hình thành nhiều bào tử phân sinh trên bề mặt lá.

Bệnh gây hại cho các loài keo ở vườn ươm và cả ở rừng trồng tuổi một. Bệnh ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên, khi cây mới gieo ươm, ở giai đoạn mới xuất hiện lá giả, cây bị nhiễm bệnh nặng có thể bị chết cây hoặc sinh trưởng rất

kém. (Phạm Quang Thu, 2011)[32].

Bệnh bồ hóng do nấm Meliola spp. thường gây bệnh cho các loài keo ở phần dưới của tán, trong điều kiện bị che sáng và ẩm ướt. Bệnh đốm lá do tảo Cephaleuros virescens, thường xuất hiện ở vùng ẩm ướt, tán lá dày, không thông thoáng. Bệnh đốm lá và cháy lá do nấm Cylindrocladium spp., nấm này gây bệnh cho nhiều loài keo ở một số các bộ phận của cây (thân, cành và lá). Bệnh đốm lá do một trong số các loài nấm gây hại: Cercospora sp., Pseudocercospora sp., Phaeotrichoconis crotalariae, Colletotrichum gloeosporioides, Pestalotiopsis spp., Phomopsis spp. và Phyllosticta sp. Bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor. Bệnh loét thân cành do nấm Botryosphaeria spp (Phạm Quang Thu, 2003, 2007, 2009)[27], [29], [30].

Tại Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, Keo tai tượng trồng thuần loài với tổng diện tích hơn 400 ha đã có 118,5 ha bị bệnh với tỷ lệ từ 7 đến 59% trong đó có một số diện tích bị hại rất nặng (Phạm Quang Thu, 2002)[25].

Tại Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương một số dòng keo đã bị mắc bệnh phấn hồng do nấm: Corticium salmonicolor Berk. & Br. tên khác: Pellicularia salmonicolor (Berk. & Br.) Dastur gây hại. Loài nấm này thuộc họ Corticiaceae, bộ Polyporales, lớp Nấm đảm (Basidiomycetes), ngành Nấm đảm (Basidiomycota). Với tỷ lệ và mức độ bị bệnh khá cao, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất. Tại Kon Tum, năm 2001 có khoảng 1.000 ha rừng keo lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân, thối vỏ và dẫn đến khô ngọn, với tỷ lệ bị bệnh khác nhau ở các địa phương. Tỷ lệ bị bệnh nặng nhất ở Ngọc Tụ, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum lên đến 90% cây bị chết ngọn (Phạm Quang Thu và Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007)[26].

(2009)[19]

xan k

k keo lai. C

, trông bên ngoài

.

Các nghiên cứu về một số loại bệnh hại keo cũng đã được tập hợp khá đầy đủ trong cuốn sách “Sâu bệnh hại rừng trồng” (Phạm Quang Thu, 2011)[32]. Cuốn sách đã đề cập đến nhiều loại bệnh quen thuộc đã từng gặp ở nước ta như: Bệnh bồ hóng, bệnh do nấm Meliola bribanensis Hansford gây hại. Loài nấm này thuộc họ Nấm đĩa (Melanconidaceae), bộ Diaporthales, lớp Sordariomycetes, ngành Nấm túi (Ascomycota). Nấm gây bệnh đối với các loài keo: Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm... Nấm tạo thành khuẩn lạc màu đen thẫm trên bề mặt của lá, trong trường hợp nặng, toàn bộ lá phủ một lớp màu đen, thường là mặt trên của lá. Thân non và cành cũng bị nhiềm nấm. Bệnh gỉ sắt đỏ, bệnh do tảo Cephaleuros virescens Kunze gây hại. Loài tảo này thuộc họ Trentepohliaceae, bộ Trentepohliales. Bệnh gây hại phổ biến ở Keo tai tượng và keo lai từ 1 đến 3 tuổi. Triệu chứng trên lá lúc tảo mới xâm nhiễm có các chấm nhỏ màu vàng, sau đó lan rộng thành màu xám thẫm, về sau có màu đen hơi tím, ở chính giữa có màu da cam, do các cây tảo mọc nổi lên trên bề mặt lá bị bệnh. Cành nhỏ nhiễm nấm có thể bị phình ra, lá bị khô. Tảo mọc nhiều trong điều kiện ẩm. Cây già hoặc cây sinh trưởng kém dễ bị mắc bệnh này. Bệnh khô đầu lá, bệnh do nấm Pestalotiopsis acaciae (Thum.) K. Yokoy. & S. Kaneko gây hại. Loài nấm này thuộc họ Amphisphaeriaceae, bộ Xylariales, lớp Sordariomycetes, ngành phụ Nấm túi (Ascomycota). Bệnh có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Lá bị bệnh có các đốm màu nâu hoặc nâu sẫm, có thể quả nấm màu đen trên vết bệnh. Trường hợp nặng vết bệnh rộng ra, đầu lá khô. Bệnh khô mép lá, bệnh do loài nấm Phyllosticta sp. gây hại và giai đoạn hữu tính là Guignardia sp.

loài nấm này thuộc họ Botryosphaeriaceae, bộ Botryosphaeriales, lớp Dothideomycetes, ngành phụ Nấm túi (Ascomycota). Triệu chứng tổ chức bị bệnh có màu nâu nhạt, thường xuất hiện ở giữa lá, sau đó lan rộng ra bên ngoài. Bệnh loét thân cành, bệnh do nấm Lasiodiplodia theobromae Pneumonia gây hại. Nấm thuộc họ Botryosphaeriaceae, bộ Botryosphaeriales, lớp Dothideomycetes, ngành phụ Nấm túi (Ascomycota). Bệnh gây hại cho nhiều loài keo, vết loét có thế kéo dài

từ 3 cm đến hàng mét dọc theo cành hoặc thân cây. Vỏ bị biến màu và nứt, cây bị chết theo đám hay tiện vòng quanh cành hoặc thân. Thể quả của nấm bệnh thấy trên vết loét, đặc biệt là ở mép giữa phần bị bệnh và phần vỏ còn sống. Trong số các loài nấm gây bệnh loét thân thì nấm Lasiodiplodia theobromae gây hại nhiều nhất đối với các loài keo. Bệnh rỗng ruột, bệnh do một số loài nấm thuộc chi Ganoderma bao gồm loài nấm Ganoderma applanatum Pat. và Ganoderma tropicum (Jungh) Bress. gây hại. Nấm thuộc họ Ganodermataceae, bộ Aphyllophorales, lớp Nấm đảm (Basidiomycetes), ngành Nấm đảm (Basidiomycota). Bệnh rỗng ruột là phần lõi gỗ của cây bị nấm xâm nhiễm và gây mục, trong nhiều trường hợp rất khó có thế phát hiện được. Tuy nhiên, việc phát hiện cây bị bệnh thông qua triệu chứng và một số dấu hiệu có liên quan như: Phát hiện thấy thể quả của nấm mọc ở gốc cây và từ rễ cây, cây sinh trưởng kém, lá vàng, nhiều cành nhỏ bị khô, lõi của cây bị mục bị lộ ra ngoài... bệnh xuất hiện thường vào đầu mùa mưa, bào tử nấm nảy mầm xâm nhập vào thân cây chủ thông qua vết thương hay vết côn trùng cắn, đặc biệt qua những vết sẹo do tỉa cành. Trong quá trình xâm nhiễm, sợi nấm xâm nhập vào phần lõi của cây phá hủy nhiều tế bào già và chết. Sau nhiều năm xâm nhiễm, lõi của cây bị mục, gây thành các lỗ hổng. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và chất lượng gỗ. Trong trường hợp các lô rừng trồng kinh doanh gỗ Keo tai tượng (sau 8 tuổi) thường xuất hiện bệnh rỗng ruột, hiện tượng này làm cho tỷ lệ sử dụng gỗ rất thấp. Bệnh thối đen hom keo, bệnh do nấm Seimatosporium sp. gây hại. Loài nấm này thuộc họ Amphisphaeriaceae, bộ Xylariales, lớp Sordariomycetes, ngành Nấm túi (Ascomycota). Triệu chứng điển hình của bệnh thối đen là gốc hom bị đen và không ra rễ. Cây bị bệnh có màu sắc không tươi như cây khoẻ. Khi bị bệnh nặng, vỏ khô dần, co thắt, nhăn nheo, mô vỏ bị bệnh teo lại làm cho ngọn bị thối dẫn đến cây bị cụt ngọn mất khả năng sinh trưởng và phát triển.

Theo Phạm Quang Thu và cs. (2012)[33] bệnh chết héo các loài keo (Acacia) ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước là do nấm Ceratocystis sp trong đó các dòng Keo tai tượng bị bệnh nhiều nhất.

Keo tai tượng tại khu vực Yên Sơn Tuyên Quang chết do nấm Phytophthora cinnamomi Rands. Đây là một loài nấm gây bệnh nguy hiểm trên thế giới, chúng có phạm vi cây chủ rất lớn. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 240C đến 280C, nấm phát triển chậm ở nhiệt độ 50C và khoảng nhiệt độ 32-340C. Sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 250C. Nấm có biên độ thích nghi với độ ẩm lớn từ 60-100%, phát triển tốt nhất ở độ ẩm 70-80%, thích nghi với biên độ pH rộng từ 4-8. Khả năng tồn tại và lây lan cao (Phạm Quang Thu et al., 2013)[34].

Tóm lại: Một số tác giả trong nước đã nghiên cứu khá đầy đủ về bệnh hại keo trong đó có Keo tai tượng bị hại nặng nhất, các tác giả đã phát hiện ra nhiều loại bệnh khác nhau: Như bệnh hại thân, bệnh hại cành và bệnh hại lá song chưa có một tác giả nào đi sâu nghiên cứu về bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng và biện pháp quản lý dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật nội sinh để tăng cường tính kích kháng đối với bệnh khô cành ngọn keo tai tượng tại một số vùng sinh thái chính ở miền bắc Việt Nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)