Ma trận SWOT về Vinamilk:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY SỮA VINAMILK ĐẾN NĂM 2020. (Trang 65 - 66)

2. Phân tích ngành sữa tại Việt Nam và dự báo đến năm 2020

3.5.Ma trận SWOT về Vinamilk:

Ma trận SWOT

Những cơ hội (O)

1. Những chính sách ưu đãi của Chính phủ về ngành sữa: phê duyệt2000 tỷ cho các dự án phát triển đến năm 2020.

2. Các chính sách ưu đãi về thuế. 3. Nhu cầu tiêu dùng sữa của người dân ngày càng tăng cho thấy thị trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn.

4. Gia nhập WTO: mở rộng thị trường kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm.

Những thách thức (T)

1. Nền kinh tế không ổn định (lạm phát, khủng hoảng kinh tế…).

2. Gia nhập WTO: gia tăng thêm đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn.

3. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường sữa, ngày càng nhiều đối thủ gia nhập ngành.

4. Ngành sữa là ngành nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Những điểm mạnh (S)

1. Thương hiệu mạnh, thị phần lớn. 2. Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước.

3. Dây chuyền sản xuất tiên tiến, Ban lãnhđạo có năng lực quản lý tốt.

4. Danh mục sản phẩm đa dạng, mạnh và giá cả cạnh tranh.

5. Tiềm lực tài chính mạnh, dễ dàng huy động vốn từ thị trường vốn. 6. Quan hệ bền vững với các đối tác, nhà cungứng, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định.

7. Đội ngũ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm về các sản phẩm sữa.

Các chiến lược SO

1. Đầu tư vào các dự án chăn nuôi bò sữa, chủ động trong nguồn cung nguyên liệu (S5, O1, O2). 2. Đầu tư mạnh vào marketing để phát triển thương hiệu, hoàn thiện hệ thốngphân phối để gia tăng lượng bán khi nhu cầu người dân ngày càng tăng đối với sản phẩm sữa (S1, S2, S5, S7, O3).

3. Phát triển các sản phẩm chất lượng bằng công nghệ sản xuất tiên tiến đạt chất lượng quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa (S3, S5, O4).

4. Đa dạng hóa sản phẩm từ sữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Các chiến lược ST

1. Tận dụng thương hiệu mạnh, mạng lưới phân phối rộng lớn để chiếm lĩnh thị phần sữa trong nước, đặc biệt là thị phần sữa bột và khách hàng tại nông thôn (S1, S2, S7, T2, T3).

2. Tạo niềm tin và uy tín đối với người tiêu dùng bằng công nghệ sản xuất sữa hiện đại, tiên tiến (S1, T4).

3. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp (S4, S5, T2, T3).

Những điểm yếu (W)

1. Chủ yếu tập trung sản phẩm vào thị trường trong nước.

2. Hoạt động Marketing của công ty tập trung chủ yếu ở miền Nam. 3. Phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, vì vậy chi phí đầu vào bị tác động mạnh bởi giá nguyên liệu thế giới và biến động tỷ giá. 4. Thị phần sữa bột chưa cao so với sản phẩm ngoại nhập.

Chiến lược WO

1. Liên kết ngang với các công ty ngoài nước để học hỏi công nghệ và kinh nghiệm quản lý, qua đó thâm nhập thị trường nước ngoài, gia tăng xuất khẩu (O4,W1). 2. Phát triển các hoạt động Marketing đến các khu vực thị phần chưa cao (W2, O3). 3. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing để xây dựng hìnhảnh VNM trên thị trường thế giới, tạo điều kiện cho xuất khẩu (W2, O4). 4. Chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu bằng việc phát triển các dự án chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ nhà cung cấp chăn nuôi bò (W3, O1).

Chiến lược WT

1. Chủ động nguồn nguyên liệu, phát triển các dự án chăn nuôi bò sữa để giành lợi thế cạnh tranh về giá và nguồn nguyên liệu (W3, T2, T3). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing để gia tăng sự định vị thương hiệu đối với người tiêu dùng (W2, T2, T3).

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VINAMILK ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY SỮA VINAMILK ĐẾN NĂM 2020. (Trang 65 - 66)