Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY sản của CÔNG TY TNHH THỦY sản PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu

Thị trường là tập hợp các khách hàng hiện có và tiềm năng, có nhu cầu với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà doanh nghiệp có dự án kinh doanh. Trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường kinh doanh và trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.

Hay nói cách khác thị trường là nơi người bán và người mua tìm đến nhau thông qua trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy giải đáp mà mỗi bên có nhu cầu.

Sản xuất mà không có thị trường, không có sản phẩm thì không thể tiếp tục mở rộng sản xuất. Đối với sản xuất, thị trường có vai trò rất quan trọng. Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa thì thị trường càng trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các thị trường tiềm năng. Thị trường còn là thước đo về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động ở nhiều thị trường khác nhau thì có thể chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp càng lớn. Do vậy vấn đề tìm kiếm thị trường luôn là vấn đề cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp.

2.1.2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Nhu cầu của người tiêu dùng rất là đa dạng do đó cơ cấu sản phẩm phải thật phong phú mới có thể thu hút được khách hàng. Mặt khác do bản chất là hàng hóa xuất khẩu, sẽ đi sang nhiều nước khác nhau phục vụ cho người dân của nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau. Vì vậy cơ cấu sản phẩm phải thật đa dạng, tùy theo thị trường mà sản phẩm phải có đặc tính riêng để phù hợp với người dân ở thị trường đó. Nếu muốn mở rộng thị trường thì đây cũng là

một trong những vấn đề quan trọng mà mọi doanh nghiệp xuất khẩu đều phải tìm hiểu thật kĩ trước khi đưa hàng hóa vào.

2.1.2.3. Giá sản phẩm

Trong kinh doanh thì giá cả sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm có giá vốn cao nhưng giá bán ra không cao thì lợi nhuận sẽ thấp. Nhưng nếu giá vốn cao mà công ty vẫn muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn thì buộc phải tăng giá bán cao, việc đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và kéo theo uy tín của công ty đối với khách hàng sẽ bị giảm sút. Do đó mỗi công ty phải có một chính sách giá phù hợp với thị trường, phù hợp với mục tiêu và phương hướng hoạt động riêng của mình.

Những điều kiện thương mại để ràng buộc nghĩa vụ giữa bên bán và bên mua cũng quy định về giá xuất khẩu. Theo INCOTERMS 2000 thì điều kiện thương mại được chia thành 4 nhóm sau:

a. Nhóm E: có một điều kiện

EXW(Ex Works) : giao hàng tại xưởng người bán

Ở điều kiện này người bán chịu chi phí tối thiểu, giao hàng tại xưởng, tại kho của mình là hết nghĩa vụ.

b. Nhóm F: có ba điều kiện

FCA(Free Carrier): giao hàng cho người vận tải tại địa điểm quy định tại nước xuất khẩu.

FAS(Free Alongside Ship): giao hàng dọc mạng tàu tại cảng xếp hàng quy định.

FOB(Free on Board): giao hàng lên boong tàu tại cảng xếp hàng quy định.

Ở nhóm này người bán không trả cước phí vận tải chính.

c. Nhóm C: có bốn điều kiện

CFR – C&F – CF – CNF (Cost and Freight): tiền hàng và cước phí.

CIF( Cost, Insurrance and Freight): tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.

CPT(Carriage Paid to): cước phí trả tới nơi đích quy định.

CIP(Carriage and Insurrance Paid to): cước phí và bảo hiểm trả tới nơi đích quy định.

Ở nhóm này, người bán trả cước phí vận tải chính, địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nước xếp hàng (nước xuất khẩu).

d. Nhóm D: có năm điều kiện

DAF(Delivered at Frontier): giao hàng tại biên giới, tại nơi quy định.

DES(Delivered Ex Ship): giao hàng tại cảng đích quy định.

DEQ(Delivered Ex Quay): giao hàng trên cầu cảng, tại cảng đích quy định.

DDU(Delivered Duty Unpaid): giao hàng thuế chưa trả tại nơi đích quy định.

DDP(Delivered Duty Paid): giao hàng thuế đã trả tại nơi đích quy định.

Ở nhóm này người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng tới địa điểm đích quy định, địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nước dỡ hàng ( nước nhập khẩu).

2.1.2.4. Phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động ngoại thương, là cách thức người bán thực hiện để thu tiền và người mua thực hiện trả tiền. Có nhiều phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi trên thị trường quốc tế gồm: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ. Do công ty sử dụng phương thức thanh toán là phương thức tín dụng chứng từ nên trong phần phương pháp luận em chỉ giới thiệu về phương thức tín dụng chứng từ.

Theo phương thức này thì một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do khách hàng kí phát trong phạm vi số tiền trên (nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng). Thư tín dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C, là văn bản quan trọng nhất trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. L/C là văn bản pháp lý mà một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định (nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nêu trong văn bản đó). Tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ gồm các bên sau đây:

+ Người xin mở thư tín dụng: người nhập khẩu hàng hóa.

7

11 1

10 6

8

+ Ngân hàng mở thư tín dụng: ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu và đứng ra cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu.

+ Người thụ hưởng: nhà xuất khẩu.

+Ngân hàng thông báo thư tín dụng.

Hình 1: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Giải thích sơ đồ:

(1) Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu kí kết hợp đồng thương mại, thống nhất các điều khoản và phương thức thanh toán.

(2)Nhà nhập khẩu làm thủ tục xin mở L/C yêu cầu ngân hàng mở L/C cho nhà xuất khẩu thụ hưởng.

(3)Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho nhà xuất khẩu biết.

(4)Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho nhà xuất khẩu biết rằng L/C đã được mở.

(5)Dựa vào nội dung L/C, nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.

(6)Nhà xuất khẩu khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán.

(7)Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền.

(8)Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán.

(9)Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho nhà xuất khẩu.

(10)Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho nhà nhập khẩu.

5 1

2 9

Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông

báo L/C

Người xuất khẩu Người nhập khẩu

4 3

(11) Nhà nhập khẩu xem xét chứng nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu có thể nhận hàng.

2.1.2.5. Chất lượng sản phẩm

Trong xu thế hiện đại hóa, toàn cầu hóa thì chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng lên đáng kể. Vấn đề về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề hàng đầu được mọi người chú ý đến. Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cũng là một ưu thế cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là trong xuất khẩu sang nước ngoài. Đối với thủy sản Việt Nam thì các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm luôn bị các nhà nhập khẩu kiểm tra khắc khe hơn.

Vì vậy để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn nữa vào chất lượng sản phẩm, đầu tư vào trang thiết bị mới để tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

2.1.2.6. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng thủy sản xuất khẩu Theo các chuyên gia thuỷ sản, EU có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới, vì vậy nếu hàng thủy sản của Việt Nam được chấp nhận ở EU thì sẽ dễ dàng được chấp nhận ở các thị trường khác. Sau đây là các quy định nhập khẩu hàng thủy sản từ các nước đang phát triển vào thị trường EU.

- Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa hàng thuỷ sản vào EU phải nằm trong danh sách các nước được xuất khẩu vào EU. Từng lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp.

- Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị), dự lượng hoá chất (kim loại nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng.

- Quy định về giám sát: Quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và chế biến của mình phù hợp với HACCP. Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào EU.

Nếu hàng nhập khẩu thuỷ sản bị một nước thành viên EU phát hiện có vấn

đề về chất lượng lập tức sẽ bị đưa lên hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các nước thành viên biết. Việc cấm và hạn chế nhập khẩu

thuỷ sản vào EU đã được thực hiện không ít lần như trường hợp cấm nhập khẩu cá của Ấn Độ, Bangladesh và Madagascar năm 1997, bắt buộc kiểm tra toàn bộ hàng thuỷ sản Trung Quốc năm 2001.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu số liệu tại địa bàn là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY sản của CÔNG TY TNHH THỦY sản PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)