CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
4.1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
4.1.2. Về số lượng sản ph ẩm xuất khẩu
Doanh thu và số lượng sản phẩm xuất khẩu là hai yếu tố gần như tỷ lệ thuận với nhau, do đó để thấy rõ được tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty trong ba năm từ năm 2007 đến năm 2009 là như thế nào thì ta nên phân tích về sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của công ty.
Thị trường
Nhìn chung trong những năm gần đây mặt hàng thuỷ sản đang được ưa chuộng tại rất nhiều nơi trên thế giới. Chính vì vậy số lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty đã tăng trong năm 2008 và vì ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế nên số lượng bán ra của năm 2009 cũng bị giảm. Dưới đây là bảng thống kê tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của công ty Phương Đông qua các năm 2007 – 2009.
Bảng 13: Số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Phương Đông trong ba năm 2007-2009
Đơn vị tính: kg 2008/2007 2009/2008
Năm 2007 2008 2009
Số lượng % Số lượng % Châu Âu 1.412.198 2.761.789 2.861.123 1.349.591 96 99.334 4 Châu Á 3.272.702 3.215.734 2.109.459 (56.968) (2) (1.106.275) (34) Thị trường khác 816.719 2.132.523 779.493 1.315.804 161 (1.353.030) (63) Tổng 5.501.619 8.110.046 5.750.075 2.608.427 47 (2.359.971) (29) (Nguồn:Bảng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản công ty Phương Đông trong ba năm2007-2009)
Nhìn chung tổng số lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty tăng trong năm 2008 và giảm trong năm 2009. Nhưng tốc độ tăng của các thị trường là không đều nhau, có thị trường tăng cao và có thị trường lại giảm. Năm 2007 số lượng xuất khẩu là 5.501.619 kg nhưng sang năm 2008 số lượng xuất khẩu của công ty là 8.110.046 kg tăng 2.608.427 kg so với năm 2007 trong đó thị trường Châu Âu và thị trường khác đều tăng trên 1 triệu kg. Còn đối với năm 2009 thì số lượng xuất khẩu của thị trường Châu Âu chỉ tăng nhẹ đạt giá trị 2.816.123 kg tăng 99.334 kg so với năm 2008 tương đương với số tương đối là 4%. Tuy nhiên số lượng xuất khẩu sang thị trường Châu Á và thị trường khác lại giảm mạnh lần lượt là 1.106.275 kg ở thị trường Châu Á và 1.353.030 kg ở thị trường khác tương đương giảm trên 34% và 63% lần lượt cho mỗi thị trường . Chính điều này đã làm cho tổng số lượng xuất khẩu của công ty cũng phải giảm xuống đến 29%
trong năm.
Để thấy rõ tốc độ tăng giảm của số lượng xuất khẩu sang các thị trường có thể quan sát hình sau:
Hình 10: Số lượng xuất khẩu của công ty Phương Đông vào các thị trường trong ba năm 2007 – 2009
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Qua hình 10 ta thấy các cột số lượng tăng giảm không đều, cột số lượng xuất khẩu của công ty vào thị trường Châu Á tuy có giảm vào năm 2008 nhưng rất ít, sang năm 2009 tốc độ sụt giảm tăng lên nhưng đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Còn đối với thị trường Châu Âu số lượng xuất khẩu tăng mạnh vào năm 2008 với số tương đối là 96% so với năm 2007, sang năm 2009 số lượng xuất khẩu của thị trường này không giảm mà lại tăng 4% so với năm 2008 đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty. Riêng thị trường khác thì tốc độ tăng của số lượng xuất khẩu cũng rất mạnh vào năm 2008 và gần như giảm trở lại con số của năm 2007 vào năm 2009.
Để thấy rõ hơn về số lượng xuất khẩu của công ty vào các thị trường tăng giảm như thế nào và các nguyên nhân nào đã dẫn đến sự tăng giảm đó, thì ta sẽ phân tích số lượng xuất khẩu của công ty vào từng thị trường.
4.1.2.1.Thị trường Châu Âu
Như giới thiệu ở phần trên thì Châu Âu có khoảng 799 triệu dân, do đó sức mua của thị trường này cũng sẽ rất cao. Châu Âu cũng là nơi mà công nghệ hiện đại rất phát triển, vì vậy sẽ có không ít tập đoàn kinh doanh mua các loại nguyên liệu thô sau đó về chế biến lại. Với những nhân tố trên cho thấy nhu cầu thực phẩm của thị trường này là khá cao.
0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000
KG
2007 2008 2009
Năm
Châu Âu Châu Á
Thị Trường Khác
Dưới đây là bảng số lượng xuất khẩu thuỷ sản của công ty vào thị trường Châu Âu trong ba năm 2007-2009.
Bảng 14: Số lượng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của công ty trong ba năm 2007-2009.
Đơn vị tính: kg 2008/2007 2009/2008
Năm 2007 2008 2009
Số lượng % Số lượng % Châu Âu 1.412.198 2.761.789 2.861.123 1.349.591 96 99.334 4 Tổng 5.501.619 8.110.046 5.750.075 2.608.427 47 (2.359.971) (29)
(Nguồn:Bảng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản công ty Phương Đông trong ba năm 2007-2009)
Qua bảng 14 có thể thấy năm 2007 số lượng xuất khẩu thủy sản của công ty đạt 1.412.198 chỉ chiếm 26% tổng sản lượng xuất khẩu của cả năm. Nguyên nhân là do trong năm 2007 xảy ra “cơn sốt giá” cá nguyên liệu nên không đủ sản phẩm để cung cấp cho các hợp đồng làm cho công ty phải bỏ một số hợp đồng.
Ngoài ra năm 2007 cũng là năm mà ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam bị phát hiện có dư lượng chất kháng sinh nhiều hơn cho phép, do đó hầu hết các khách hàng rất hạn chế nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam. Tuy sản phẩm của công ty đạt chất lượng cao nhưng do ảnh hưởng của tình hình chung nên số lượng xuất khẩu cũng giảm. Sang năm 2008 thì số lượng xuất khẩu vào thị trường này lại tăng trở lại, số lượng xuất khẩu đạt 2.761.789 kg chiếm tỷ trọng 34% trong tổng số lượng xuất khẩu. Nếu so với năm 2007 thì số lượng xuất khẩu của năm 2008 tăng 1.349.591 kg với số tương đối là 96%. Trong năm 2008 do giá cá nguyên liệu được bình ổn nên số lượng xuất khẩu tăng trở lại. Năm 2009 tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng số lượng xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng nhẹ 4% so với năm 2008 chứng tỏ đây là một thị trường rất tốt và hứa hẹn trong tương lai sẽ đạt được số lượng xuất khẩu rất cao.
Những phân tích trên chỉ mới cho ta biết rất chung về số lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường chung Châu Âu. Chính vì vậy, để biết rõ hơn về số lượng xuất khẩu của công ty vào từng thị trường quốc gia Châu Âu thì ta sẽ phân tích số lượng nhập khẩu thủy sản của các nước thuộc thị trường Châu Âu. Hãy xem bảng 15.
Bảng 15: Số lượng thủy sản xuất khẩu của công ty vào các nước Châu Âu trong ba năm 2007-2009
Đơn vị tính: kg
2007 2008 2009
Năm Thị
trường Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)
Bỉ 176.996 13 138.000 5 94.000 3
Ba Lan 91.004 6 125.000 5 - -
Bungary 18.038 1 79.067 3 61.760 2
Đức 738.030 52 1.833.860 66 1.617.600 57
Pháp 59.600 4 - - - -
Hà Lan 45.000 3 23.000 1 24.000 1
Malta 9.650 1 8.500 0 21.000 1
Tây Ban Nha 45.360 3 87.070 3 322.748 11
Thụy Điển 110.000 8 90.000 3 137.000 5
Thụy Sĩ 118.520 8 64.400 2 26.000 1
Cộng Hòa Síp - - 39.000 1 - -
Ý - - 46.000 2 - -
Hy Lạp - - 110.842 4 94.000 3
Thổ Nhĩ Kỳ - - 36.050 1 - -
UK - - 24.000 1 22.015 1
Litva - - 57.000 2 380.000 13
Ireland - - - 11.000 0
Bồ Đào Nha - - - - 25.000 1
Nga - - - - 25.000 1
TỔNG: 1.412.198 100 2.761.789 100 2.861.123 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Phương Đông)
Qua bảng 15 ta nhận thấy năm 2007 công ty đã xuất sang 10 thị trường trong đó thị trường Đức đạt giá trị về số lượng nhập khẩu thuỷ sản là 738.030 kg chiếm tỷ trọng cao nhất là 52% trong tổng số lượng xuất khẩu của toàn thị trường. Năm 2008 số lượng thị trường của công ty tiếp tục tăng lên tất cả là 15 nước, số lượng nhập khẩu cũng tăng lên. Nhưng tỷ lệ phần trăm trên tổng số lượng nhập của một số thị trường mới là rất thấp khoảng một đến hai phần trăm, nhưng hứa hẹn sẽ tăng số lượng xuất khẩu nếu công ty vẫn duy trì được uy tín
Sản phẩm
như hiện nay. Thị trường Đức vẫn tiếp tục tăng về số lượng nhập khẩu chiếm tỷ trọng 66% tổng số lượng nhập khẩu của cả thị trường. Sang năm 2009 công ty phát triển được 3 thị trường mới là Ireland, Bồ Đào Nha và Nga nhưng lại mất đi 4 thị trường là Ba Lan, Cộng Hòa Síp, Ý và Thổ Nhĩ Kì nên tổng số thị trường còn lại 14 nước, trong đó Đức vẫn là nước đứng đầu với tỷ trọng là 57% kế đến là Litva và Tây Ban Nha. Litva và Nga vốn là 2 thị trường cũ của công ty nhưng từ năm 2007 hai thị trường này ngày càng tăng kiểm tra về chất lượng thực phẩm và đòi hỏi các chứng nhận ngày càng phức tạp, do đó khách hàng Nga và Litva hạn chế nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Do đó công ty cũng bị ảnh hưởng và số lượng nhập vào thị trường đã giảm hẳn trong hai năm qua, năm 2009 công ty đã xuất khẩu lại hai thị trường này và kết quả cho thấy cũng rất đáng mừng.
Trong các năm gần đây dịch cúm gia cầm lại bùng phát làm cho người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm từ thuỷ sản để thay thế, vì vậy lượng cầu là rất lớn nên số lượng thủy sản xuất khẩu được dự đoán sẽ tăng mạnh trong những năm tới.
Cơ cấu của sản phẩm xuất khẩu cũng ảnh hưởng rất lớn đối với số lượng sản phẩm. Để phân tích thêm về số lượng sản phẩm ta sẽ xét thêm về số lượng của từng mặt hàng xuất khẩu sang Châu Âu.
Bảng 16: Số lượng sản phẩm theo từng mặt hàng xuất vào thị trường Châu Âu của công ty Phương Đông trong ba năm 2007 – 2009
Đơn vị tính :kg 2008/2007 2009/2008 Năm
2007 2008 2009
Số lượng (%) Số lượng (%) Chả cá 38.000 57.000 405.000 19.000 50 348.000 610 Cá tra 1.374.198 2.704.789 2.456.123 1.330.591 97 (248.666) (9) Tổng 1.412.198 2.761.789 2.861.123 1.349.591 96 99.334 4
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản Phương Đông trong ba năm 2007 đến năm 2009)
Từ số liệu bảng 16, nhìn chung mặt hàng cá tra đông lạnh là mặt hàng có số lượng khách hàng Châu Âu nhập khẩu nhiều nhất. Đây là loại thuỷ sản có nguồn gốc từ Châu Á do đó người dân Châu Âu ít biết đến và loại cá này chỉ mới được xuất khẩu gần đây nên đây là một món ăn lạ nên rất được nhiều nguời tiêu
dùng sử dụng thử. Năm 2007 số lượng xuất khẩu của sản phẩm này đạt giá trị là 1.374.198 kg chiếm 97% trong tổng doanh thu. Năm 2008 số lượng xuất khẩu của mặt hàng này tăng mạnh và đạt giá trị rất cao là 2.704.789 kg, tăng 97% so với cả năm 2007. Nguyên nhân là những chứng minh khoa học cho thấy cá tra có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể và đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. Người Châu Âu cũng cho rằng ăn loại cá này sẽ không gây bệnh béo phì, do đó nhu cầu tiêu dùng tăng lên đáng kể và số lượng xuất khẩu của công ty tăng lên. Ta thấy mặt hàng cá tra đông lạnh được người dân Châu Âu ưa thích bởi vì sản phẩm này được sản xuất với nhiều chủng loại và dễ sử dụng rất phù hợp với cuộc sống công nghiệp hoá của người Châu Âu, sang năm 2009 số lượng sản phẩm cá tra xuất sang thị trường này có giảm nhưng không đáng kể chứng tỏ mặc dù trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng mặt hàng này vẫn được ưa chuộng ở thị trường Châu Âu. Đối với sản phẩm chả cá đông lạnh thì số lượng xuất khẩu không cao như của sản phẩm cá tra đông, tuy nhiên số lượng này có xu hướng tăng trong các năm tới. Trong năm 2007 số lượng chả cá xuất sang thị trường này chỉ đạt 38.000 kg chiếm 3% trong tổng sản lượng. Đến năm 2008 thì số lượng tăng lên là 57.000 kg tức là tăng 50% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho số lượng xuất khẩu của sản phẩm này không cao bởi vì đây là một sản phẩm được các công ty thủy sản Việt Nam sản xuất từ rất lâu do đó công ty còn non trẻ nên có nhiều đối thủ cạnh tranh nên số lượng bán ra ban đầu chưa nhiều. Nhưng trong quá trình hoạt động thì uy tín của công ty ngày càng tăng làm cho số lượng khách hàng cũng như số lượng sản phẩm công ty xuất khẩu ngày càng tăng. Bằng chứng là trong năm 2009 số lượng chả cá xuất sang thị trường Châu Âu đã đạt con số 405.000 kg tăng 610% so với năm 2007 đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy số lượng xuất khẩu sản phẩm này sẽ tăng mạnh trong những năm tới.
4.1.2.2. Thị trường Châu Á
Như ta đã biết người dân Châu Á có thói quen sử dụng cá làm thức ăn nhiều hơn là sử dụng các loại thịt. Do đó, đối với sản phẩm thuỷ sản thì thị trường Châu Á là thị trường có nhu cầu rất cao. Đối với công ty Phương Đông thì số lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này cũng tương đối cao.
Dưới đây là bảng số lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này của công ty.
Bảng 17: Số lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Châu Á trong ba năm 2007-2009
Đơn vị tính:kg 2008/2007 2009/2008
Năm 2007 2008 2009
Số lượng % Số lượng % Châu Á 3.272.702 3.215.734 2.109.459 (56.968) (2) (1.106.275) (34) Tổng 5.501.619 8.110.046 5.750.075 2.608.427 47 (2.359.971) (29)
(Nguồn: Bảng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty Phương Đông từ 2007-2009)
Qua bảng 17 có thể thấy rằng số lượng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường này là tương đối cao. Trong năm 2007 số lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 3.272.702 kg chiếm 59% trong tổng số lượng xuất khẩu năm 2007. Sang năm 2008 thì số lượng giảm nhẹ xuống còn 3.215.734 kg tức là giảm 56.968 kg với số tương đối là 2% so với năm 2007. Nhưng vào năm 2009 thì doanh thu lại giảm mạnh, do đó số lượng xuất khẩu của công ty chỉ đạt 2.109.459 kg giảm 1.106.275 kg tương đương giảm 34% so với năm 2008. Nguyên nhân làm cho số lượng xuất khẩu của năm 2008, 2009 giảm là do khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào cuối năm 2008 và kéo dài hết năm 2009 làm cho đời sống của người dân không còn cao như trước, do đó làm cho nhu cầu về sản phẩm giảm mạnh. Ngoài ra do nền kinh tế thế giới không còn phát triển mạnh mẽ như trước, vì vậy các tập đoàn chế biến thực phẩm cũng không thể hoạt động như trước đó làm cho số lượng các loại thủy sản chế biến cũng không còn được mua nhiều như các năm trước đó.
Để đi sâu thêm phân tích về số lượng xuất khẩu của công ty vào thị trường Châu Á, tiếp theo sẽ phân tích về số lượng nhập khẩu của từng thị trường quốc gia ở Châu Á. Sự tăng hay giảm của một thị trường cũng là nguyên nhân làm tăng hay giảm tổng sản lượng thủy sản nhập khẩu của cả nhóm thị trường. Sau đây là bảng 18 thống kê số lượng nhập khẩu của từng thị trường quốc gia ở Châu Á trong ba năm 2007-2009.
Thị trường
Bảng 18: Số lượng xuất khẩu sang các quốc gia Châu Á của công ty trong ba năm 2007-2009
Đơn vị tính: Kg
2007 2008 2009
Năm
Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)
Hồng Kông 80.287 2 81.212 3 - -
Israel 10.000 1 144.000 4 106.500 5
Libang 9.500 0 - - - -
Malaysia 417.245 13 563.660 18 124.000 6
Jordan 149.500 5 439.670 14 - -
Philipines 49.200 1 211.668 7 85.000 4
Singapore 961.450 29 755.724 24 771.965 37
Thái Lan 20.400 1 96.090 3 41.000 2
Hàn Quốc 361.000 11 247.750 8 452.450 21
Trung Quốc 102.980 3 24.000 1 303.000 14
Nhật 1.111.140 34 507.450 16 76.548 4
Đài Loan - - 144.510 4 86.996 4
Ả Rập Xê Út - - - - 24.000 1
Indonesia - - - - 38.000 2
TỔNG: 3.272.702 100 3.215.734 100 2.109.459 100 (Nguồn: Bảng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty Phương Đông từ 2007-2009)
Từ số liệu ở bảng 18 có thể kết luận rằng đối với các thị trường Châu Á thì công ty có số lượng xuất khẩu tương đối đều, sự chênh lệch về số lượng giữa các thị trường là không nhiều. Năm 2007 thì số thị trường của công ty là 11 thị trường. Các thị trường mới như Israel, Libang và Philipines có số lượng nhập khẩu không cao nhưng cho thấy bộ phận bán hàng của công ty hoạt động rất có hiệu quả nên đã tìm được các thị trường mới, đây là một dấu hiệu rất tốt cho sự phát triển lớn mạnh của công ty. Thị trường Nhật Bản và Singapore có số lượng nhập khẩu đứng đầu trong năm 2007 chiếm tỷ trọng lần lượt 34% và 29%. Đây là hai quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh ở Châu Á, do đó họ chi tiêu cho thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ như thuỷ sản là rất cao. Trong các năm gần đây, Châu Á thường hay xảy ra dịch cúm gia cầm, do đó mặt hàng thủy sản sẽ là nguồn thực phẩm thay thế quan trọng. Thị trường Châu Á sẽ ngày càng tăng nhập khẩu mặt hàng này từ phía Việt Nam. Sang năm 2008 công ty lại
có thêm thị trường mới là Đài Loan, thị trường này mới nhưng lại có tỷ trọng cũng tương đối cao là 4% với số lượng là 144.510 kg. Bên cạnh đó một số thị trường khác cũng có số lượng nhập khẩu tăng như Jordan, Malaysia… Cho thấy uy tín của công ty ngày càng tăng trên mọi mặt nên làm cho lượng cầu về sản phẩm của công ty tăng lên. Tuy nhiên các thị trường khác lại có xu hướng giảm số lượng nhập khẩu thuỷ sản như Nhật Bản, Hàn Quốc… Nguyên nhân là do các nước này có nền kinh tế toàn cầu nên khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới thì các nước này sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế hơn các nước khác, làm mức sống của người dân giảm và nhu cầu về tiêu dùng và chế biến giảm rất nhiều.
Tuy nhiên thị trường sẽ ngày càng khó tính do mức sống của người dân Châu Á ngày càng tăng, vì vậy công ty cũng nên đầu tư nhiều thêm vào thị trường này.
Năm 2009 hầu hết các thị trường đều giảm số lượng nhập khẩu ngoại trừ Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc có số lượng nhập khẩu tăng nhẹ và ba thị trường này cũng trở thành những nước có số lượng nhập khẩu đứng đầu thị trường Châu Á trong năm 2009.
Ngoài ra cơ cấu sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến số lượng nhập khẩu của khách hàng, phần tiếp theo là phân tích về số lượng xuất khẩu của công ty vào thị trường Châu Á theo các mặt hàng.
Bảng 19: Số lượng xuất khẩu của công ty vào thị trường Châu Á theo từng mặt hàng trong ba năm 2007-2009
Đơn vị tính: kg 2008/2007 2009/2008 Sản phẩm 2007 2008 2009
Số lượng (%) Số lượng (%) Chả cá 2.795.920 1.912.130 1.669.988 (883.790) (32) (242.142) (13) Cá tra 476.782 1.303.604 439.471 826.822 173 (864.133) (66) Tổng 3.272.702 3.215.734 2.109.495 (56.968) (2) (1.106.275) (34)
(Nguồn: Bảng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty Phương Đông từ 2007-2009)
Qua bảng 19 cho thấy đối với thị trường Châu Á thì sản phẩm chả cá đông lạnh được khách hàng ưa chuộng hơn mặt hàng cá tra đông lạnh. Sản phẩm Surimi có nguồn gốc từ Nhật bản nên người dân nước này tiêu thụ rất nhiều sản phẩm surimi trung bình là 6,8kg/người/năm. Trong năm 2007 thì số lượng xuất khẩu của công ty đối với mặt hàng chả cá đông đông lạnh là 2.795.920 kg chiếm 85% trong tổng số lượng sản phẩm xuất khẩu của thị trường này. Sang năm 2008